Ông Lê Văn Hải – Chủ tịch UBND xã Xuân Thành (Yên Thành) cho biết, chính quyền địa phương vừa tìm lại được 3 đạo sắc phong cổ, từng được các triều đại phong kiến phong cho các vị Thiên thần và Nhân thần có công bảo quốc, hộ dân được thờ phụng tại Đền Gám.
3 đạo sắc này có chiều rộng 0,5m; dài 1,2 mét, tất cả đều in bằng chữ Hán, ghi rõ công trạng vinh danh và giao cho nhân dân làng Xuân Nguyên xưa (xã Xuân Thành ngày nay) có trách nhiệm lập đền thờ phụng và bảo vệ.
Đền – Chùa Gám xã Xuân Thành, huyện Yên Thành là cụm di tích duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An cùng nằm trong một khuôn viên, năm 2007 được công nhận di tích VHLS cấp tỉnh.
Đền Gám là ngôi đền cổ linh thiêng thờ phụng các thiên thần, nhân thần như: Cao Sơn – Cao Các, Thành Hoàng Lý Thiên Cương, Tứ vị Thánh Nương, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, Đức thánh Trần Hưng Đạo, Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn... đã “hộ quốc, tý dân”, đem lại mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an cho nhân dân.
Hàng năm vào dịp Rằm tháng 2 âm lịch, nhân dân địa phương náo nức tổ chức lễ hội truyền thống Đền – Chùa Gám, đây là hoạt động mang đậm bản sắc về văn hóa tín tâm linh, tín ngưỡng.
Ba đạo sắc cổ vừa tìm thấy, được đưa về lưu giữ tại Đền Gám xã Xuân Thành.
Theo người dân địa phương, 3 đạo sắc phong này có từ xa xưa trong ngôi đền cổ, nhưng do chiến tranh, giặc giã đã bị thất lạc cách nay trên 70 năm. Sau nhiều năm dày công tìm kiếm, qua các nguồn thông tin, chính quyền địa phương xã Xuân Thành đã tìm thấy tại một nhà dân ở huyện Hưng Nguyên đã cất giữ suốt 30 năm qua.3 đạo sắc này có chiều rộng 0,5m; dài 1,2 mét, tất cả đều in bằng chữ Hán, ghi rõ công trạng vinh danh và giao cho nhân dân làng Xuân Nguyên xưa (xã Xuân Thành ngày nay) có trách nhiệm lập đền thờ phụng và bảo vệ.
Sư thầy Thích Tuệ Minh – Phó trị trì chùa Gám đang dịch lại nội dung các sắc phong cổ.
Việc tìm thấy 3 đạo sắc phong cổ là cơ sở pháp lý cho ý nghĩa lịch sử của ngôi đền, là nguồn sử liệu quý, một di sản văn hóa của xã Xuân Thành nói chung, huyện Yên Thành nói riêng.Đền – Chùa Gám xã Xuân Thành, huyện Yên Thành là cụm di tích duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An cùng nằm trong một khuôn viên, năm 2007 được công nhận di tích VHLS cấp tỉnh.
Đền Gám là ngôi đền cổ linh thiêng thờ phụng các thiên thần, nhân thần như: Cao Sơn – Cao Các, Thành Hoàng Lý Thiên Cương, Tứ vị Thánh Nương, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, Đức thánh Trần Hưng Đạo, Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn... đã “hộ quốc, tý dân”, đem lại mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an cho nhân dân.
Hàng năm vào dịp Rằm tháng 2 âm lịch, nhân dân địa phương náo nức tổ chức lễ hội truyền thống Đền – Chùa Gám, đây là hoạt động mang đậm bản sắc về văn hóa tín tâm linh, tín ngưỡng.
Theo Báo Nghệ An