Tin vào lời rao thuê đính đá tranh xuất khẩu trên mạng, nhiều sinh viên vay tiền, bỏ công sức làm việc cật lực, rồi dính quả lừa cay đắng, mất cả chì lẫn chài.
Một bức tranh đã được chị PT (TP Vinh) đính đá rất công phu nhưng vẫn bị trả lại, người nhận mất trắng tiền cọc và công. Ảnh: QĐ
Hì hụi cả tháng rồi ăn quả đắng
Vào tháng 6.2017, Nguyễn Thị Tr.M (quê Yên Thành, Nghệ An) - sinh viên một trường ĐH tại TP Vinh (Nghệ An) thấy một lời rao trên Facebook về việc thuê đính đá vào tranh thêu. Theo đó, nếu bên B (sinh viên) nhận làm gia công, bên A (bên thuê) sẽ gửi cho bức tranh, kèm theo bì đá nhỏ, phụ kiện. Việc của bên B là đính đá vào các mẫu tranh. Tiền công đính đá 300 nghìn/bức. Họ nói mục đích thuê làm để “xuất khẩu”.
Hợp đồng giao nhận tranh đính đá được bên A ký sẵn gửi cùng tranh cho bên B, sau khi nhận được tiền cọc (450 nghìn đồng/bức). Ảnh: QĐ Bên B phải cọc cho bên A 400 - 450 nghìn đồng, được nhận tranh và đá. Làm xong, nếu đạt yêu cầu, bên A sẽ thanh toán tiền công và trả lại tiền cọc trong vòng 5 ngày.
Nếu không đạt, sau khi chỉnh sửa 1 lần, A không trả tiền công. Bên B lúc đó mất trắng cả công lẫn tiền cọc.
Thấy có việc làm phù hợp với khả năng, Tr.M quyết định nhận tranh về làm.
Không có tiền, Tr.M vay bạn bè được 4 triệu, rồi gửi ra cho “đối tác”, và được gửi về 10 bức tranh, kèm theo hợp đồng đàng hoàng. Tr.M và nhóm bạn hì hụi đính đá, công việc mất nhiều thời gian, phải làm 3-4 ngày mới xong một bức.
Sau đó, Tr.M gửi tranh cho bên A, được bên đó “chấm” đạt 8 bức, thanh toán đầy đủ. 2 bức không đạt thì Tr.M chấp nhận mất tiền cọc 800 nghìn; tiền công được 2,4 triệu, tính ra còn được 1,6 triệu. Vì vậy, Tr.M quyết định tiếp tục nhận tranh về làm.
Bẫy lừa tinh vi
Lần này, Tr.M nhận luôn 30 bức. Sau khi nộp cọc (12 triệu) và nhận tranh + đá, Tr.M và nhóm bạn tiếp tục tranh thủ thời gian đính đá.
Vất vả hơn cả tháng mới xong. Tr.M gửi tranh đi và đã rất sốc khi được thông báo chỉ có 3 bức tranh “đạt”.
Tr.M cố gắng liên hệ, nhưng bên A cương quyết không chấp nhận. Xem lại "hợp đồng", Tr.M mới vỡ lẽ là mình đuối lý.
Bỏ ra 12 triệu cùng công sức của nhóm bạn trong cả tháng, sinh viên Tr.M chỉ thu lại được 2,1 triệu, lỗ đến chục triệu đồng.
Không biết xoay vào đâu, Tr.M đành phải thú thật với bố mẹ, xin “viện trợ” để trả nợ.
Tr.M cay đắng: “Lúc này, em mới biết họ đã lừa mình tinh vi như thế nào. Ban đầu, họ chấm tranh đạt tỷ lệ rất cao, để lấy lòng tin. Đến lần 2, họ loại hết vì chả có tiêu chuẩn nào cả, mình không thể kiện được”.
Sau này tìm hiểu, Tr.M mới biết, toàn bộ giá bức tranh và đá khi chưa đính chỉ khoảng 150 nghìn. Trong khi họ bắt đặt cọc 400-450 nghìn. Đến khi họ chấm tranh không đạt, vứt đi, bỏ túi mỗi bức (trừ chi phí gửi) cũng hơn 200 nghìn.
"Bọn em đã mua một bài học, với giá 10 triệu, và cả tháng ròng hì hục, còng lưng, hoa mắt, chai cả tay", Tr.M thốt lên.
Một trường hợp nữa là nữ nhân viên kế toán tên T.P, trú TP Vinh, chưa tìm được việc làm cũng nhanh chóng rơi vào “bẫy” tranh đính đá. Chị TP "dính" rất nặng với 100 bức, coi như mất trắng 40 triệu đồng - khoản tiền quá đối với một người đang thất nghiệp.
“Người tổ chức thuê đính đá vào tranh này là giáo viên mầm non, tên TH. ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Em đã kiện ra nhà trường, nhưng hiệu trưởng trao đổi cũng chỉ nắm tình hình, chứ không giải quyết được. Em sẽ gửi đơn cho công an Phù Cừ xem sao”, TP chua chát.
Theo TP, đối tượng dính bẫy đính đá tranh này, hầu hết là sinh viên nghèo, các “mẹ bỉm sữa” khó khăn, muốn có chút thu nhập từ lao động trong giờ nhàn rỗi.
Cùng với TP là một “mẹ bỉm sữa” cũng ở TP Vinh. Chị này mới đặt cọc một bức. Khi gửi ra bị phê là không đạt, chị đã điện thoại nên được hoàn tiền cọc.
Theo giới chuyên môn, mẫu, nguyên liệu tranh đính đá có nguồn gốc từ Trung Quốc, mẫu mã, chủ đề đa dạng. Việc đính các viên đá nhỏ lên tranh tạo ra màu sắc bắt mắt, lung linh, lộng lẫy. Giá cả mỗi bức tranh dao động từ vài trăm nghìn lên tới vài triệu, đang là một xu hướng chơi tranh khá “hot” vài năm gần đây.
