Mặc dù mực nước trên sông Lam đã xuống mức 5,2m, dưới mức báo động I gần 0,2m nhưng một số khu vực hạ nguồn sông Lam vẫn đang bị chia cắt. Do đã được chuẩn bị từ trước, cuộc sống của người dân vùng rốn lũ Hưng Nguyên không có nhiều biến động so với ngày thường.
Theo thống kê của UBND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), tính đến sáng ngày 18/10, trên địa bàn huyện có 1 người tử vong do đuối nước (anh Nguyễn Văn Ngọc, trú xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên). Mưa lũ đã làm mất trắng 155 ha lúa mùa, 65 ha bí xanh, 650 ha thủy sản, 150 ha ngô, 5 ha cam bị ngập nặng có nguy cơ hư hỏng, 3.500 con gia cầm bị cuốn trôi.
Tại xã Hưng Yên Nam, 200m núi nằm trên đầu 30 hộ dân có nguy cơ sạt lở, gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân. Nhiều công trình giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện vẫn đang còn 9 xóm thuộc 3 xã (Hưng Lam, Hưng Lĩnh, Hưng Nhân) bị cô lập…
3 xóm nằm ngoài đê Tả Lam (xã Hưng Lam, Hưng Nguyên, Nghệ An) đang bị cô lập do nước sông Lam dâng cao.Tại xã Hưng Lam, 3 xóm (xóm 6, xóm 7 và xóm 9) nằm phía ngoài đê Tả Lam bị chia cắt hoàn toàn bởi nước sông Lam dâng cao. Chiếc cầu độc đạo nối 3 xóm với đê Tả Lam bị ngập, nước chảy tràn ào ào qua cầu. Rác rưởi, những cành cây gãy bị cuốn theo dòng nước lũ kẹt lại trên thành cầu. Mức nước trên và dưới cầu chênh nhau khoảng 20cm, cuồn cuộn chảy tạo thành những con xoáy, rác rưởi theo dòng nước lũ, cuộn tròn rồi bị xoáy nước nhấn chìm.
Từ hai hôm nay, học sinh 3 xóm ngoài đê đã phải nghỉ học. Người dân chỉ có thể xắn quần, dò dẫm từng bước qua dòng nước đục ngầu cuồn cuộn chảy để vào trong xã. Mặc dù chính quyền địa phương đã cắm biển “cấm lội” ngay đầu cầu nhưng việc đi lại giữa vùng nước lũ vẫn diễn ra.
Người dân vùng rốn lũ chuẩn bị nhu yếu phẩm trong những ngày bị cô lập.“Học sinh thì được nghỉ học, nhưng người lớn thì vẫn phải đi làm. Rau màu ngập nước, hư hỏng, thức ăn dự trữ hết, phải vào trong này mua. Tội nhất là đàn trâu bò, nước ngập mênh mông, không có cỏ ăn, phải cho vào trong đê để chăn”, ông Dư Văn Tiến (xóm 6, xã Hưng Lam) cho biết. Vượt qua dòng lũ, ông Tiến cùng 1 số bà con trong xóm mang thùng mì tôm cùng các nhu yếu phẩm cần thiết về nhà.
Mạo hiểm vượt qua dòng nước chảy xiết về nhà.Xã Hưng Nhân đến thời điểm sáng ngày 18/10 có 5/9 xóm vẫn đang ngập nước, giao thông bị chia cắt. Mưa dứt, nắng lên, cô con gái vào khu công nghiệp tiếp tục làm việc, bà Nguyễn Thị Bưởi (xóm 9, xã Hưng Nhân) chịu trách nhiệm trông nom mấy đứa cháu từ 8 tháng đến 10 tuổi.
Nhà sát bờ sông, nước ngập lên tận đường liên xóm. Bà Bưởi đưa cháu đến đoạn đường cao để bọn trẻ chơi. Đã quá quen với cảnh lũ về, nước ngập trắng đồng, trắng đường, bà Bưởi cũng chẳng mấy lo lắng. Bọn trẻ con cũng vậy, tung tăng đạp xe trong sân, thỉnh thoảng đạp ra đường, một bên mép nước hồn nhiên đùa giỡn.
Nhìn từ dòng sông vào, xóm 9 như một ốc đảo giữa mênh mông nước. “Ở đây nhà nào cũng có thuyền để di chuyển khi lũ về. Trâu bò, gà lợn được sơ tán lên chỗ cao hoặc cho vào các “nhà nổi” để tránh thiệt hại. Ở đây mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ, mùa này trồng lạc hoặc rau màu nhưng như đánh bạc với trời thôi. Đấy, đây là cánh đồng lạc nhưng giờ năm dưới 7-8m nước rồi”, bà Bưởi chép miệng.
