Ông Hoàng Văn Dự (58 tuổi, ngụ tại xóm 16, xã Diễn Yên, H.Diễn Châu, Nghệ An) đã tự nguyện nhường ngôi nhà 2 tầng bên QL1A của gia đình làm điểm sơ cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
Ông Hoàng Văn Dự dành ngôi nhà của gia đình làm điểm sơ cứu nạn nhân TNGTẢNH THƠ NGUYỄNVừa nhanh tay chuẩn bị ấm nước chè xanh cho những người trong đội sơ cứu tai nạn giao thông (TNGT) chốt trực, ông Dự cho biết, hơn 1 năm qua, 20 thành viên hoạt động tại điểm sơ cứu nạn nhân TNGT đã thay phiên trực 24/24 giờ tại ngôi nhà của gia đình ông để sẵn sàng cứu giúp những người gặp nạn. Ngoài 2 người túc trực tại điểm chốt, các thành viên khác cũng luôn sẵn sàng tiếp ứng khi được báo tin về vụ tai nạn xảy ra gần nơi mình làm việc.
Ông Dự cho biết, trong thời gian làm nghề lái taxi, ông và các đồng nghiệp từng chứng kiến nhiều nạn nhân TNGT tử vong do không được sơ cứu kịp thời. Vì vậy, những người làm nghề xe ôm, chạy xe taxi như ông đã bàn nhau thành lập điểm sơ cứu TNGT tại H.Diễn Châu. Ông Dự tự nguyện dành ngôi nhà 2 tầng mặt tiền QL1A của gia đình làm điểm chốt trực cho các thành viên.
Theo ông Dự, ban đầu, quyết định này không chỉ khiến người dân địa phương lời ra tiếng vào mà ngay cả vợ con ông cũng không đồng tình. “Nhiều người cho rằng tôi bị khùng, bởi nhà mặt tiền không kinh doanh thì cũng có thể cho thuê thu tiền hàng tháng, ai lại đi làm cái việc rước người bị thương, thậm chí là người chết, về nhà. Vợ con tôi đã chuyển ra Hà Nội làm việc, khi biết quyết định của tôi đã nhất quyết không đồng ý. Phải mất gần 1 tháng thuyết phục, mong muốn của tôi mới có thể thành hiện thực”, ông Dự nói.
Nhận được sự đồng thuận của vợ con, ông Dự sơn sửa lại ngôi nhà khang trang, sạch sẽ, bỏ tiền túi mua thêm giường và bàn ghế phục vụ hoạt động của điểm sơ cứu. Tầng 1 của ngôi nhà được kê thêm giường, tủ kính đựng tư trang và thuốc men, thiết bị y tế và tầng 2 dùng làm nơi ăn nghỉ cho các thành viên trực qua đêm.
Cứu sống nhiều nạn nhân
Ông Lê Đức Sơn, Đội trưởng điểm sơ cứu tại H.Diễn Châu cho biết, các thành viên là những người chạy xe ôm, lái taxi, bán hàng rong... luôn cố gắng hoạt động đều đặn, thay phiên trực hàng ngày với mong muốn giúp người bị nạn có cơ hội được cứu sống, giảm thương tích.
Khi tai nạn xảy ra, những người trực chốt sẽ báo tin tới các thành viên khác để nhanh chóng cùng có mặt tại hiện trường, rồi mỗi người lo mỗi việc, người bảo vệ hiện trường và tài sản của người gặp nạn, người sơ cứu nạn nhân, người chuẩn bị xe cấp cứu, người gọi điện thông tin vụ việc tới lực lượng CSGT…
“Từ ngày ông Dự cho mượn ngôi nhà 2 tầng làm điểm trực chốt và sơ cứu nạn nhân, hoạt động của đội được thuận tiện và dễ dàng hơn”, ông Sơn nói.
Bà Phan Thị Nguyên, Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ H.Diễn Châu, cho biết điểm sơ cứu tại H.Diễn Châu là điểm sơ cứu đầu tiên tại Nghệ An được Sở Y tế tỉnh này công nhận và cấp phép hoạt động từ ngày 17.5 vừa qua. Sau khi được công nhận, các thành viên hoạt động tại điểm sơ cứu này đều được tập huấn sơ cứu. Điểm sơ cấp cứu cũng được trang bị các thiết bị y tế từ dự án Koica do Hàn Quốc tài trợ.
