• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Pháp Luật: Chợ Sò thị trấn Diễn Châu: Ai làm nên máu đổ?

HMO

Administrator
Staff member
Báo nhận được bản kiến nghị khẩn cấp của 5 chi bộ, thư kêu cứu của hội viên Hội NCT, đơn thỉnh cầu của các khối và nhiều đơn thư của người dân thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu về việc Chợ Sò bị tàn phá. Máu của nhiều người dân vô tội đã đổ. Nhưng chính quyền địa phương làm ngơ, gây tình hình bất ổn ở địa bàn… UBND huyện Diễn Châu lừa dân, chợ Sò ở thị trấn Diễn Châu có hàng trăm năm nay, gắn liền với lịch sử phủ Diễn Châu, trở thành một ngôi chợ truyền thống của nhân dân trong vùng. Năm 1996 chợ di chuyển về Ngã ba Diễn Châu với diện tích 16.000m2. Năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt khu đất này cho một Công ty tư nhân xây dựng Khu Trung tâm Thương mại, khách sạn. Theo quy hoạch, khu đất này để lại cho Thị trấn Diễn Châu 2.195,3m2 đất để làm “Chợ Xanh”. Huyện uỷ, UBND huyện Diễn Châu thông báo trước Hội nghị Đảng bộ thị trấn: “Động viên bà con tiểu thương chuyển về Sân vận động thuộc khối 5 họp chợ tạm trong vòng 18 tháng, Trung tâm Thương mại, khách sạn xây dựng xong thì bà con trở lại chợ họp”. Nhưng khi Trung tâm Thương mại, khách sạn xây dựng xong đất bị lấn chiếm chỉ còn 500m2, sai với quy hoạch đã phê duyệt, diện tích không đủ làm chợ. Do đó chợ phải họp tạm ở Sân vận động từ bấy đến nay.


Từ năm 2010 đến nay, thị trấn Diễn Châu nhiều lần xin UBND huyện nâng cấp xây dựng Chợ Sò tại chỗ, hoặc xin xây dựng ở một chỗ khác trên đất thị



Tiểu thương bị đánh đập dã man.

trấn, nhưng huyện kiên quyết không cho. Cuối tháng 10/2013, chợ xã Diễn Thành xây dựng xong chuẩn bị khánh thành, UBND huyện Diễn Châu chủ trương xoá bỏ Chợ Sò. Ngày 27/10/2013, UBND huyện Diễn Châu quyết định đóng cửa Chợ Sò bằng thông báo số 81/TB-UBND chấm dứt hoạt động, cắt điện, đóng cửa chợ, giải tán Ban Quản lí chợ. Cán bộ, đảng viên, nhân dân thị trấn Diễn Châu thấy đây là thông báo vi phạm quy chế dân chủ, chủ quan, vội vàng, duy ý chí, chưa thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Đảng bộ thị trấn họp mở rộng bàn về vấn đề chợ, mời Huyện uỷ, UBND và các ban, ngành nhưng không có cán bộ nào về dự.


Vì đời sống của 600 hộ tiểu thương, cuộc sống của hơn 2.400 người hằng ngày nhờ vào chợ để ổn định kinh tế gia đình, vì quyền lợi của nhiều người dân, bởi Chợ Sò là nơi giao dịch mua bán quen thuộc của dân trên địa bàn nên toàn thể đảng viên và nhân dân các khối trong thị trấn họp đề nghị UBND huyện chưa thực hiện thông báo 81 giải tán Chợ Sò. Để chợ hoạt động đến sau tết Nguyên đán Giáp Ngọ.


Trong khi ý kiến của cán bộ, đảng viên, nhân dân thị trấn Diễn Châu huyện chưa giải quyết, vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 22/11/2013 xã Diễn Thành theo chỉ đạo của huyện huy động 300 người dùng gậy gộc, xà beng, cuốc, xẻng, dao, búa, kìm xông vào phá Chợ Sò, xảy ra xô xát làm 6 người bị thương.


Trước tình hình vô cùng phức tạp, để tránh xảy ra án mạng, ngày 23/11/2013 Đảng bộ thị trấn tổ chức họp mở rộng, mời Huyện uỷ, UBND và các ban, ngành của huyện về đối thoại. Đảng bộ thị trấn đề nghị:
- Để chợ vẫn hoạt động bình thường.
- Không giải tán Ban Quản lí chợ.
- Không cắt điện khu vực chợ.
- Tăng cường công tác an ninh, trật tự tại chợ.


Sau một buổi đối thoại căng thẳng, ông Lê Văn Cầm, Bí thư Huyện uỷ; ông Nguyễn Ngọc Võ, Chủ tịch UBND huyện xin lỗi Đảng bộ về việc làm sai vừa rồi, hứa tạo điều kiện thuận lợi cho dân làm ăn, về chúng tôi bàn bạc suy nghĩ lại. Nhưng phát biểu của cán bộ huyện chỉ để đánh lừa nhân dân thị trấn mà thôi. Sau đó huyện huy động lực lượng mạnh cho phá Chợ Sò.



