Bị bệnh táo bón, anh N. đã đi hái lá lộc mại về, nấu nước uống. Tuy nhiên, hai ngày sau anh N. đã phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp do bị nhiêm độc, nguy hại đến tính mạng…
Ngày 2/5, khoa Hồi sức Tích cực chống độc BVHNĐK Nghệ An xác nhận, vừa qua khoa đã tiếp nhận điều trị bệnh nhân La Thanh N. (37 tuổi, trú huyện Con Cuông) bị ngộ độc lá lộc mại.
Tại bệnh viện, anh N. cho biết: Anh có tiền sử bệnh táo bón tái phát nhiều lần. Theo kinh nghiệm truyền miệng dân gian, anh đã từng hái lá cây lộc mại về nấu canh ăn để chữa bệnh. Nhận thấy cách trị bệnh này hiệu quả, ngày 21/4 vừa qua, anh N. tiếp tục hái lá lộc mại, sắc trong ấm lớn để lấy nước uống.
Cây lộc mại.Tuy nhiên, 2 ngày sau, anh N. có biểu hiện vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, sốt g2 ngày, đi kèm triệu chứng chóng mặt, chán ăn. Và Gia đình đưa anh đi cấp cứu tại bệnh viện huyện và nhanh chóng được chuyển tuyến lên bệnh viện HNĐK Nghệ An. Khi vào viện, anh N. đã bị nhiễm độc gây tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng.
Nhờ được cấp cứu kịp thời nên sau 2 ngày nhập viện anh N. đã qua cơn nguy kịch và đang được các bác sỹ theo dõi, điều trị tích cực.
Theo khuyến cáo của các bác sỹ khoa Hồi sức tích cực chống độc BVHNĐK Nghệ An, thì lá lộc mại là loại lá rất độc và có thể gây tử vong rất nhanh nếu như ăn và uống với số lượng lớn. Từ đầu năm đến nay, khoa Hồi sức Tích cực chống độc của Bệnh viện đã tiếp nhận 3 ca ngộ độc lá lộc mại.
Đa phần các bệnh nhân khi vào viện đều rơi vào tình trạng nguy kịch do bị tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng. Nhiều trường hợp đến muộn, bị tan máu quá nhiều không kịp truyền máu đã dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ cho biết, dù đã được cảnh báo nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông nhưng nhiều người dân do thiếu hiểu biết vẫn vào rứng hái lá lộc mại và một số lá cây rừng, dùng để chữa bệnh và làm món ăn hàng ngày, gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc.
Ngày 2/5, khoa Hồi sức Tích cực chống độc BVHNĐK Nghệ An xác nhận, vừa qua khoa đã tiếp nhận điều trị bệnh nhân La Thanh N. (37 tuổi, trú huyện Con Cuông) bị ngộ độc lá lộc mại.
Tại bệnh viện, anh N. cho biết: Anh có tiền sử bệnh táo bón tái phát nhiều lần. Theo kinh nghiệm truyền miệng dân gian, anh đã từng hái lá cây lộc mại về nấu canh ăn để chữa bệnh. Nhận thấy cách trị bệnh này hiệu quả, ngày 21/4 vừa qua, anh N. tiếp tục hái lá lộc mại, sắc trong ấm lớn để lấy nước uống.
Cây lộc mại.
Nhờ được cấp cứu kịp thời nên sau 2 ngày nhập viện anh N. đã qua cơn nguy kịch và đang được các bác sỹ theo dõi, điều trị tích cực.
Theo khuyến cáo của các bác sỹ khoa Hồi sức tích cực chống độc BVHNĐK Nghệ An, thì lá lộc mại là loại lá rất độc và có thể gây tử vong rất nhanh nếu như ăn và uống với số lượng lớn. Từ đầu năm đến nay, khoa Hồi sức Tích cực chống độc của Bệnh viện đã tiếp nhận 3 ca ngộ độc lá lộc mại.
Đa phần các bệnh nhân khi vào viện đều rơi vào tình trạng nguy kịch do bị tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng. Nhiều trường hợp đến muộn, bị tan máu quá nhiều không kịp truyền máu đã dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ cho biết, dù đã được cảnh báo nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông nhưng nhiều người dân do thiếu hiểu biết vẫn vào rứng hái lá lộc mại và một số lá cây rừng, dùng để chữa bệnh và làm món ăn hàng ngày, gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc.
Theo Sức Khoẻ và Đời Sống