Trẻ con vẫn hồn nhiên chơi đùa bên mép nước mùa lụt.Nước lên, rau màu ngập, người dân Hưng Nhân dong thuyền, nốc ra ngoài bãi (giờ đã thành sông) kiếm con cá, con tôm. Cá theo nước lũ về, không chỉ đủ lo bữa ăn hàng ngày mà còn để bán, cũng mang về một khoản thu nhập không nhỏ cho phần lớn người dân vùng rốn lũ này.
Thời điểm sáng ngày 18/10, 5/9 xóm thuộc xã Hưng Nhân vẫn đang bị chia cắt bởi nước lũ.Ngay cổng chào của xã Hưng Nhân là dãy nhà 2 tầng của ban điều phối phòng chống lụt bão. Khi nước dâng cao, người dân có thể sơ tán vào đây để trú ẩn. Tuy nhiên, đã quen với cảnh sống chung với lũ, mỗi hộ dân ở đây đều làm thêm “chạn” lửng, cách mặt đất 3-4m, ngay sát mái nhà hoặc xây dựng “cồn tự cứu”. Đây vừa là nơi dự trữ lương thực, thực phẩm cho con người, cất giữ rơm rạ cho trâu bò, khi cần thiết còn là nơi trú ẩn an toàn khi nước lũ dâng cao.
Thuyền là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân vùng rốn lũ Hưng Nguyên trong những ngày này.“Nước lũ từ thượng nguồn tiếp tục đổ về kết hợp với triều cường nên tình hình lũ lụt ở Hưng Nhân đang rất khó lường. Nếu xảy ra mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 7 thì nguy cơ lũ lớn xảy ra là rất cao. Chính vì vậy xã đang chủ động các phương án để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân”, ông Phan Đình Hoàn - Chủ tịch UBND xã Hưng Nhân cho biết.
Mặc dù trời đã ngừng mưa nhưng nước lũ rút chậm, hàng chục xã tại các huyện vẫn đang bị ngập trong nước lũ. Nhiều khu vực bị nước lũ chia cắt nên học sinh vẫn chưa thể đến trường.
Chợ Đàng huyện Thanh Chương, Nghệ An vẫn đang bị nước lũ bao vâyTheo báo cáo của Ban Phòng chốt lụt bão tỉnh Nghệ An, trong trận lũ vừa này, toàn tỉnh này đã có 131 xã, phường và 226 trường học của 13 huyện, thành, thị gồm: Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Tân Kỳ, Kỳ Sơn, Đô Lương, Nghĩa Đàn bị ngập. Lũ tại tỉnh Nghệ An đã làm 3 người tử vong là cháu Phạm Ngọc Hoàng (SN 2003, trú xã Nam Kim, Nam Đàn; học sinh lớp 8C, Trường THCS Nam Kim) bị nước cuốn trôi vào ngày 15/10; anh Nguyễn Vĩnh Hà (SN 1987, trú xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành) và anh Nguyễn Văn Ngọc (trú xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên) cũng bị nước lũ cuốn trôi.
Nhiều khu vực dân cư tại Nghệ An vẫn còn ngập sâu trong nước lũĐể kịp thời chống úng ngập, tỉnh Nghệ An đã tiến hành bơm thoát nước cho các vùng như TP.Vinh, Cửa Lò… Mặc dù, hai ngày qua tỉnh Nghệ An không còn mưa nhưng do nước thượng nguồn đổ về vẫn còn nhiều, phía hạ lưu nước tiêu thoát chậm nên đến hiện tại vẫn đang còn 35 xã ngập sâu vẫn đang bị nước lũ bao vây. Nhiều xóm bị nước lũ chia cắt nên học sinh vẫn chưa thể đến trường.
Có mặt tại vùng lũ huyện Hưng Nguyên, PV Báo Xây dựng ghi nhận 9 xóm của các xã Hưng Lam, Hưng Lĩnh và Hưng Nhân vẫn đang bị cô lập. Tại huyện Yên Thành, Thanh Chương, Nam Đàn nhiều vùng dân cư cũng đang bị ngập sâu trong nước. Như tại khu vực tại xã Long Thành, huyện Yên Thành nhiều nhà dân nước vân còn ngập đến 1/3 nhà. Để di chuyển trong tình cảnh nước lũ cô lập người dân phải dùng các thuyền nan nhỏ.
