Không tay, Hà Văn Tài lớn lên bằng tình yêu thương của bà ngoại, thầy cô giáo, bè bạn, người thân và sự nỗ lực của chính mình. Bằng đôi chân của mình, em viết nên những dòng chữ với ước mong cuộc đời sáng tươi.
Chỗ ngồi của Tài tại lớp học được thiết kế đặc biệt để em có thể viết bàiCậu bé không tay chúng tôi nhắc đến là em Hà Văn Tài (SN 2006, trú thôn Kim Đâu 3, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị), học sinh lớp 4B, Trường Tiểu học Lê Văn Tám.
Tài luyện tập để tự sinh hoạt cá nhân như ăn, uống... bằng chân trái của mình.Cuộc đời của Tài từ khi sinh ra đã nhiều thiếu thốn. Năm 2006, Tài ra đời. Sau đó, cha Tài đã bỏ về quê nhà tại Thừa Thiên – Huế. Ba năm sau, mẹ Tài đi tìm cuộc sống mới. Từ đó, Tài lớn lên bằng tình yêu thương, đùm bọc của bà ngoại Hà Thị Bướm.
Đồ chơi Tài thích là xe nhưng không có tiền mua nên em vẽ bánh xe vào chân của mình rồi tưởng tưởng bàn chân là chiếc xe để chơi.Tài mang họ của bà ngoại. Bà Bướm đặt tên cho Tài với mong ước cháu trai của mình có thật nhiều tài năng để vượt qua những khó khăn.
Đến tuổi đi học, Tài được thầy, cô giáo Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Cam An, Cam Lộ) nhận vào, đóng cho bộ bàn ghế đặc biệt cao 35 cm, mặt bàn rộng rồi cầm chân tập viết cho em.
Tài luôn nhận được sự yêu thương, chăm sóc của thầy, cô giáo và bạn bè Trường Tiểu học Lê Văn Tám.
Cô Hoàng Thị Sành, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám là người đầu tiên tập cho Tài viết chữ. “Nhiều lúc đang viết Tài bật ngửa ra đau đớn vì chuột rút. Nói về gian nan của Tài thì không câu chữ nào tả được. Sau khoảng 1 năm tập luyện, chữ của Tài tròn trịa, đẹp hơn rất nhiều” – cô Sành kể.
Miệt mài luyện tập, Tài có thể dùng chân trái (chân trái của Tài khỏe, dài hơn chân phải) để viết chữ.
Tài chăm chú đọc theo cô giáo trong tiết học tiếng Anh.Cô Hoàng Thị Hiên, giáo viên chủ nhiệm lớp 4B cho biết, Tài rất chăm học, hòa nhập tốt với bạn bè và viết chữ đẹp. Đến lớp, Tài được tất cả thầy cô, bạn bè giúp đỡ, động viên, chỉ bày cho em những điều cần thiết. Hầu hết các khoản đóng nộp Tài được miễn. “Nhà trường tạo mọi điều kiện và mong muốn em Tài cố gắng học tập để có tương lai tốt đẹp hơn” – cô Hiên chia sẻ.
Một hôm đi học, Tài bị té ngã, áo quần lấm bẩn nhựa đường không thể giặt sạch. Tài và bà ngoại ngồi tiếc rẻ bộ quần áo.
Nhìn thấy nụ cười vui vẻ của Tài, bao nhiêu gian truân, vất vả của bà Bướm như được xóa tan. Tuy nhiên, bà vẫn âu lo, sợ một ngày không còn khỏe mạnh, không còn trên cõi đời thì ai sẽ chăm sóc Tài.
Bà Bướm hàng ngày lam lũ với nhiều công việc để có thể nuôi đứa cháu đáng thương của mình nên người.
Chỗ ngồi của Tài tại lớp học được thiết kế đặc biệt để em có thể viết bài
Tài luyện tập để tự sinh hoạt cá nhân như ăn, uống... bằng chân trái của mình.
Đồ chơi Tài thích là xe nhưng không có tiền mua nên em vẽ bánh xe vào chân của mình rồi tưởng tưởng bàn chân là chiếc xe để chơi.
Bà Bướm kể, lúc Tài được sinh ra, mẹ của em vẫn còn quá trẻ, không chịu nỗi cú sốc nên ngất lên ngất xuống nhiều lần, rồi cuối cùng bỏ đi. Hai bà cháu từ đó rau cháo qua ngày.
Tài bắn bi bằng chân khá chuẩn, một điều hiếm người có thể làm được.
“Nhiều lúc tôi tưởng chừng cuộc đời thằng Tài vậy là chấm hết. Bởi vì cháu đã không có tay, mà chân thì bên thấp bên cao, bên to, bên nhỏ nữa. Thế mà 1,5 tuổi nó đã biết đi, rồi tập luyện việc tự xúc cơm ăn, uống nước… Nó vừa tập vừa chảy nước mắt vì đau đớn, đôi chân rướm máu. Vậy mà nó nói phải tập cho bằng được ” – bà Bướm tâm sự.Tài bắn bi bằng chân khá chuẩn, một điều hiếm người có thể làm được.
Đến tuổi đi học, Tài được thầy, cô giáo Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Cam An, Cam Lộ) nhận vào, đóng cho bộ bàn ghế đặc biệt cao 35 cm, mặt bàn rộng rồi cầm chân tập viết cho em.
Tài luôn nhận được sự yêu thương, chăm sóc của thầy, cô giáo và bạn bè Trường Tiểu học Lê Văn Tám.
Cô Hoàng Thị Sành, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám là người đầu tiên tập cho Tài viết chữ. “Nhiều lúc đang viết Tài bật ngửa ra đau đớn vì chuột rút. Nói về gian nan của Tài thì không câu chữ nào tả được. Sau khoảng 1 năm tập luyện, chữ của Tài tròn trịa, đẹp hơn rất nhiều” – cô Sành kể.
Miệt mài luyện tập, Tài có thể dùng chân trái (chân trái của Tài khỏe, dài hơn chân phải) để viết chữ.
Tài chăm chú đọc theo cô giáo trong tiết học tiếng Anh.
Nhìn những nét chữ tròn trịa này không ai nghĩ lại được viết ra bằng chân của Tài.
Tài được bạn bè yêu thương, giúp đỡ.
Em Nguyễn Thị Thúy Hiền, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Văn Tám cho hay, Tài rất vui tính, hay cười, chơi được nhiều trò chơi tưởng chừng không thể như bắn bi, tán ảnh. “Các bạn trong trường biết Tài thích đọc truyện tranh nên thường đem truyện cho Tài đọc. Bạn ấy còn hay hát cho chúng em nghe. Chúng em khâm phục bạn Tài, còn thương bạn ấy nữa” – Hiền nói.
Tài được bạn bè yêu thương, giúp đỡ.
Một hôm đi học, Tài bị té ngã, áo quần lấm bẩn nhựa đường không thể giặt sạch. Tài và bà ngoại ngồi tiếc rẻ bộ quần áo.
Nhìn thấy nụ cười vui vẻ của Tài, bao nhiêu gian truân, vất vả của bà Bướm như được xóa tan. Tuy nhiên, bà vẫn âu lo, sợ một ngày không còn khỏe mạnh, không còn trên cõi đời thì ai sẽ chăm sóc Tài.
Bà Bướm hàng ngày lam lũ với nhiều công việc để có thể nuôi đứa cháu đáng thương của mình nên người.
Theo Dân Việt