Đừng nhìn thấy nước lớn đục ngầu khắp làng xóm mà quá lo lắng, dân vùng rốn lũ đã có cách tự thích nghi. Họ không hẳn đã cần mỳ tôm, gạo, hay nước đóng chai. Cái họ cần là thuyền nhôm, thuyền ba lá (tam bản), áo phao để đi lại an toàn trong nước lũ.
LTS-Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của một nhà báo nhiều năm viết về bão lũ như một tư liệu tham khảo. Mời độc giả tranh luận thêm.
Lũ lụt khiến đời sống người dân vất vả. Lụt sâu lụt lâu ngày, thiệt hại về của sẽ đến nhưng hơn cả là thiệt hại về người. Biết sao được? Người dân rốn lũ không thể bỏ làng, bỏ xóm hàng chục năm thậm chí cả trăm năm tuổi của mình mà di dời đến chỗ an toàn.
Nhiều tờ báo đưa tin dân khổ vì sống trên nhà gác mái, cũng có người cho rằng nhà gác mái là sáng tạo của cư dân vùng lũ. Thực ra cả hai ý trên đều đúng, nhưng chưa đủ, nhà gác mái là sự tự thích nghi, tìm cách sinh tồn tốt nhất của người dân vùng rốn lũ.
Gác mái được nhiều vùng ở khu vực bắc miền Trung gọi là cái tra. Nhà ở quê trước đây thường làm theo kiểu ba gian, bộ khung mái có hai cái băng dài (ngoài Bắc gọi là quá giang). Chỉ cần gác những tấm ván sát vào nhau trên hai cái quá giang là có được một cái tra để phòng bị cho mùa lụt.
Tùy điều kiện từng nhà mà tra làm rộng hay hẹp, thông thường rộng từ 5 tới 8m2, nhà nào khá giả hơn thì đóng trần gỗ (như cách gọi của báo chí đó là gác mái). Thang tre ngày thường vẫn dùng để trèo cau, khi lụt thì dùng để lên xuống tra cho tiện.
Hễ thấy mưa lớn dài ngày thì cả nhà hối hả chất thóc gạo, chất đốt, nước dự phòng lên tra. Dân trong xóm gọi nhau ý ới, hỏi xem nước lên đến đâu rồi để còn chạy lũ cho kịp. Các đồ cần bảo quản hoặc là kê gác lên cao, hoặc đem lên tra, nhưng lo nhất là nước lớn, gia súc, gia cầm bị cuốn trôi.
Dân vùng rốn lũ cũng rất giỏi cách dọn dẹp nhà cửa, làng xóm sau khi nước rút. Thường thì nước rút đến đâu dọn ngang ra đến đó, lấy luôn nước lụt để rửa bùn non. Lụt ngâm lâu ngày thì rất vả hơn trong việc cọ sạch bùn non, còn lụt khách (lên nhanh rút nhanh như trận lụt ở Quảng Trị ngày 1/11 vừa rồi) thì việc dọn dẹp mất tầm nửa buổi. Sau lũ lớn thường có mưa gọi là mưa rửa lũ, sau mưa là nắng!
Đến lúc ấy thì gỡ đồ trên tra xuống, riêng lương thực thì vẫn để lại phòng dăm, mươi bữa nữa có trận lụt tiếp. Vì đã chủ động làm chỗ trú ngụ khi lũ lụt, nên dân rốn lũ thật ra không thiếu lương thực, có chăng chỉ là những hộ thiếu đói, hoặc vì lý do gì đó mà không kịp mua trữ dăm bẩy cân gạo trên tra.
Tất nhiên không chỉ có tra (gác mái), nhà tôn cao nền ở Hưng Long (Hưng Nguyên, Nghệ An), nhà phao ở Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình)… đều là thành quả kinh nghiệm của quá trình hàng chục năm, thậm chí trăm năm sống chung với lũ.
Trong cứu trợ, các nhà hảo tâm nên chú ý tới khía cạnh này! Gạo, mỳ tôm nên dành lại cho những vùng chưa thích ứng với lũ lụt đặc biệt là những vùng chịu lũ ống, lũ quét!