“Thời gian qua, không ít nạn nhân bị TNGT đã được cứu sống do được các thành viên trong đội sơ cứu và đưa vào bệnh viện kịp thời”, bà Nguyên nói.
Ông Hoàng Văn Dự dành ngôi nhà của gia đình làm điểm sơ cứu nạn nhân TNGTẢNH THƠ NGUYỄN
Ông Dự cho biết, trong thời gian làm nghề lái taxi, ông và các đồng nghiệp từng chứng kiến nhiều nạn nhân TNGT tử vong do không được sơ cứu kịp thời. Vì vậy, những người làm nghề xe ôm, chạy xe taxi như ông đã bàn nhau thành lập điểm sơ cứu TNGT tại H.Diễn Châu. Ông Dự tự nguyện dành ngôi nhà 2 tầng mặt tiền QL1A của gia đình làm điểm chốt trực cho các thành viên.
Theo ông Dự, ban đầu, quyết định này không chỉ khiến người dân địa phương lời ra tiếng vào mà ngay cả vợ con ông cũng không đồng tình. “Nhiều người cho rằng tôi bị khùng, bởi nhà mặt tiền không kinh doanh thì cũng có thể cho thuê thu tiền hàng tháng, ai lại đi làm cái việc rước người bị thương, thậm chí là người chết, về nhà. Vợ con tôi đã chuyển ra Hà Nội làm việc, khi biết quyết định của tôi đã nhất quyết không đồng ý. Phải mất gần 1 tháng thuyết phục, mong muốn của tôi mới có thể thành hiện thực”, ông Dự nói.
Nhận được sự đồng thuận của vợ con, ông Dự sơn sửa lại ngôi nhà khang trang, sạch sẽ, bỏ tiền túi mua thêm giường và bàn ghế phục vụ hoạt động của điểm sơ cứu. Tầng 1 của ngôi nhà được kê thêm giường, tủ kính đựng tư trang và thuốc men, thiết bị y tế và tầng 2 dùng làm nơi ăn nghỉ cho các thành viên trực qua đêm.
Cứu sống nhiều nạn nhân
Ông Lê Đức Sơn, Đội trưởng điểm sơ cứu tại H.Diễn Châu cho biết, các thành viên là những người chạy xe ôm, lái taxi, bán hàng rong... luôn cố gắng hoạt động đều đặn, thay phiên trực hàng ngày với mong muốn giúp người bị nạn có cơ hội được cứu sống, giảm thương tích.
Khi tai nạn xảy ra, những người trực chốt sẽ báo tin tới các thành viên khác để nhanh chóng cùng có mặt tại hiện trường, rồi mỗi người lo mỗi việc, người bảo vệ hiện trường và tài sản của người gặp nạn, người sơ cứu nạn nhân, người chuẩn bị xe cấp cứu, người gọi điện thông tin vụ việc tới lực lượng CSGT…
“Từ ngày ông Dự cho mượn ngôi nhà 2 tầng làm điểm trực chốt và sơ cứu nạn nhân, hoạt động của đội được thuận tiện và dễ dàng hơn”, ông Sơn nói.
Bà Phan Thị Nguyên, Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ H.Diễn Châu, cho biết điểm sơ cứu tại H.Diễn Châu là điểm sơ cứu đầu tiên tại Nghệ An được Sở Y tế tỉnh này công nhận và cấp phép hoạt động từ ngày 17.5 vừa qua. Sau khi được công nhận, các thành viên hoạt động tại điểm sơ cứu này đều được tập huấn sơ cứu. Điểm sơ cấp cứu cũng được trang bị các thiết bị y tế từ dự án Koica do Hàn Quốc tài trợ.
“Thời gian qua, không ít nạn nhân bị TNGT đã được cứu sống do được các thành viên trong đội sơ cứu và đưa vào bệnh viện kịp thời”, bà Nguyên nói.
Theo Công Cường, Thơ Nguyễn (Thanh Niên)