Công nhân tại Nhà máy Xi măng 12-9 Anh Sơn hiện chỉ được sắp xếp làm việc từ 10 - 15 ngày/tháng. Dự án Nhà máy Xi măng 12-9 Anh Sơn, Nghệ An được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng để xây dựng dây chuyền mới hiện đại đang trong tình trạng dở dang, nhiều thiết bị đang bị đắp chiếu và hư hỏng dần theo thời gian. Bên cạnh đó, việc phá bỏ dây chuyền sản xuất cũ để tránh lạc hậu và đảm bảo môi trường lại đang kéo theo tình trạng khốn khó, thất nghiệp của hơn 400 công nhân của nhà máy.
Trong vài tháng gần đây, công nhân nhà máy xi măng Anh Sơn đang phải bươn chải tìm kế sinh nhai ở bên ngoài. Hai vợ chồng gia đình của anh Cao Đăng Diễn đã có hơn 15 năm làm việc tại nhà máy xi măng 12-9 Anh Sơn nhưng đã hơn 1 tháng nay lâm vào cảnh thất nghiệp. Từ tháng 3 đến nay, anh chị đã không được nhận bất cứ đồng lương nào từ phía nhà máy. Để duy trì cuộc sống, anh chị đã phải cắt cử một người ở nhà trông 2 con nhỏ, còn một người đi làm thêm cho doanh nghiệp.
Dự án xây dựng dây chuyền mới hiện đại của Nhà máy đang trong giai đoạn dở dang (Ảnh: KT)
Anh Cao Đăng Diễn cho biết: “Hiện nay công ty gặp rất nhiều khó khăn, nhà máy mới thì xây dựng dở dang, khiến đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn. Hiện công ty đang nợ lương của công nhân 4 tháng. Chúng tôi đang phải làm ngoài, ai thuê gì thì làm nấy để lấy tiền nuôi con.”
Cùng chung cảnh ngộ như anh Diễn, hơn 400 công nhân của Công ty xi măng 12-9 Anh Sơn có thâm niên làm việc cho công ty hơn chục năm qua nhưng nay đều lâm vào cảnh thất nghiệp. Tại dây chuyền cũ của nhà máy, một số công nhân làm việc cầm chừng.
Ông Đặng Đình Đồng, Chủ tịch công đoàn nhà máy xi măng 12-9 cho biết: “Tình hình thực tế của công ty đang rất khó khăn. Dự án của công ty đã đầu tư gần 1.814 tỷ hiện đang tạm dừng thi công vì thiếu vốn. Hoạt động sản xuất của công ty đang bị gián đoạn và gặp khó khăn về tài chính. Cán bộn nhân viên thiếu việc làm, mỗi tháng chỉ 10-15 ngày.”
Điều đáng nói là trong khi hàng trăm công nhân đang khốn khó thì ngay trong nhà máy lại đang hiện hữu một dự án đầu tư với gần 1.000 tỷ đồng cùng nhiều thiết bị đang đắp chiếu và hư hỏng dần theo thời gian. Trước đó, theo chủ trương của Chính phủ, dây chuyền cũ của nhà máy nằm trong diện phải chuyển đổi trước năm 2015 do không hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường.
Thực hiện theo lộ trình, năm 2009, Tập đoàn Dầu khí đã có chủ trương đầu tư vào nhà máy để lắp đặt dây chuyền mới với tổng kinh phí gần 1000 tỷ đồng, theo kế hoạch dự án được hoàn thành vào năm 2011. Tuy nhiên sau 18 tháng lắp đặt, dự án ngừng thi công với nhiều nguyên nhân khác nhau do tổng vốn đầu tư bị đội lên gấp rưỡi. Chủ đầu tư là công ty cổ phần xây lắp dầu khí thoái vốn đã đưa nhà máy nằm trong thế “tiến thoái lưỡng nan”. Hiện nhà máy đã phải nợ lương công nhân từ tháng 3/2014 với số tiền gần 3 tỷ đồng, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 6/2013 với số tiền trên 5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó giám đốc Công ty cho biết, những năm gần đây, công ty chủ yếu sản xuất xi măng cung ứng cho xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay công nợ cũng đã lên đến 28 tỷ đồng mà chưa được giải ngân dẫn đến cạn kiệt vốn. Hiện nhà máy buộc phải cho hầu hết công nhân nghỉ việc và làm chế độ hưu cho gần 50 người. Tuy nhiên, số lao động này vẫn không thể chốt sổ do còn nợ bảo hiểm.