Cũng đừng nhìn thấy nước lớn đục ngầu khắp làng xóm mà quá lo lắng, dân vùng rốn lũ đã có cách tự thích nghi. Họ không hẳn đã cần mỳ tôm, gạo, hay nước đóng chai, cái họ cần là thuyền nhôm, thuyền ba lá (tam bản), áo phao để đi lại an toàn trong nước lũ.
Lý do là bởi dân vùng rốn lũ vì quen mà thành ra hồn nhiên với nước! Thường khi đã đưa trẻ em, người già, cất đồ và lương thực lên tra thì thanh niên, người lớn kết bè chuối, đẩy sào đi lại trong xóm ngõ, hỏi thăm các nhà và xem nhà nào cần giúp đỡ.
Nhưng có khi nước lớn, hoặc buộc không chặt thế là bè chuối rã ra, nguy hiểm đến tính mạng người trên bè. Trận lụt năm 2010 ở Hưng Nguyên (Nghệ An) có người tử nạn vì chống bè chuối để đi lại trong xóm.
Và hơn cả là cộng đồng có thể giúp những hộ nghèo vùng rốn lũ mở rộng gác mái, hoặc làm nhà tôn cao nền, nhà vượt lũ. Tôi được biết có nhóm đang tiến hành làm việc này, họ khảo sát kỹ lưỡng vùng rốn lũ Hương Khê và thay vì cứu trợ đại trà, thành viên của nhóm đã quyết định giúp dân chống lũ theo cách căn bản nhất đó là xây nhà vượt lũ. Mỗi căn nhà như vậy kinh phí từ 70 tới 90 triệu đồng.
Mỗi nhà phao ở Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) kinh phí do người dân tự làm hết tầm 25 tới 40 triệu đồng, hiệu quả thấy ngay. Báo Thanh niên online cho biết: Nhà phao đã cứu hàng ngàn người dân vùng rốn lũ.
Đó là cách căn bản nhất để người dân vùng rốn lũ bảo vệ tài sản của mình, cũng là cứu người dân thoát cảnh nghèo. Hết mùa lụt, một lớp phù sa mới bồi lên khắp đồng ruộng, vườn nhà, và vụ Đông Xuân bắt đầu. Cuộc sống cứ thế tuần hoàn!
LTS-Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của một nhà báo nhiều năm viết về bão lũ như một tư liệu tham khảo. Mời độc giả tranh luận thêm.
Lũ lụt khiến đời sống người dân vất vả. Lụt sâu lụt lâu ngày, thiệt hại về của sẽ đến nhưng hơn cả là thiệt hại về người. Biết sao được? Người dân rốn lũ không thể bỏ làng, bỏ xóm hàng chục năm thậm chí cả trăm năm tuổi của mình mà di dời đến chỗ an toàn.
Nhiều tờ báo đưa tin dân khổ vì sống trên nhà gác mái, cũng có người cho rằng nhà gác mái là sáng tạo của cư dân vùng lũ. Thực ra cả hai ý trên đều đúng, nhưng chưa đủ, nhà gác mái là sự tự thích nghi, tìm cách sinh tồn tốt nhất của người dân vùng rốn lũ.
Gác mái được nhiều vùng ở khu vực bắc miền Trung gọi là cái tra. Nhà ở quê trước đây thường làm theo kiểu ba gian, bộ khung mái có hai cái băng dài (ngoài Bắc gọi là quá giang). Chỉ cần gác những tấm ván sát vào nhau trên hai cái quá giang là có được một cái tra để phòng bị cho mùa lụt.
Tùy điều kiện từng nhà mà tra làm rộng hay hẹp, thông thường rộng từ 5 tới 8m2, nhà nào khá giả hơn thì đóng trần gỗ (như cách gọi của báo chí đó là gác mái). Thang tre ngày thường vẫn dùng để trèo cau, khi lụt thì dùng để lên xuống tra cho tiện.
Hễ thấy mưa lớn dài ngày thì cả nhà hối hả chất thóc gạo, chất đốt, nước dự phòng lên tra. Dân trong xóm gọi nhau ý ới, hỏi xem nước lên đến đâu rồi để còn chạy lũ cho kịp. Các đồ cần bảo quản hoặc là kê gác lên cao, hoặc đem lên tra, nhưng lo nhất là nước lớn, gia súc, gia cầm bị cuốn trôi.
