• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Xứ Nghệ Người muốn đưa sáo trúc Việt ra thế giới

HMO

Administrator
Staff member
Với những người yêu và mê sáo trúc, nhắc đến Nguyễn Văn Mão chẳng mấy ai không biết. Anh là một gương mặt khá chăm chỉ dạy và thổi sáo miễn phí trên youtube với biệt danh Mão “mèo”.

Bằng niềm đam mê với sáo trúc, hiện Mão là doanh nhân trẻ nổi bật với chuỗi 25 cửa hàng chuyên kinh doanh nhạc cụ. Không chỉ vậy, chàng trai sinh năm 1987 còn đang ấp ủ dự định “phủ sóng” sáo trúc Việt Nam ra khắp thế giới.

Để gặp được Mão không phải dễ bởi anh thường mải miết với những chuyến đi nước ngoài gặp gỡ đối tác kinh doanh. Cũng có khi người ta thấy anh xách ba–lô lên rừng, vượt núi để tìm vùng nguyên liệu hoặc rảnh rang hơn thì tham gia những chương trình biểu diễn nghệ thuật từ thiện của Câu lạc bộ (CLB) sáo trúc do chính anh sáng lập.

Công nghệ hiện nay cho phép sản xuất sáo với số lượng lớn nhưng anh Mão vẫn trung thành với phương pháp làm thủ công.
Trong câu chuyện với tôi, Mão vẫn hay nói vui rằng, bản thân khởi nghiệp với “không đồng” nhưng kỳ thực trong đầu anh thời điểm đó chưa hề có định nghĩa rõ ràng về “khởi nghiệp”. Những ngày mới bước vào kinh doanh Mão cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Thời điểm ấy, nhiều người bảo anh khùng, một cây sáo có chục ngàn bạc, cơm chẳng đủ ăn nói gì đến việc buôn bán kinh doanh.

Với một chút liều lĩnh Mão chẳng cho là thế. Mão phát hiện, từ miền quê Tân Kỳ (Nghệ An) nơi anh sinh ra đến khắp các phố phường Hà Nội ở đâu cũng có thể tìm thấy sáo trúc được bày bán. Nhưng đó là “sáo chợ”, thường cho ra các âm tiết rè và không chuẩn. Bởi thế, một cây sáo chuẩn âm tiết, đúng kỹ thuật với nguyên liệu bền, tốt sẽ vượt qua được những thứ hàng chợ đó.

Đến năm 2012, khi đang là sinh viên năm thứ 4, công việc bán sáo trúc của Mão phát triển mạnh hơn. Tính trung bình mỗi ngày anh bán được khoảng 4 - 5 chiếc, công việc bán sáo mang lại thu nhập lên tới 20 - 25 triệu/tháng. Lúc nhận bằng tốt nghiệp trên tay cũng là lúc đánh dấu thương hiệu “Sáo trúc Mão Mèo” ra đời. Để sáo mình làm ra không bị “lẫn” với những loại hàng phổ thông khác, Mão đi đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Năm 2013, tích lũy được số vốn nhất định và cũng muốn tạo điều kiện thuận lợi cho những người yêu sáo tìm mua, Mão mở cửa hàng sáo trúc đầu tiên tại Hà Nội. Để quảng bá rộng rãi hơn thương hiệu của mình cũng như kết nối niềm đam mê sáo trúc trên khắp mọi miền, Mão lập trang web về sáo trúc.

Từ chỗ là chủ nhiệm CLB sáo trúc Hà Nội, rồi đến chủ nhiệm CLB sáo trúc Miền Bắc và giờ Mão là chủ nhiệm CLB sáo trúc Việt Nam với số lượng thành viên cố định lên đến 40.000 - 50.000 người.

…Cầu toàn, cẩn thận và khó tính như vậy nên tháng 11 năm 2016, thương hiệu sáo trúc của Nguyễn Văn Mão đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Hội Liên hiệp khoa học công nghệ Việt Nam vinh danh là thương hiệu dẫn đầu Việt Nam năm 2016. Được biết, hiện tổng nhân viên sản xuất và kinh doanh trực thuộc Mão quản lý là 126 người, trong đó có 20 thợ chính được đào tạo bài bản và có chuyên môn về nhạc lý.

Chưa hết, hiện mỗi tháng cơ sở sản xuất sáo trúc của Mão xuất bán khoảng 8.000 cây, giá trung bình là 330.0000 đồng/cây, doanh thu trung bình 6 tháng đầu năm 2017 là 2,7 tỷ đồng /tháng. Với những hiệu quả trong kinh doanh và những đóng góp về việc gìn giữ, phát triển nghệ thuật dân tộc, ngày 7/1 vừa qua Mão đã vinh dự được Chủ tịch Nước Trần Đại Quang mời gặp mặt để động viên, khích lệ.

Mão bảo, ngoài thị trường trong nước, hiện sáo trúc của anh đã đến với hơn 20 quốc gia trên thế giới, nhiều nhất là Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan... Thế nhưng, anh vẫn mong cây sáo tiếp tục có sự vươn tầm. Để qua tiếng sáo trầm bổng, qua loại nhạc cụ dân tộc này, bạn bè yêu nhạc trên khắp thế giới sẽ biết nhiều hơn đến Việt Nam.

Theo Đinh Luyện (Laodongthudo.vn)
 

Ads HMO

Ads HMO

Top