• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Sốt xuất huyết - 9 ngộ nhận dẫn đến hậu quả khôn lường

HMO

Administrator
Staff member
Giảm sốt là hết bệnh, truyền dịch bị máu loãng, uống thuốc Aspirin khi bị sốt xuất huyết,... là những nhận thức sai lệch trong điều trị sốt xuất huyết dễ dẫn đến hậu quả khôn lường.

1.Mỗi người chỉ bị sốt xuất huyết 1 lần
Dù là người già, trẻ nhỏ hay thanh niên đều có thể bị mắc sốt xuất huyết. Hiện lưu hành 4 týp virut sốt xuất huyết nên bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại và thậm chí lần sau còn mắc nặng hơn lần trước.

Cụ thể, virut gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu một người đã nhiễm với chủng virut nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virut đó nhưng chưa có khả năng miễn dịch với những chủng viruts còn lại. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong cả đời người.


2.Giảm sốt là hết bệnh
Theo quy luật, thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt. Tuy nhiên, thời gian này không phải là thời gian nguy hiểm nhất và không xuất hiện các biến chứng. Bệnh nhân vẫn có thể điều trị tại nhà.

Sau khi bị muỗi vằn có mang mầm bệnh chích phải thì thời gian ủ bệnh của người bệnh là khoảng 4 -5 ngày.
Từ ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt trở đi) là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước, nhiều người bệnh hay cho rằng bệnh đã bớt nguy hiểm và sắp khỏi nhưng chính giai đoạn này có thể có những biến chứng nặng.

Biến chứng thứ nhất là tình trạng tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu. Bệnh nhân sẽ không cảm nhận được điều này mà nó chỉ thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm. Những trường hợp thoát mạch quá nhiều có thể sẽ dẫn tới dấu hiệu cảnh báo trước sốc như: Mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn. Ở trẻ nhỏ có thể chỉ thấy trẻ li bì hoặc bứt rứt vật vã, tiểu ít, bỏ bú. Những trường hợp này cần phải đến bệnh viện gần nhất ngay để bù dịch, tránh nguy hiểm tính mạng.

Biến chứng thứ 2: Xuất huyết do giảm tiểu cầu. Bệnh nhân có thể có; chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da… Những bệnh nhân này cần đến các cơ sở y tế làm các xét nghiệm đánh giá mức độ giảm tiểu cầu như thế nào để thầy thuốc cân nhắc truyền tiểu cầu nếu cần.

Lưu ý: Chỉ trong những trường hợp bệnh nhân bị sốc, suy tạng, y tế tuyến cơ sở sẽ hồi sức ban đầu và cho chuyển bệnh nhân lên các bệnh viện tuyến Trung ương bằng xe cứu thương.

3. Truyền dịch bị máu loãng
Một số người bị sốt xuất huyết không dám truyền dịch vì sợ máu loãng. Tuy nhiên, đây là nỗi sợ hoàn toàn vô căn cứ.

Bù dịch là một biện pháp cần thiết để điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
ThS. BS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa virus - Ký sinh trùng, BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết: Người bệnh sốt xuất huyết có thể bị mất nước do sốt cao, giảm lượng đưa vào do ăn uống kém, hoặc do thoát dịch vào tổ chức gian bào. Bù dịch ở bệnh nhân sốt xuất huyết nhằm mục đích bồi phụ lại lượng nước bệnh nhân bị thiếu hụt do những nguyên nhân kể trên. Vì vậy, bù dịch là một biện pháp cần thiết để điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

4.Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết sẽ lây bệnh
Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

5.Uống thuốc Aspirin và ibuprofen khi bị sốt xuất huyết
Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của sốt xuất huyết như đau người, đau cơ, khớp, đau đầu, sốt... , đa phần mọi người thường nghĩ đến cúm hay sốt do virus và tự ý mua thuốc giảm đau về dùng, trong đó có 2 loại là aspirin và ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.


Tuyệt đối không uống thuốc Aspirin khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue gây ra tình trạng rối loạn đông máu, khiến cho cơ thể dễ bị chảy máu. Ở thể nhẹ sẽ bị xuất huyết dưới da với các chấm đỏ trên da hoặc vết bầm. Ở thể nặng sẽ gây chảy máu răng, chảy máu cam, nôn (ói) ra máu hoặc tiêu phân đen.

