• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Nghệ An Nguy cơ hạn nặng vụ hè thu, nhiều hồ đập đã cạn đáy

AnhXuNghe

Moderator
Staff member
Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài đã khiến một số hồ đập trên địa bàn Diễn Châu, Nghi Lộc đã khô cạn, không đáp ứng cho sản xuất vụ hè thu sắp tới.


Hồ Đình Du ở xóm 8 Bắc, Diễn Lâm điểm hiện tại đã cạn nước, chỉ còn một ít nước ở khu vực đáy hồ.
Xã miền núi Diễn Lâm (Diễn Châu) là địa phương có nhiều hồ đập nhất huyện với 6 hồ đập lớn nhỏ dung tích nước khoảng 20 triệu m3, trong đó có 2 hồ lớn là hồ Đình Dù và hồ Bàu Da. Hồ Bàu Da (xóm 11 Bắc) được xây dựng từ năm 1969, và được cải tạo, nâng cấp năm 2002. Hồ có dung tích nước là 2,3 triệu mét khối, cung cấp nước chủ yếu cho trồng lúa với diện tích tưới 210,6 ha/năm.

Hồ Đình Dù (xóm 8 Bắc Diễn Lâm) được xây dựng năm 1972, và được cải tạo nâng cấp năm 2012. Có dung tích 1,7 triệu mét khối và cung cấp nước cho 100 ha lúa/năm.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại dung tích của cả 2 hồ chỉ còn khoảng 20%.

Hồ Bàu Gáo (ở xóm 10 Bắc, Diễn Lâm) được xây dựng từ năm 1983, mức nước đã xuống thấp trong vòng 2 năm trở lại đây, hiện chưa được nâng cấp, sửa chữa. Hiện nay mực nước trong hồ chỉ còn 20%.
Các hồ đập khác tại Diễn Lâm như Bàu Gáo, Khe Rọ cũng đang ở “mực nước chết”, riêng hồ Bàu Gáo có dung tích 1,5 triệu mét khối, 2 năm trở lại đây không thể cung cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh. Bởi vậy 70,5ha lúa và 31,2ha hoa màu xung quanh hồ đành phải bỏ hoang.

Bà Nguyễn Thị Vân – cán bộ Nông nghiệp xã Diễn Lâm cho biết hiện các hồ đập trên địa bàn đã nằm ở mức sắp cạn đáy, không đủ cung cấp cho vụ hè thu. Biện pháp chống hạn khả thi nhất hiện nay nếu không có mưa là chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng các loại cây màu chịu hạn tốt như vừng, ngô, đậu và trồng cỏ chăn nuôi.

Hồ Xuân Dương (Diễn Phú) cũng tình trạng tương tự. Đây là hồ có trữ lượng lớn nhất huyện với dung tích gần 11 triệu mét khối lúc cao điểm. Hồ cung cấp nước tưới tiêu cho 500 ha lúa và hoa màu của các xã Diễn Phú, Diễn Lộc, Diễn Lợi, Diễn Thọ. Ông Cao Như Năm – Phó Chủ Tịch UBND xã Diễn Phú cho biết : “Khoảng cách từ mực nước của hồ Xuân Dương đến bờ đê rất xa, lượng nước trong hồ chỉ còn khoảng 3,5 triệu mét khối, chỉ bằng 35% dung tích ban đầu. Với mực nước này không thể đảm bảo sản xuất hè thu và cung cấp đủ nước cho các hộ dân làm trang trại quanh hồ".

Hồ Xuân Dương - Diễn Châu cũng cạn nước, lượng nước hiện tại chỉ khoảng 3,5 triệu mét khối so với dung tích 11 triệu mét khối ban đầu.
Ông Lê Thế Hiếu – Trưởng phòng Nông Nghiệp và PTTN Diễn Châu cho biết, toàn huyện có 11 hồ đập lớn nhỏ tập trung tại các xã Diễn Lâm, Diễn Đoài, Diễn Phú, trong đó có 3 hồ lớn là : hồ Xuân Dương, hồ Đình Dù và hồ Bàu Da. 8 hồ đập nhỏ còn lại chủ yếu tưới tiêu cho diện tích 30 – 50ha lúa và hoa màu các loại Năm 2015, thời tiết nắng nóng và lượng mưa ít nên các hồ tích nước chỉ được khoảng 50 – 60 % công xuất thiết kế, gây khó khăn trong việc cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất hè thu năm nay.

Tình trạng khô hạn cũng đang xẩy ra trên địa bàn huyện Nghi lộc. Toàn huyện có tổng cộng 40 hồ đập lớn nhỏ. Các hồ lớn bao gồm đập Khe Nu của (Nghi Kiều), hồ Nghi Công (Nghi Công Bắc) chỉ còn khoảng 50% nước. Phần lớn các hồ hiện nay xuống mức nước thấp, chủ yếu là 30% công suất thiết kế. Cá biệt như hồ Lách Bưởi (Nghi Văn), Khe Thị (Nghi Công Nam), Khe Quánh (Nghi Yên) hiện tại đã cạn nước.

Đập Vũng Cầu (Nghi Văn) trơ đáy
Xã Nghi Văn được xem là “sa mạc” của huyện Nghi Lộc vì đây là địa phương khô hạn nhất. Toàn xã có 19 hồ đập trong đó hồ Lách Bưởi có dung tích lớn nhất là 2,3 triệu mét khối. Các hồ nhỏ còn lại dao động từ 150 - 500 mét khối. Tuy nhiên, hiện tại mức nước đã xuống thấp kỉ lục, có hồ cạn trơ đáy giữa lòng hồ. Ông Nguyễn Văn Khánh – Phó Chủ Tịch UBND Xã Nghi Văn cho biết, địa phương triển khai trồng 4 cây màu có khả năng chịu hạn cao để ứng phó với sự thiếu hụt nước, bao gồm: cây ngô,vừng đậu xanh,cây lạc.

Đất đai ở Nghi Văn - Nghi Lộc khô hạn
Ông Nguyễn Xuân Quang – Trưởng phòng Nông Nghiệp và PTNT Nghi Lộc cho biết: Đến thời điểm này nếu không có mưa bổ sung, thì chỉ có hồ Khe Nu ( Nghi Kiều), Nghi Công (Nghi Công Bắc) có thể triển khai sản xuất lúa hè thu nhưng nằm trong phạm vi cân đối là 70% của lượng nước có trong hồ đập. Còn lại 38 hồ khác nếu không có mưa bổ sung thì không sản xuất hè thu. Khi nào có mưa xuống, gắn với lượng nước đó sẽ gắn với tổ chức vụ mùa sớm. Các giống cây chống hạn sẽ được ưu tiên trồng như ngô, đậu xanh.
Theo Báo Nghệ An
 

Ads HMO

Ads HMO

Top