Những tưởng dự án gần 1.000 tỷ đồng là nỗi vui mừng và tự hào của nhà máy xi măng Anh Sơn 12-9 nhưng đến nay lại trở thành nỗi lo lắng, ám ảnh của mỗi công nhân. Dây chuyền hiện đại sớm được hoàn thiện để có việc làm ổn định là mong ước của họ./.
Trong vài tháng gần đây, công nhân nhà máy xi măng Anh Sơn đang phải bươn chải tìm kế sinh nhai ở bên ngoài. Hai vợ chồng gia đình của anh Cao Đăng Diễn đã có hơn 15 năm làm việc tại nhà máy xi măng 12-9 Anh Sơn nhưng đã hơn 1 tháng nay lâm vào cảnh thất nghiệp. Từ tháng 3 đến nay, anh chị đã không được nhận bất cứ đồng lương nào từ phía nhà máy. Để duy trì cuộc sống, anh chị đã phải cắt cử một người ở nhà trông 2 con nhỏ, còn một người đi làm thêm cho doanh nghiệp.
Dự án xây dựng dây chuyền mới hiện đại của Nhà máy đang trong giai đoạn dở dang (Ảnh: KT)
Anh Cao Đăng Diễn cho biết: “Hiện nay công ty gặp rất nhiều khó khăn, nhà máy mới thì xây dựng dở dang, khiến đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn. Hiện công ty đang nợ lương của công nhân 4 tháng. Chúng tôi đang phải làm ngoài, ai thuê gì thì làm nấy để lấy tiền nuôi con.”
Cùng chung cảnh ngộ như anh Diễn, hơn 400 công nhân của Công ty xi măng 12-9 Anh Sơn có thâm niên làm việc cho công ty hơn chục năm qua nhưng nay đều lâm vào cảnh thất nghiệp. Tại dây chuyền cũ của nhà máy, một số công nhân làm việc cầm chừng.
Ông Đặng Đình Đồng, Chủ tịch công đoàn nhà máy xi măng 12-9 cho biết: “Tình hình thực tế của công ty đang rất khó khăn. Dự án của công ty đã đầu tư gần 1.814 tỷ hiện đang tạm dừng thi công vì thiếu vốn. Hoạt động sản xuất của công ty đang bị gián đoạn và gặp khó khăn về tài chính. Cán bộn nhân viên thiếu việc làm, mỗi tháng chỉ 10-15 ngày.”
Điều đáng nói là trong khi hàng trăm công nhân đang khốn khó thì ngay trong nhà máy lại đang hiện hữu một dự án đầu tư với gần 1.000 tỷ đồng cùng nhiều thiết bị đang đắp chiếu và hư hỏng dần theo thời gian. Trước đó, theo chủ trương của Chính phủ, dây chuyền cũ của nhà máy nằm trong diện phải chuyển đổi trước năm 2015 do không hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường.
Thực hiện theo lộ trình, năm 2009, Tập đoàn Dầu khí đã có chủ trương đầu tư vào nhà máy để lắp đặt dây chuyền mới với tổng kinh phí gần 1000 tỷ đồng, theo kế hoạch dự án được hoàn thành vào năm 2011. Tuy nhiên sau 18 tháng lắp đặt, dự án ngừng thi công với nhiều nguyên nhân khác nhau do tổng vốn đầu tư bị đội lên gấp rưỡi. Chủ đầu tư là công ty cổ phần xây lắp dầu khí thoái vốn đã đưa nhà máy nằm trong thế “tiến thoái lưỡng nan”. Hiện nhà máy đã phải nợ lương công nhân từ tháng 3/2014 với số tiền gần 3 tỷ đồng, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 6/2013 với số tiền trên 5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó giám đốc Công ty cho biết, những năm gần đây, công ty chủ yếu sản xuất xi măng cung ứng cho xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay công nợ cũng đã lên đến 28 tỷ đồng mà chưa được giải ngân dẫn đến cạn kiệt vốn. Hiện nhà máy buộc phải cho hầu hết công nhân nghỉ việc và làm chế độ hưu cho gần 50 người. Tuy nhiên, số lao động này vẫn không thể chốt sổ do còn nợ bảo hiểm.
Những tưởng dự án gần 1.000 tỷ đồng là nỗi vui mừng và tự hào của nhà máy xi măng Anh Sơn 12-9 nhưng đến nay lại trở thành nỗi lo lắng, ám ảnh của mỗi công nhân. Dây chuyền hiện đại sớm được hoàn thiện để có việc làm ổn định là mong ước của họ./.
Theo VOV - Trung tâm tin