Trong khi đó, thuốc aspirin và ibuprofen cùng có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Aspirin còn có tác dụng phụ là loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, ói ra máu. Do vậy, tuyệt đối không uống hai loại thuốc kể trên khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết.

6. Ăn cơm có nguy cơ thủng ruột

Khi bị sốt xuất huyết cần đảm bảo đủ năng lượng với thành phần dinh dưỡng hợp lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một nỗi lo ngại viển vông khác của người bệnh là sợ ăn cơm khi sốt xuất huyết sẽ gây thủng ruột nên chỉ dám ăn cháo. ThS.BS Lâm cho rằng thông tin này hoàn toàn sai lầm. Bệnh sốt xuất huyết nặng có thể gây chảy máu đường tiêu hóa nhưng không gây ra thủng ruột. Chế độ ăn trong bệnh sốt xuất huyết không phải kiêng khem, cần đảm bảo đủ năng lượng với thành phần dinh dưỡng hợp lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

7. Đánh răng khiến sốt xuất huyết bị nặng hơn

Người bị sốt xuất huyết đánh răng nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh để giảm nguy cơ bị chảy máu chân răng.
Các bác sĩ cũng cho rằng, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không phải kiêng đánh răng một cách tuyệt đối. Bởi đánh răng và chảy máu chân răng sẽ không làm bệnh sốt xuất huyết nặng lên.

Chảy máu chân răng ở bệnh nhân sốt xuất huyết có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc tăng lên khi có các yếu tố kích thích như động tác đánh răng. Vì vậy, bị sốt xuất huyết với số lượng tiểu cầu còn cao thì vẫn có thể đánh răng nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh để giảm nguy cơ bị chảy máu chân răng.

8.Muỗi truyền bệnh chỉ xuất hiện ở những nơi ao tù, nước đọng
Mọi người hay nhầm tưởng chỉ những nơi cống rãnh, mất vệ sinh, ao tù là địa điểm sinh sôi, cư trú của muỗi vằn. Nhưng không phải, muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày ngay trong chính ngôi nhà chúng ta ở như: bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước để trên ban thờ, nước mưa đọng tại những mảnh vỡ trên xóm ngõ hoặc sân thượng...

Vì vậy, cần chú ý thay nước, rửa dọn đồ vật trong nhà, không để nước lưu cữu sẽ là môi trường cho bọ gậy phát triển, sinh nở thành muỗi vằn.


9. Phun thuốc muỗi một lần là hàng tháng sau, muỗi sẽ “sợ” không dám vào nhà
Nhiều người nghĩ rằng gia đình đã từng phun thuốc diệt muỗi là vĩnh viễn muỗi sẽ không xuất hiện trở lại trong thời gian hàng tháng. Điều đó là quan niệm sai lầm. Bởi thuốc phun diệt muỗi là phun không gian ở thể tích cực nhỏ với lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương và diệt được đàn muỗi gây bệnh ở thời điểm đó.

Nếu phun thuốc muỗi dập dịch, cần phải phun tổng thể, đồng loạt ở cả cụm dân cư mới có tác dụng triệt để.
Chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian và bay đi hết, những đàn muỗi khác vẫn tiếp tục bay vào nhà, tấn công và truyền bệnh cho người. Vì vậy, nếu phun thuốc muỗi dập dịch, cần phải phun tổng thể, đồng loạt ở cả cụm dân cư mới có tác dụng triệt để.

Cách phòng tránh sốt xuất huyết
- Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (lăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, theo nguyên tắc: Không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết.

- Không nên để muỗi tiếp xúc với da bằng cách giăng màn khi ngủ, mặc áo ngủ dài tay và đặc biệt không nên đến những chỗ tối.

- Có thể đuổi muỗi bằng cách đốt nhanh muỗi hay xịt muỗi, phun thuốc muỗi dập dịch, cần phải phun tổng thể, đồng loạt ở cả cụm dân cư. Ngoài ra có thể thử dùng kem chống muỗi.

- Nên dọn dẹp những chỗ muỗi thích đậu, nghỉ như dây treo, quần áo, chỗ tối.

- Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em, người có tiền sử dị ứng nặng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chất Diethyltoluamide (DEET) nồng độ từ 10% – 30% có hiệu quả xua đuổi muỗi trong thời gian dài (từ 5 – 8 giờ), an toàn cho sức khỏe.

Theo Hoa Lê (báo Nghệ An)
 

Ads HMO

Ads HMO

Top