Dân vùng rốn lũ cũng rất giỏi cách dọn dẹp nhà cửa, làng xóm sau khi nước rút. Thường thì nước rút đến đâu dọn ngang ra đến đó, lấy luôn nước lụt để rửa bùn non. Lụt ngâm lâu ngày thì rất vả hơn trong việc cọ sạch bùn non, còn lụt khách (lên nhanh rút nhanh như trận lụt ở Quảng Trị ngày 1/11 vừa rồi) thì việc dọn dẹp mất tầm nửa buổi. Sau lũ lớn thường có mưa gọi là mưa rửa lũ, sau mưa là nắng!
Đến lúc ấy thì gỡ đồ trên tra xuống, riêng lương thực thì vẫn để lại phòng dăm, mươi bữa nữa có trận lụt tiếp. Vì đã chủ động làm chỗ trú ngụ khi lũ lụt, nên dân rốn lũ thật ra không thiếu lương thực, có chăng chỉ là những hộ thiếu đói, hoặc vì lý do gì đó mà không kịp mua trữ dăm bẩy cân gạo trên tra.
Tất nhiên không chỉ có tra (gác mái), nhà tôn cao nền ở Hưng Long (Hưng Nguyên, Nghệ An), nhà phao ở Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình)… đều là thành quả kinh nghiệm của quá trình hàng chục năm, thậm chí trăm năm sống chung với lũ.
Trong cứu trợ, các nhà hảo tâm nên chú ý tới khía cạnh này! Gạo, mỳ tôm nên dành lại cho những vùng chưa thích ứng với lũ lụt đặc biệt là những vùng chịu lũ ống, lũ quét!
Cũng đừng nhìn thấy nước lớn đục ngầu khắp làng xóm mà quá lo lắng, dân vùng rốn lũ đã có cách tự thích nghi. Họ không hẳn đã cần mỳ tôm, gạo, hay nước đóng chai, cái họ cần là thuyền nhôm, thuyền ba lá (tam bản), áo phao để đi lại an toàn trong nước lũ.
Lý do là bởi dân vùng rốn lũ vì quen mà thành ra hồn nhiên với nước! Thường khi đã đưa trẻ em, người già, cất đồ và lương thực lên tra thì thanh niên, người lớn kết bè chuối, đẩy sào đi lại trong xóm ngõ, hỏi thăm các nhà và xem nhà nào cần giúp đỡ.
Nhưng có khi nước lớn, hoặc buộc không chặt thế là bè chuối rã ra, nguy hiểm đến tính mạng người trên bè. Trận lụt năm 2010 ở Hưng Nguyên (Nghệ An) có người tử nạn vì chống bè chuối để đi lại trong xóm.
Và hơn cả là cộng đồng có thể giúp những hộ nghèo vùng rốn lũ mở rộng gác mái, hoặc làm nhà tôn cao nền, nhà vượt lũ. Tôi được biết có nhóm đang tiến hành làm việc này, họ khảo sát kỹ lưỡng vùng rốn lũ Hương Khê và thay vì cứu trợ đại trà, thành viên của nhóm đã quyết định giúp dân chống lũ theo cách căn bản nhất đó là xây nhà vượt lũ. Mỗi căn nhà như vậy kinh phí từ 70 tới 90 triệu đồng.
Mỗi nhà phao ở Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) kinh phí do người dân tự làm hết tầm 25 tới 40 triệu đồng, hiệu quả thấy ngay. Báo Thanh niên online cho biết: Nhà phao đã cứu hàng ngàn người dân vùng rốn lũ.
Đó là cách căn bản nhất để người dân vùng rốn lũ bảo vệ tài sản của mình, cũng là cứu người dân thoát cảnh nghèo. Hết mùa lụt, một lớp phù sa mới bồi lên khắp đồng ruộng, vườn nhà, và vụ Đông Xuân bắt đầu. Cuộc sống cứ thế tuần hoàn!
Theo Vietnamnet