• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Xứ Nghệ Pù Huống nhiều bước chuyển biến mới trong công tác bảo vệ rừng

HMO

Administrator
Staff member
Những năm qua, với sự nỗ lực của mình, Khu BTTN Pù Huống (Xứ Nghệ) đã có những chuyển biến mới trong công tác bảo vệ rừng.


Khu BTTN Pù Huống là một trong 3 khu rừng đặc dụng của khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An có quy mô diện tích lớn và giá trị đa dạng sinh học cao của tỉnh Nghệ An. Với diện tích quản lý là 40.127,7 ha trên địa bàn quản lý của 5 huyện miền núi: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông và Tương Dương, khu BTTN Pù Huống đang được che phủ trên 83,1% diện tích rừng tự nhiên.


Tại đây, qua nhiều đợt điều tra, nghiên cứu các nhà khoa học đã ghi nhận và thống kê có 1.137 loài thực vật và 327 loài động vật có xương sống, trong đó có nhiều loài có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao nẳm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.


Với lực lượng 44 cán bộ công chức, viên chức và người lao động hiện có, trong năm qua, BQL khu BTTN Pù Huống đã nỗ lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao trong đó nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng luôn được đơn vị đặt lên hàng đầu.


Một góc rừng thuộc khu bảo tồn TN Pù Huống.

Xác định được nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nên ngay từ đầu năm lãnh đạo ban quản lý cũng như lãnh đạo hạt kiểm lâm đã xây dựng các kế hoạch, phương án để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng. Cụ thể: Lãnh đạo ban quản lý đã chỉ đạo hạt kiểm lâm khu BTTN Pù Huống cùng các đồng chí kiểm lâm địa bàn thường xuyên tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng đã được triển khai đến tận cộng đồng dân cư thôn, bản, tổ chức cho các hộ gia đình sống xung quanh vùng đệm.


Không những vậy, khu bảo tồn còn ký cam kết về PCCCR, không chặt phá rừng và đốt nương làm rẫy tại 11 xã vùng đệm, 31 bản trọng điểm với hơn 2.500 lượt người tham gia. Công tác tuần tra, kiểm tra rừng trong vùng lõi, cài cắm thông tin, tin báo về các vụ vi phạm vận chuyển lâm sản trái phép cũng được tích cực thực hiện.



Văn phòng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.
Ngoài ra, đơn vị còn tổ chức xử lý triệt để các vụ vi phạm đã phát hiện được trong quá trình tuần tra, kiểm tra; phối hợp chính quyền sở tại tổ chức triển khai đồng bộ công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng.


Cùng với đó, ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống còn vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng thông qua các chương trình bảo vệ rừng và dự án trồng rừng theo Quyết định 147. Việc vận động nhân dân trồng rừng và bảo vệ rừng không chỉ tạo công ăn việc làm cho phần lớn người lao động địa phương phát triển nghề rừng mà còn tạo ra lực lượng cơ động tại chỗ để bảo vệ, chăm sóc rừng tận gốc.


Bên cạnh những thành quả đã đạt được, ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống vẫn đang còn một số khó khăn, tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới đó là: Chất lượng rừng Pù Huống chưa được nâng lên do địa bàn quản lý rộng lớn; đời sống của người dân vùng đệm khu bảo tồn TN Pù Huống còn nghèo, trình độ văn hóa còn thấp, diện tích lúa nước ít, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng nên tình trạng người dân địa phương vào rừng Pù Huống để khai thác gỗ làm nhà theo phong tục tập quán của người dân địa phương, tình trạng săn bắt động vật hoang dã vẫn còn xảy ra làm ảnh hưởng đến giá trị đa dạng sinh học ở khu bảo tồn nói riêng và khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An nói chung.



Tập thể cán bộ Khu BTTN Pù Huống luôn nỗ lực để đạt hiệu quả trong công việc.
Đứng trước tình hình đó, ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã xây dựng được chiến lược, nhiệm vụ và phương hướng hoạt động trong năm 2016 và các năm tiếp theo cần tập trung thực hiện, trong đó, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi xâm hại tài nguyên, cảnh quan, môi trường trong khu bảo tồn…


Con đường phía trước vẫn đang rộng mở với nhiều thuận lợi và những khó khăn thách thức mới, song với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ, hy vọng rằng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống sẽ ngày càng vững mạnh, góp phần vào công cuộc bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, chống biến đổi khí hậu ở trong nước và trên thế giới.

Theo Người Đưa Tin
 

Ads HMO

Ads HMO

Top