• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Nghệ An Những bà mẹ của làng trẻ SOS

AnhXuNghe

Moderator
Staff member
Các bà, các dì ở làng trẻ SOS Nghệ An đã hy sinh tuổi xuân, cống hiến cả cuộc đời của mình để sưởi ấm, xoa dịu nỗi đau cho những mảnh đời côi cút, tật nguyền và khốn khó. Sống ở làng, các mẹ, các dì đã có được hạnh phúc gia đình, hạnh phúc được làm mẹ dù chưa một lần được làm vợ.

Mẹ Thanh tận tình chăm sóc, dạy bảo các con của mình sớm trưởng thành nên người

Mẹ của 30 đứa con

Chúng tôi ghé thăm ngôi nhà số 6 của mẹ Nguyễn Thị Thanh trong làng trẻ SOS Nghệ An khi bà đang chuẩn bị bữa cơm chưa trưa cho các con, trong khi những đứa trẻ đang chăm chú ngồi học bài. Căn nhà tuy nhỏ, đồ đạc được bày trí rất gọn gàng, là tổ ấm của mẹ Thanh và 11 người con. Cô con gái lớn năm nay học lớp 12, cậu út vừa bước vào lớp 3. Tính đến thời điểm hiện tại, mẹ Thanh có 30 người con, trong đó có 3 con trai có vợ, 6 con gái có chồng.

Mẹ Thanh nói, bà quê ở xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ, Nghệ An. 23 năm trước bà đến với làng trẻ SOS này xuất phát từ tình yêu thương con trẻ và sự đồng cảm với số phận của những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

“Những bà mẹ như chúng tôi muốn dành tình yêu của mình để bù đắp lại phần hụt hẫng của những đứa trẻ tội nghiệp. 23 năm qua, tôi vui và cảm thấy được an ủi khi nhìn các con trưởng thành. Dù có gặp nhiều khó kkhăn, nhưng chúng tôi chưa một lần thấy nản lòng, luôn cố gắng vượt qua để nuôi dạy các con khôn lớn”, mẹ Thanh chia sẻ.

Mẹ Thanh kể, không chỉ trẻ nhỏ, các cháu lớn khi mới vào làng và về nhà cùng các mẹ, cũng không chịu “mở lòng”. Những ngày đầu mới về làng trẻ, bản thân mẹ Thanh chưa một lần làm mẹ, các kiến thức chăm sóc nuôi dạy con trẻ chủ yếu là học qua sách báo và tập huấn nên chưa có kinh nghiệm thực tế, mẹ con lại mới gặp nhau lần đầu nên mọi việc đều bỡ ngỡ, khó khăn. Mỗi đứa trẻ tự thu mình một góc, căn nhà không tiếng cười, chỉ có tiếng mẹ nói, gọi các con xuống ăn cơm. Bữa ăn cũng không ai nói với ai câu nào, không khí nặng trĩu bao trùm căn nhà nhỏ.

Mẹ Thanh kiên trì và dành hết tình yêu thương, sự chân thành của mình để chăm sóc trẻ nhỏ, dần dần các con của mẹ cũng đã mở lòng, mẹ con gần gũi, yêu thương nhau, các anh chị em trong gia đình cũng gắn bó, chan hòa và đùm bọc nhau vượt qua gian khó cuộc đời. Trong ngôi nhà của mẹ Thanh luôn đầy ắp tiếng trẻ đọc bài, tiếng cười đùa của con trẻ.


Ngôi nhà nơi mẹ Thanh vẫn ngày đêm âm thầm chăm sóc các con của mình

Niềm vui của các mẹ, các dì

Ở làng trẻ hiện tại có 15 mẹ đang chăm sóc, quán xuyến 15 gia đình, mỗi gia đình trung bình có 10 trẻ em. Ngoài ra, trong làng còn có 5 dì, luôn sẵn sàng trợ giúp các mẹ, khi các mẹ vắng nhà.

Dì Nguyễn Thị Tư (59 tuổi, quê xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, Nghệ An) trước đây là bộ đội hậu cần thuộc Cục hậu cần Quân khu 4 đóng tại xã Mỹ Thành, huyện Yên thành, Nghệ An. Sau khi rời đơn vị, nghe tin tỉnh nhà thành lập làng nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, dì Tư đã tình nguyện đăng ký vào làng chăm sóc con trẻ.

“Có biết bao hoàn cảnh đáng thương, cha mẹ ly thân hoặc mồ côi cha mẹ khiến con trẻ bơ vơ, không nơi nượng tựa, cần một bàn tay yêu thương. Tôi không lấy chồng và tình nguyện dành tình yêu của mình để hàn gắn lại những vết thương của các con trẻ”, dì Tư chia sẻ.

Từ khi về làng đến nay đã 23 mùa xuân trôi qua, nhưng cô gái Tư từ chiến trường bom đạn trở về đời thường vẫn luôn tỉ mẩn, cần mẫn như những con ong thợ, chăm chút cho những đứa con của mình. “Mỗi khi con khóc vì nhớ nhà, hay ốm đau, các mẹ, các dì như tôi luôn ra sức động viên, vỗ về, thức trắng đêm chăm bẵm từng thìa cháo, viên thuốc để các con hết bệnh, khỏe mạnh và vui vẻ trở lại”, dì Tư nói.

Dì Tư nói rằng, phát hiện và nuôi dưỡng cháu Nguyễn Thị Kiều Oanh bị bỏ rơi trước cổng làng khi cháu vừa sinh ra được ít giờ là một kỷ niệm bà không bao giờ quên. “Lúc đó, tôi ra ngoài để gánh nước, bất ngờ nghe tiếng khóc của trẻ sơ sinh và phát hiện cháu Oanh bị bỏ rơi gần cổng vào làng, được quấn trong chiếc chăn chiên rách tơi tả”, dì Tư nhớ lại.

Được sự chăm sóc, dạy bảo của dì Tư và các mẹ trong làng, theo thời gian, bé Oanh lớn dần theo năm tháng. Hiện Oanh đã 23 tuổi, đã lấy chồng, sinh con và có một cuộc sống hạnh phúc.

Những năm qua, nhiều con của các mẹ, các dì đã trưởng thành, đang học tập, công tác hoặc đã có gia đình riêng nhưng đều coi làng trẻ SOS là nhà của mình, các mẹ các dì như là những người đã sinh ra họ lần thứ hai. Năm nào, mỗi dịp lễ tết, ngày nghỉ, trong 11 căn nhà của làng trẻ cũng rộn rã tiếng cười nói của mọi người. Các con trai, gái, dâu, rể đều đưa cháu về thăm mẹ và các “con mới” của mẹ.

“Nhìn các con khôn lớn, có cuộc sống hạnh phúc, các mẹ mừng vui lắm. Đó là động lực để các mẹ tiếp tục cố gắng chăm sóc các trẻ nhỏ bất hạnh, trao lại nụ cười trên môi cho các bé”, dì Tư tâm sự.

Theo TNO
 

Ads HMO

Ads HMO

Top