Theo luật sư, trong quá trình điều tra, nếu xác định hành vi của các thanh niên "bắt cô gái về làm vợ" xuất phát từ hủ tục của địa phương thì có thể cơ quan có thẩm quyền chỉ cảnh cáo và truyên tuyền giáo dục. Còn nếu lợi dụng phong tục để vi phạm pháp luật thì cần xử lý nghiêm.
Vụ "cô gái bị nhóm thanh niên bắt ép về làm vợ giữa đường" gây xôn xao dư luận. Sự việc được xác định xảy ra tại ngã ba Châu Lộc, xã Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An. Hiện Công an huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đang vào cuộc điều tra.
Nhiều người đặt ra vấn đề, liệu hành vi của nhóm thanh niên trên có vi phạm pháp luật?
Trao đổi với PV, luật sư Lê Văn Kiên - Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý, Hà Nội nêu quan điểm: Theo quy định tại điều 123 Bộ luật thì bất kỳ ai thực hiện một trong các hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái các quy định của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo luật sư Kiên, đối chiếu quy định của Điều 123 Bộ luật hình sự thì có thể thấy hành vi của những thanh niên nêu trên đã cấu thành tội "bắt người trái pháp luật" bởi quyền tự do đi lại, dịch chuyển của cô gái đã bị các thanh niên nêu trên xâm phạm trái phép.
"Tuy nhiên, thực tế trong quá trình điều tra nếu cơ quan điều tra xác minh được hành vi của các thanh niên nêu trên xuất phát từ hủ tục của địa phương thì có thể các cơ quan có thẩm quyền chỉ cảnh cáo và tuyên truyền giáo dục những người có hành vi vi phạm. Còn những trường hợp khác lợi dụng phong tục lạc hậu và hủ tục nêu trên để vi phạm pháp luật thì cần phải xử lý nghiêm để răn đe đồng thời qua đó cũng là giáo dục và phòng ngừa những hành vi tương tự trong tương lai" - luật sư Kiên nhấn mạnh.
Trao đổi trên báo Vnexpress, ông Nguyễn Đình Tùng (Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) cho hay kết quả điều tra của Công an huyện xác định vụ việc xảy ra vào ngày 30/1 (tức mùng 3 Tết), tại xã Châu Lộc (huyện Quỳ Hợp).
Nhóm thanh niên trong vụ việc đều trú tại xã Liên Hợp (huyện Quỳ Hợp), người dân tộc Thái. Cô gái là nạn nhân trong vụ việc không bị thương tích, hiện đã bắt xe vào miền Nam.
Theo giải thích của ông Tùng, từ xưa người Thái tại địa bàn vẫn có phong tục bắt vợ. Tức là đôi trai gái yêu nhau, khi họ quyết định tiến tới hôn nhân thì sẽ có lễ tục bắt vợ. Song thực chất là phía cô gái đã "bật đèn xanh" cho chàng trai tới đưa mình về.
Đối với vụ việc nói trên, chàng trai chủ mưu trong video có tình cảm với cô gái nhưng lại không được đồng ý nên đã nhờ một số thanh niên giúp sức để thực hiện việc bắt vợ.
"Chúng tôi xác định chàng trai đã lợi dụng phong tục để ép cô gái về làm vợ", ông Tùng cho hay đang chỉ đạo Công tiếp tục làm rõ hành vi của nhóm thanh niên, đồng thời tuyên truyền để người dân sớm nhận thức và dần bỏ phong tục này.
Hiện sự việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.
Nhiều người đặt ra vấn đề, liệu hành vi của nhóm thanh niên trên có vi phạm pháp luật?
Trao đổi với PV, luật sư Lê Văn Kiên - Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý, Hà Nội nêu quan điểm: Theo quy định tại điều 123 Bộ luật thì bất kỳ ai thực hiện một trong các hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái các quy định của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo luật sư Kiên, đối chiếu quy định của Điều 123 Bộ luật hình sự thì có thể thấy hành vi của những thanh niên nêu trên đã cấu thành tội "bắt người trái pháp luật" bởi quyền tự do đi lại, dịch chuyển của cô gái đã bị các thanh niên nêu trên xâm phạm trái phép.
"Tuy nhiên, thực tế trong quá trình điều tra nếu cơ quan điều tra xác minh được hành vi của các thanh niên nêu trên xuất phát từ hủ tục của địa phương thì có thể các cơ quan có thẩm quyền chỉ cảnh cáo và tuyên truyền giáo dục những người có hành vi vi phạm. Còn những trường hợp khác lợi dụng phong tục lạc hậu và hủ tục nêu trên để vi phạm pháp luật thì cần phải xử lý nghiêm để răn đe đồng thời qua đó cũng là giáo dục và phòng ngừa những hành vi tương tự trong tương lai" - luật sư Kiên nhấn mạnh.
Luật sư Lê Văn Kiên
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện clip nhóm thanh niên bắt ép cô gái về làm vợ giữa ban ngày. Theo nội dung đoạn clip, cô gái đang chuẩn bị đón xe vào miền Nam làm ăn thì bị nhóm thanh niên đến bắt, ép lên xe máy. Không đồng tình với hành động này, cô gái khóc lóc la hét, cố vùng vẫy để thoát khỏi vòng vây...Trao đổi trên báo Vnexpress, ông Nguyễn Đình Tùng (Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) cho hay kết quả điều tra của Công an huyện xác định vụ việc xảy ra vào ngày 30/1 (tức mùng 3 Tết), tại xã Châu Lộc (huyện Quỳ Hợp).
Nhóm thanh niên trong vụ việc đều trú tại xã Liên Hợp (huyện Quỳ Hợp), người dân tộc Thái. Cô gái là nạn nhân trong vụ việc không bị thương tích, hiện đã bắt xe vào miền Nam.
Theo giải thích của ông Tùng, từ xưa người Thái tại địa bàn vẫn có phong tục bắt vợ. Tức là đôi trai gái yêu nhau, khi họ quyết định tiến tới hôn nhân thì sẽ có lễ tục bắt vợ. Song thực chất là phía cô gái đã "bật đèn xanh" cho chàng trai tới đưa mình về.
Đối với vụ việc nói trên, chàng trai chủ mưu trong video có tình cảm với cô gái nhưng lại không được đồng ý nên đã nhờ một số thanh niên giúp sức để thực hiện việc bắt vợ.
"Chúng tôi xác định chàng trai đã lợi dụng phong tục để ép cô gái về làm vợ", ông Tùng cho hay đang chỉ đạo Công tiếp tục làm rõ hành vi của nhóm thanh niên, đồng thời tuyên truyền để người dân sớm nhận thức và dần bỏ phong tục này.
Hiện sự việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.
Theo ĐS & PL