Chợ Sò bị cưỡng chế san phẳng chỉ còn là một bãi rác.
Nhiều người dân vô tội bị đánh đập dã man
Vào lúc 13 giờ 45 phút ngày 29/11 huyện Diễn Châu huy động lực lượng mạnh gồm hơn 500 người xã Diễn Thành cầm xà beng, cuốc thuổng, Công an huyện mặc sắc phục không mang biển hiệu, huy động 3 xe thùng bắt tội phạm, 3 xe chở đất lấp cổng, một xe xúc gạt đến bao vây Chợ Sò. Các cửa ra vào đều cắm biển cấm quay phim chụp ảnh. Lúc đó ở chợ phần lớn là phụ nữ và bà già. Được lực lượng chức năng của huyện hỗ trợ, lực lượng xã Diễn Thành vào đập phá gây nên cảnh hỗn loạn. UBND thị trấn Diễn Châu huy động lực lượng xuống bảo vệ, bị ngăn cản không cho vào. Bỗng chốc Chợ Sò bị san phẳng. Nhiều tiểu thương bị đánh đập tàn nhẫn, phải đi nằm viện. Bà Đặng Thị Nho, 76 tuổi vợ liệt sĩ đang dọn hàng bị ném đá tới tấp. Hoảng quá bà giơ tay xin lạy họ vẫn không tha. Một hòn đá trúng đầu máu tuôn chảy bà ngất xỉu, phải đi cấp cứu. Bà Thân Thị Thị, 69 tuổi cựu thanh niên xung phong, là thương binh, vợ liệt sĩ bị đẩy ngã sấp, họ dùng gậy đánh liên tiếp vào đầu, vào lưng, ngay trước mặt Công an. Do vết thương quá nặng bà Thị phải đi nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Diễn Châu. Các ông bà Lê Thị Thịnh, Cao Thị Cúc, Nguyễn Thị Trương, Hồ Đức Hành, Phạm Thị Thiết, Lê Thị Thảo, Trịnh Thị Lan và nhiều người khác bị đánh trọng thương. Nhìn cảnh hỗn loạn, chợ bỗng chốc tan hoang, dân vô tội bị đánh oan uổng, nhiều bậc lão thành cách mạng thấy mình bất lực đã bật khóc. Điển hình như cụ: Lê Thị Đức, 70 năm tuổi Đảng; Lê Song Hương, cán bộ tiền khởi nghĩa; Anh hùng LLVT Bùi Thanh Hương. Người dân thị trấn Diễn Châu vô cùng bi quan, hoang mang và bức xúc.


Việc làm của UBND huyện Diễn Châu gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng, làm cho hàng trăm hộ tiểu thương bỗng chốc trở thành tay trắng. Theo thống kê ban đầu, 4 nhà để xe, hàng trăm ki – ốt bị tàn phá, bà con tiểu thương thiệt hại trên 3 tỉ đồng. Hàng nghìn người không có việc làm trong bối cảnh kinh tế đang vô cùng khó khăn, tết Nguyên đán đến cận kề. Dân không có chợ, nay họp trên các vỉa hè ảnh hưởng trật tự và mĩ quan đường phố. Trong khi đó chợ giải phóng xong hơn 17.000m2 đất vàng bỏ hoang. Nguy hại hơn gây nên mâu thuẫn giữa xã Diễn Thành và thị trấn Diễn Châu vô cùng sâu sắc. Cái mất lớn nhất là lòng tin của dân với lãnh đạo, chính quyền huyện này.


Việc UBND huyện Diễn Châu huy động lực lượng đập phá Chợ Sò không tổ chức kiểm kê tài sản, hàng hoá, gây thiệt hại cho dân là vi phạm pháp luật. Cán bộ huyện đứng ra bảo vệ cho lực lượng Diễn Thành phá chợ thị trấn, phá hoại tàn sản của dân là sai. UBND xã Diễn Thành huy động lực lượng phá Chợ Sò thị trấn là vi phạm pháp luật, cần được xử lí. Đề nghị UBND huyện Diễn Châu làm rõ để cho lực lượng xã Diễn Thành phá hoại tài sản, đánh người bị thương trách nhiệm thuộc về ai, cá nhân đó phải bị xử lí nghiêm minh. UBND huyện Diễn Châu nhanh chóng điều tra, bắt những tên côn đồ được bảo kê đánh người dân vô tội bị thương. Đề nghị Công an huyện Diễn Châu trả lời cho dân biết lực lượng đi làm tại Chợ Sò hôm đó tại sao không đeo số hiệu, biển tên; UBND Thị trấn Diễn Châu nhận được thông báo dùng lực lượng tháo dỡ nhà xe, các ki – ốt tập thể, ki-ốt tiểu thương tháo dỡ sau, nhưng ngày 29/11/2013, huyện huy động lực lượng xuống san phẳng tất cả. UBND huyện trả lời cho biết tại sao lại có sự tiền hậu bất nhất trên? Trong bối cảnh hiện nay huyện cần khẩn trương cử đoàn công tác xuống làm việc với Đảng bộ và UBND thị trấn Diễn Châu ổn định tình hình nhân dân, đừng để nơi đây trở thành một điểm nóng.

Theo Người Cao Tuổi.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top