Nhiều nhà dân tại xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An nước vẫn còn ngập đến 1/3 nhà.Hầu hết các vùng ngập đều là vùng trũng, hàng năm đều bị ngập nên người dân cũng đã chủ động vận chuyển tài sản, lương thực lên các chạn đồ phía trên cao. Tuy nhiên, do tình trạng nước ngập kéo dài nên nhiều khu vực dân cư đang thiếu thốn nước sạch để sinh hoạt. Bên cạnh đó, nhiều rác thải, xác gia súc, gia cầm chết từ các nơi đổ về dễ sinh ra bệnh tật nên người dân hết sức lo lắng.
Người dân các vùng ngập sâu di chuyển bằng thuyền nan nhỏ để lấy nước sạch về dùngAnh Phạm Trọng Văn (trú tại xóm Phú Thọ, xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) vừa chèo chiếc thuyền nan chở nước ngọt về vừa nói: “Nhà tôi đến giờ vẫn bị ngập đến 1/3 nhà, nước lũ rút chậm quá mà nghe tin bão đang vào nên tôi cũng lo lắm. Nguy nan nhất giờ vẫn là nước sạch, các bể chứa và giếng khơi thì bị ngập hết trong nước lũ nên giờ phải sang các xóm phía trên mới lấy được vài can nước về dùng”.
Trận lũ vừa qua cũng đã làm QL 48 và 48E bị sạt lở và ngập sâu nhiều đoạn làm ách tắc giao thông. Quốc lộ 46 bị sạt lở đoạn qua Rú Nguộc, huyện Thanh Chương; kè Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên thuộc hệ thống đê Tả Lam; bờ sông đoạn xã Thanh Chi thuộc hệ thống đê hữu huyện Thanh Chương; kênh mương thủy lợi bị sạt lở 2.500 m; bị trôi 01 cầu máng ở xã Nam Kim, huyện Nam Đàn; hư hỏng 3 đập loại nhỏ… Đến thời điểm hiện nay cơ bản các tuyến Quốc lộ đã lưu thông được trở lại bình thường.
Để khắc phục hậu quả lũ lụt và có biện pháp phòng chống Cơn bão số 7 đang chuẩn bị đổ bộ vào, ngày 17/10, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có công văn hỏa tốc số 32 CĐ-UBND giao các sở, ban ngành và các địa phương nhanh chóng tiến hành hỗ trợ người dân dọn dẹp vệ sinh, tiêu độc khử trùng… nhà cửa, trường học để đưa vào hoạt động trở lại. Hủy bỏ các cuộc họp chưa cần thiết để có biên pháp cùng người dân chằng chống nhà cửa đề phòng bão số 7 gây hậu quả nghiêm trọng. Các địa phương có các vùng trũng thường xuyên bị ngập nặng có phương án để tiến hành di chuyển, hỗ trợ người dân khi xảy ra mưa lũ lớn. Tại các vùng biển, thông báo cho các tàu thuyền đang đánh bắt ngoài khơi nhanh chóng cập bờ để tránh trú bão. Cấm các tàu thuyền ra khơi đánh bắt khi bão đang vào. Cùng với đó những khu vực ngập nặng các địa phương phải có giải pháp sớm tiếp cận người dân để hỗ trợ lương thực, thực phẩm, không để người dân đói và thiếu nước sạch.
Theo thống kê của UBND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), tính đến sáng ngày 18/10, trên địa bàn huyện có 1 người tử vong do đuối nước (anh Nguyễn Văn Ngọc, trú xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên). Mưa lũ đã làm mất trắng 155 ha lúa mùa, 65 ha bí xanh, 650 ha thủy sản, 150 ha ngô, 5 ha cam bị ngập nặng có nguy cơ hư hỏng, 3.500 con gia cầm bị cuốn trôi.
Tại xã Hưng Yên Nam, 200m núi nằm trên đầu 30 hộ dân có nguy cơ sạt lở, gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân. Nhiều công trình giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện vẫn đang còn 9 xóm thuộc 3 xã (Hưng Lam, Hưng Lĩnh, Hưng Nhân) bị cô lập…
3 xóm nằm ngoài đê Tả Lam (xã Hưng Lam, Hưng Nguyên, Nghệ An) đang bị cô lập do nước sông Lam dâng cao.
Từ hai hôm nay, học sinh 3 xóm ngoài đê đã phải nghỉ học. Người dân chỉ có thể xắn quần, dò dẫm từng bước qua dòng nước đục ngầu cuồn cuộn chảy để vào trong xã. Mặc dù chính quyền địa phương đã cắm biển “cấm lội” ngay đầu cầu nhưng việc đi lại giữa vùng nước lũ vẫn diễn ra.
Người dân vùng rốn lũ chuẩn bị nhu yếu phẩm trong những ngày bị cô lập.
Mạo hiểm vượt qua dòng nước chảy xiết về nhà.