Một bức tranh đã được chị PT (TP Vinh) đính đá rất công phu nhưng vẫn bị trả lại, người nhận mất trắng tiền cọc và công. Ảnh: QĐ
Hì hụi cả tháng rồi ăn quả đắng
Vào tháng 6.2017, Nguyễn Thị Tr.M (quê Yên Thành, Nghệ An) - sinh viên một trường ĐH tại TP Vinh (Nghệ An) thấy một lời rao trên Facebook về việc thuê đính đá vào tranh thêu. Theo đó, nếu bên B (sinh viên) nhận làm gia công, bên A (bên thuê) sẽ gửi cho bức tranh, kèm theo bì đá nhỏ, phụ kiện. Việc của bên B là đính đá vào các mẫu tranh. Tiền công đính đá 300 nghìn/bức. Họ nói mục đích thuê làm để “xuất khẩu”.
Hợp đồng giao nhận tranh đính đá được bên A ký sẵn gửi cùng tranh cho bên B, sau khi nhận được tiền cọc (450 nghìn đồng/bức). Ảnh: QĐ
Nếu không đạt, sau khi chỉnh sửa 1 lần, A không trả tiền công. Bên B lúc đó mất trắng cả công lẫn tiền cọc.
Thấy có việc làm phù hợp với khả năng, Tr.M quyết định nhận tranh về làm.
Không có tiền, Tr.M vay bạn bè được 4 triệu, rồi gửi ra cho “đối tác”, và được gửi về 10 bức tranh, kèm theo hợp đồng đàng hoàng. Tr.M và nhóm bạn hì hụi đính đá, công việc mất nhiều thời gian, phải làm 3-4 ngày mới xong một bức.
Sau đó, Tr.M gửi tranh cho bên A, được bên đó “chấm” đạt 8 bức, thanh toán đầy đủ. 2 bức không đạt thì Tr.M chấp nhận mất tiền cọc 800 nghìn; tiền công được 2,4 triệu, tính ra còn được 1,6 triệu. Vì vậy, Tr.M quyết định tiếp tục nhận tranh về làm.
Bẫy lừa tinh vi
Lần này, Tr.M nhận luôn 30 bức. Sau khi nộp cọc (12 triệu) và nhận tranh + đá, Tr.M và nhóm bạn tiếp tục tranh thủ thời gian đính đá.
Vất vả hơn cả tháng mới xong. Tr.M gửi tranh đi và đã rất sốc khi được thông báo chỉ có 3 bức tranh “đạt”.
Tr.M cố gắng liên hệ, nhưng bên A cương quyết không chấp nhận. Xem lại "hợp đồng", Tr.M mới vỡ lẽ là mình đuối lý.
Bỏ ra 12 triệu cùng công sức của nhóm bạn trong cả tháng, sinh viên Tr.M chỉ thu lại được 2,1 triệu, lỗ đến chục triệu đồng.
Một bức tranh theo bên A là bị lỗi, không đạt. Bên B mất trắng tiền cọc và công. Ảnh: QĐ
Tr.M cay đắng: “Lúc này, em mới biết họ đã lừa mình tinh vi như thế nào. Ban đầu, họ chấm tranh đạt tỷ lệ rất cao, để lấy lòng tin. Đến lần 2, họ loại hết vì chả có tiêu chuẩn nào cả, mình không thể kiện được”.
Sau này tìm hiểu, Tr.M mới biết, toàn bộ giá bức tranh và đá khi chưa đính chỉ khoảng 150 nghìn. Trong khi họ bắt đặt cọc 400-450 nghìn. Đến khi họ chấm tranh không đạt, vứt đi, bỏ túi mỗi bức (trừ chi phí gửi) cũng hơn 200 nghìn.
"Bọn em đã mua một bài học, với giá 10 triệu, và cả tháng ròng hì hục, còng lưng, hoa mắt, chai cả tay", Tr.M thốt lên.
Một trường hợp nữa là nữ nhân viên kế toán tên T.P, trú TP Vinh, chưa tìm được việc làm cũng nhanh chóng rơi vào “bẫy” tranh đính đá. Chị TP "dính" rất nặng với 100 bức, coi như mất trắng 40 triệu đồng - khoản tiền quá đối với một người đang thất nghiệp.
“Người tổ chức thuê đính đá vào tranh này là giáo viên mầm non, tên TH. ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Em đã kiện ra nhà trường, nhưng hiệu trưởng trao đổi cũng chỉ nắm tình hình, chứ không giải quyết được. Em sẽ gửi đơn cho công an Phù Cừ xem sao”, TP chua chát.
Theo TP, đối tượng dính bẫy đính đá tranh này, hầu hết là sinh viên nghèo, các “mẹ bỉm sữa” khó khăn, muốn có chút thu nhập từ lao động trong giờ nhàn rỗi.
Cùng với TP là một “mẹ bỉm sữa” cũng ở TP Vinh. Chị này mới đặt cọc một bức. Khi gửi ra bị phê là không đạt, chị đã điện thoại nên được hoàn tiền cọc.
Theo giới chuyên môn, mẫu, nguyên liệu tranh đính đá có nguồn gốc từ Trung Quốc, mẫu mã, chủ đề đa dạng. Việc đính các viên đá nhỏ lên tranh tạo ra màu sắc bắt mắt, lung linh, lộng lẫy. Giá cả mỗi bức tranh dao động từ vài trăm nghìn lên tới vài triệu, đang là một xu hướng chơi tranh khá “hot” vài năm gần đây.
Theo Quang Đại (Laodong.vn)