Đến trường bằng chiếc chân giả Nguyễn Thế Thức (SN 1996, trú tại xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương) vẫn nỗ lực hết mình để hiện thực hóa ước mơ vào Trường Học viện Tài chính Quốc gia và một bác sĩ tương lai cứu giúp người nghèo.
Bóng dáng cậu thí sinh đi bằng đôi chân giả đến phòng thi tại điểm trường Trung cấp Việt Anh (TP.Vinh) đã làm nhiều người xúc động và cảm kích trước tinh thần vượt khó của cậu.
Nguyễn Thế Thức là nhân vật trong một bài viết trước đây của Báo PLVN trong vụ việc “tắc trách” của phòng khám tư nhân khiến cậu phải cưa bỏ một phần chân của mình. Theo ông Nguyễn Mai Thịnh (SN 1965 - bố của Thức) chia sẻ, vào thời điểm tháng 8/2013, trên đường đi học về Thức bị con trâu tông phải khiến em ngã xuống đất và bất tỉnh. Thức được bạn bè và người nhà đưa đến Bệnh viện tư nhân gần đó cấp cứu và bó bột.
Thức đồng hành cùng chiếc chân giả đồng hành đến phòng thi Tuy nhiên, do sự tắc trách của đội ngũ y bác sỹ tại đây, chân trái của Thức bị sưng tấy, gia đình vội vàng đưa Thức đến Bệnh viện 115 Nghệ An điều trị. Sau đó, Thức nhanh chóng được gia đình đưa ra Bệnh viện Quân đội 108 chưa trị, tại đây Thức phải cắt bỏ 2/3 cẳng chân trái, từ đó Thức làm “bạn” với cây nạng gỗ.
Dù đau đớn và có chút mặc cảm trước cuộc sống và bạn bè thầy cô nhưng Thức vẫn luôn nhận thấy sự quan trọng của việc học tập. Thức nghĩ mất đi đôi chân thì chỉ còn cách học thật giỏi để sau này làm việc gì nhẹ nhàng không phải làm đồng áng. Sau thời gian nghỉ để điều trị bệnh, Thức xin bố mẹ tiếp tục đến trường theo học cho kịp chương trình cùng các bạn. Không để phụ lòng cha mẹ, Thức quyết tâm học tập và phấn đấu để đạt kết quả tốt nhất.
Những ngày mới tập đi bằng chân giả hết sức khó khăn nhưng Thức đã vượt quaTheo bố Thức thì em thuộc “Top 10” học sinh tham gia kỳ thi Học sinh giỏi toàn tỉnh của trường THPT Đô Lương 1. Suốt những năm học cấp 3, em luôn học lớp chọn và là học sinh giỏi của trường. “Thời gian đầu bị cưa đi mất phần đôi chân của mình em buồn và tủi lắm, tự nhiên đang đi hai chân giờ lại phải thêm cái nạng gỗ nữa. Những ngày tập tành đi bằng nạng gỗ nhiều chuyến ngã đau đến phát khóc… nhưng em vẫn cố gắng để đi thành thạo và xin bố mẹ tiếp tục đến lớp học để theo kịp chương trình cùng bạn bè…”. Gia đình không thể đưa Thức đến trường mãi được nên đã gắn cho Thức chiếc chân giả để đến trường bằng xe đạp điện.
Hai bố con Thức trước điểm thi, kết quả môn Toán của Thức làm khá tốtNăm nay, ngoài thi vào trường Học viện Tài chính bằng Khối A thì Thức còn đăng ký dự thi Khối B tại trường Đại học Y Dược Huế. Theo Thức chia sẻ thì ngành Y là nguyện vong lớn nhất của Thức trong đợt thi đại học năm nay. Thức cho biết, “Sau vụ tai nạn, em chịu nhiều thiệt thòi và đau đớn, nhiều đêm động trời, chân em đau buốt, nhiều đêm mẹ em phải thức sáng đêm để bóp chân cho em. Sự vô trách nhiệm của các y bác sĩ ở phòng tư nhân khiến em bị mất một chân, một phần thịt da của mình. Em muốn sau này sẽ làm bác sĩ để giúp những nguời bệnh như em, và những hoàn cảnh khác không phải chịu thiệt thòi như em…”.
Sáng 4/7, kết thúc môn Toán, Thức cho biết mình làm bài thi khá, giải hết các câu hỏi trong đề. Chúc cho Thức vững vàng hơn trên đôi chân giả và vững vàng kiến thức để vượt qua kỳ thi đại học năm nay một cách xuất sắc để sớm thực hiện mơ ước của mình, giúp ích cho đời, cho xã hội…/.
Nguyễn Thế Thức là nhân vật trong một bài viết trước đây của Báo PLVN trong vụ việc “tắc trách” của phòng khám tư nhân khiến cậu phải cưa bỏ một phần chân của mình. Theo ông Nguyễn Mai Thịnh (SN 1965 - bố của Thức) chia sẻ, vào thời điểm tháng 8/2013, trên đường đi học về Thức bị con trâu tông phải khiến em ngã xuống đất và bất tỉnh. Thức được bạn bè và người nhà đưa đến Bệnh viện tư nhân gần đó cấp cứu và bó bột.
Thức đồng hành cùng chiếc chân giả đồng hành đến phòng thi
Dù đau đớn và có chút mặc cảm trước cuộc sống và bạn bè thầy cô nhưng Thức vẫn luôn nhận thấy sự quan trọng của việc học tập. Thức nghĩ mất đi đôi chân thì chỉ còn cách học thật giỏi để sau này làm việc gì nhẹ nhàng không phải làm đồng áng. Sau thời gian nghỉ để điều trị bệnh, Thức xin bố mẹ tiếp tục đến trường theo học cho kịp chương trình cùng các bạn. Không để phụ lòng cha mẹ, Thức quyết tâm học tập và phấn đấu để đạt kết quả tốt nhất.
Những ngày mới tập đi bằng chân giả hết sức khó khăn nhưng Thức đã vượt qua
Hai bố con Thức trước điểm thi, kết quả môn Toán của Thức làm khá tốt
Sáng 4/7, kết thúc môn Toán, Thức cho biết mình làm bài thi khá, giải hết các câu hỏi trong đề. Chúc cho Thức vững vàng hơn trên đôi chân giả và vững vàng kiến thức để vượt qua kỳ thi đại học năm nay một cách xuất sắc để sớm thực hiện mơ ước của mình, giúp ích cho đời, cho xã hội…/.
Theo Báo Pháp Luật.