Nhà sát bờ sông, nước ngập lên tận đường liên xóm. Bà Bưởi đưa cháu đến đoạn đường cao để bọn trẻ chơi. Đã quá quen với cảnh lũ về, nước ngập trắng đồng, trắng đường, bà Bưởi cũng chẳng mấy lo lắng. Bọn trẻ con cũng vậy, tung tăng đạp xe trong sân, thỉnh thoảng đạp ra đường, một bên mép nước hồn nhiên đùa giỡn.
Nhìn từ dòng sông vào, xóm 9 như một ốc đảo giữa mênh mông nước. “Ở đây nhà nào cũng có thuyền để di chuyển khi lũ về. Trâu bò, gà lợn được sơ tán lên chỗ cao hoặc cho vào các “nhà nổi” để tránh thiệt hại. Ở đây mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ, mùa này trồng lạc hoặc rau màu nhưng như đánh bạc với trời thôi. Đấy, đây là cánh đồng lạc nhưng giờ năm dưới 7-8m nước rồi”, bà Bưởi chép miệng.
Trẻ con vẫn hồn nhiên chơi đùa bên mép nước mùa lụt.
Thời điểm sáng ngày 18/10, 5/9 xóm thuộc xã Hưng Nhân vẫn đang bị chia cắt bởi nước lũ.
Thuyền là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân vùng rốn lũ Hưng Nguyên trong những ngày này.
Mặc dù trời đã ngừng mưa nhưng nước lũ rút chậm, hàng chục xã tại các huyện vẫn đang bị ngập trong nước lũ. Nhiều khu vực bị nước lũ chia cắt nên học sinh vẫn chưa thể đến trường.
Chợ Đàng huyện Thanh Chương, Nghệ An vẫn đang bị nước lũ bao vây
Nhiều khu vực dân cư tại Nghệ An vẫn còn ngập sâu trong nước lũ
Có mặt tại vùng lũ huyện Hưng Nguyên, PV Báo Xây dựng ghi nhận 9 xóm của các xã Hưng Lam, Hưng Lĩnh và Hưng Nhân vẫn đang bị cô lập. Tại huyện Yên Thành, Thanh Chương, Nam Đàn nhiều vùng dân cư cũng đang bị ngập sâu trong nước. Như tại khu vực tại xã Long Thành, huyện Yên Thành nhiều nhà dân nước vân còn ngập đến 1/3 nhà. Để di chuyển trong tình cảnh nước lũ cô lập người dân phải dùng các thuyền nan nhỏ.
Nhiều nhà dân tại xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An nước vẫn còn ngập đến 1/3 nhà.
Người dân các vùng ngập sâu di chuyển bằng thuyền nan nhỏ để lấy nước sạch về dùng
Trận lũ vừa qua cũng đã làm QL 48 và 48E bị sạt lở và ngập sâu nhiều đoạn làm ách tắc giao thông. Quốc lộ 46 bị sạt lở đoạn qua Rú Nguộc, huyện Thanh Chương; kè Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên thuộc hệ thống đê Tả Lam; bờ sông đoạn xã Thanh Chi thuộc hệ thống đê hữu huyện Thanh Chương; kênh mương thủy lợi bị sạt lở 2.500 m; bị trôi 01 cầu máng ở xã Nam Kim, huyện Nam Đàn; hư hỏng 3 đập loại nhỏ… Đến thời điểm hiện nay cơ bản các tuyến Quốc lộ đã lưu thông được trở lại bình thường.
Để khắc phục hậu quả lũ lụt và có biện pháp phòng chống Cơn bão số 7 đang chuẩn bị đổ bộ vào, ngày 17/10, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có công văn hỏa tốc số 32 CĐ-UBND giao các sở, ban ngành và các địa phương nhanh chóng tiến hành hỗ trợ người dân dọn dẹp vệ sinh, tiêu độc khử trùng… nhà cửa, trường học để đưa vào hoạt động trở lại. Hủy bỏ các cuộc họp chưa cần thiết để có biên pháp cùng người dân chằng chống nhà cửa đề phòng bão số 7 gây hậu quả nghiêm trọng. Các địa phương có các vùng trũng thường xuyên bị ngập nặng có phương án để tiến hành di chuyển, hỗ trợ người dân khi xảy ra mưa lũ lớn. Tại các vùng biển, thông báo cho các tàu thuyền đang đánh bắt ngoài khơi nhanh chóng cập bờ để tránh trú bão. Cấm các tàu thuyền ra khơi đánh bắt khi bão đang vào. Cùng với đó những khu vực ngập nặng các địa phương phải có giải pháp sớm tiếp cận người dân để hỗ trợ lương thực, thực phẩm, không để người dân đói và thiếu nước sạch.
Theo Dân Trí & Báo Xây Dựng