• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Quỳ Hợp Nguy hiểm rình rập cây cầu làng Dũa "Chênh vênh"

HMO

Administrator
Staff member
Chênh vênh, rung bần bật, nguy cơ sập cầu luôn tiềm ẩn là những hình ảnh quen thuộc mỗi khi qua cầu tạm ở làng Dũa, xóm Sơn Tiến, xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp.

Xóm Sơn Tiến được hợp nhất bởi làng Dũa và làng Sợi. Làng Sợi ở bên nay sông, hàng năm được phù sa sông Dinh bồi đắp. Còn làng Dũa thì cứ bị mất dần theo con nước. Hai ngôi làng nhỏ nối với nhau bằng 1 cây cầu tre. Gọi là cầu nhưng thực chất chỉ là những nan che ghép lại, rồi dựng lên thành đường đi. Ấy vậy mà hàng chục năm nay, nó là con đường chính phục vụ đi lại cho bà con nơi đây.

Cây cầu tre tạm bợ nối đôi bờ sông Dinh.
Theo quan sát của PV, nguyên liệu để cầu 100% là tre. Mặt cầu được ghép lại từ “nứa mét” (nan nứa dài) đan vào nhau thành tấm phên nhỏ, giữ những phên nứa là những phên tre đặt ngang ghép thành giá đỡ. “Chân cầu” là hệ thống các cọc tre cắm đối xứng xuống lòng sông. Cứ khoảng 1m người ta lại chống thêm 1 chiếc cọc tre dài, chiếc cọc này nhiệm vụ giữ cho cầu không bị đổ ngang. Cứ thế, cây cầu tre được kéo dài đến 70m.

Do cầu làm bằng tre, không có khả năng chịu lực, nên chỉ có người đi bộ, đi xe đạp đi qua. Tuy nhiên, một số người ngại đi đường vòng thường đánh liều lao cả xe máy qua cầu. Mỗi lúc có người đi lại cây cầu chẳng khác nào con thú dữ, cứ lồng lên bần bật, chao đảo như muốn hất nhào những người ở trên. Ai muốn đi qua phải rón rén, nhẹ nhàng nếu không muốn đánh thức con thú dữ.

Hiện nay, nhiều cọc tre đã mục nát, mặt cầu có cả chục chỗ đã bị hư hỏng, tạo thành lỗ rộng 40cm, nhìn xuyên thẳng xuống lòng sông. Theo những người dân nơi đây, cây cầu là con đường ngắn nhất “5km” dẫn từ làng Sợi ra trung tâm xã Thọ Sơn. Đáng ngại hơn, đây cũng là con đường tới trường gần nhất của hơn 40 học sinh của làng. “Dù biết qua cầu là nguy hiểm nhưng nếu bắt các em đi đường vòng thì con đường tới trường dài gấp 3 lần” chị Trương Thị Thìn cho biết.

Người dân hằng ngày vẫn phải liều mình qua đây.
Những ngày nắng ráo đi lại trên cây cầu này đã đáng lo nhưng ngày mưa càng nguy hiểm hơn. Đặc biệt là mùa mưa bão, các bậc phụ huynh đành phải “khăn gói quả mướp” gửi con ở bên kia sông để đi học, hết mùa mới đón về. Ngoài bà con làng Dũa, người dân các làng Sởi trên, Sởi dưới, xóm Đò, xóm Dũa xã Thọ Hợp, người dân các cụm C6, C7 của nông trường 32 hàng ngày cũng đi qua cây cầu này.

Là người gắn bó với làng Dũa từ lâu, ông Trương Sông Hương, 63 tuổi chia sẻ: “ Điệp khúc làm cầu đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Cầu tồn tại được lâu nhất là vài tháng, có cái chỉ được một tuần nhất bị cuốn trôi. Mỗi lần làm cầu nguyên vật liệu đều do người dân đóng góp. Mỗi hộ 10 cây mét và 1 cây gỗ loại nhỏ. Đã có nhiều trường hợp bị rơi xuống cầu, nhưng rất may chưa ảnh hưởng tới tính mạng. Cứ đến mùa nước dâng cao, nhìn cảnh các cháu học sinh khăn gói đi ở nhờ mà thương chúng nó quá.”

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Thọ Hợp cho biết: “Hiện nay làng Dũa có trên 50 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Thổ, đời sống con gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi rất thấu hiểu nỗi khổ của bà con làng Dũa, để nhân dân đi lại trên chiếc cầu như vậy chính quyền cũng không yên tâm nhất là vào mùa lụt bão khi nước sông Dinh dâng cao lại chảy xiết, rất nguy hiểm. Nhưng để xây dựng được một chiếc cầu thì cần kinh phí rất lớn trên dưới 15 tỷ đồng.”
Theo GTVT.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top