Ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp Nguyễn Văn Hùng - thầy giáo dạy Tin học tại Trung tâm đào tạo công nghệ Nghị lực sống (tại Bán đảo Linh Đàm, Hà Nội) là dáng vẻ nhỏ nhắn, không khác gì một học sinh lớp 1, vì chỉ cao khoảng 1m14 và nặng 18kg. Anh sinh năm 1988, ở xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn.
Nguyễn Văn Hùng đang dạy các bạn khuyết tật tại Trung tâm Nghị lực sống
Gặp thầy giáo Hùng trước khi vào lớp học, nhìn dáng vẻ "sành đời”, cách ăn nói như "ông già” của anh khiến tôi đôi lúc giật mình. Tôi không nghĩ người đang đứng trước mặt mình lại là một thanh niên đã gần 30 tuổi. Anh chẳng khác gì một cậu bé học tiểu học, đang vật lộn với chiếc xe đạp điện nặng trịch dẫn tôi tới lớp. Nằm trên tầng 11 của một toà chung cư tại Bán đảo Linh Đàm, thầy giáo Hùng oai phong đứng trước cả lớp giảng bài. Khuôn mặt cũng như giọng nói của anh vẫn đậm chất trẻ con, mặc dù năm nay Hùng đã 27 tuổi. Gặp Hùng lần đầu ít ai nghĩ đây là một thầy giáo, bởi ngoài cặp kính cận che bớt nếp nhăn nơi khóe mắt thì anh hoàn toàn giống một đứa trẻ. Năm 7 tuổi, căn bệnh thiếu hooc môn sinh trưởng đã khiến anh giữ nguyên hình hài của 20 năm trước.
Ngày học cấp 1, gia đình có nhận thấy sự phát triển kém ở Hùng, nhưng chỉ nghĩ con còi hơn các bạn cùng trang lứa, lớn hơn một chút sẽ thay đổi. Thế nhưng lên gần đến cấp 2, Hùng cũng vẫn cứ bé như vậy. Lúc này, gia đình mới đem con đi khám. Hùng nhớ rằng mình đã được đi khám 4 lần ở các bệnh viện ngoài Hà Nội, và khám thêm rất nhiều chỗ khác ở Nghệ An. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng vì thương con nên ông bà cứ dành dụm được ít tiền là lại đưa con đi khám với khát khao cháy bỏng rằng, con sẽ lớn được như các bạn cùng trang lứa. Nhưng sau tất cả mọi cố gắng, họ đành chấp nhận "tiền mất, tật mang”. Khi đến những năm học cấp 2, Hùng cũng dần quen với hình hài không thay đổi của mình. Lúc đầu, anh cũng ngại khi cứ bị các bạn trêu đùa là thằng trẻ con. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian anh "phớt lờ” tất cả. Nói là "phớt lờ” nhưng vẫn có lúc trong lòng mặc cảm tự ti cho số phận của mình. Học hết cấp 3 Hùng cũng ngại chẳng dám đi thi đại học… Mãi sau Hùng theo dì vào miền Nam đăng ký một lớp kỹ thuật viên Tin học trong trường Trung cấp dạy nghề Đồng Nai. Từ năm thứ 2 trở đi, Hùng đã tự mình đi làm gia sư, bảo trì, sửa chữa máy tính để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gửi tiền về cho mẹ bị tai biến. Hùng từng nghĩ, giá như mình như một người bình thường thì có lẽ cơ hội kiếm việc, kiếm tiền lo cho mẹ sẽ tốt hơn.
Dáng vẻ của chàng trai 27 tuổi không khác gì một học sinh tiểu học
Sau này, anh đã gặp được Công Hùng, 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2006 (Hiệp sĩ công nghệ thông tin chỉ với 1 ngón tay cử động được). Và đó được coi như một bước ngoặt lớn trong cuộc đời thầy giáo trẻ con này. Về trung tâm Nghị lực sống, Hùng làm đủ mọi việc để kiếm tiền, từ bán vé máy bay, kế toán, rồi sau đó chuyển sang học và thiết kế đồ họa. "Vừa làm vừa học”, đó là bí quyết để Hùng biết đủ thứ nghề. Khoảng 2 năm trở lại đây, Hùng thường xuyên đứng lớp để dạy tin học cho các em khuyết tật tại trung tâm Nghị lực sống. Mỗi lớp học có khoảng 15 em, các em vừa học tin học, vừa được học kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản và làm đồ handmade.
Tại trung tâm thầy Hùng dạy, các học viên không phải đóng học phí. Mọi người sống chung như một gia đình, mỗi người một việc từ nấu ăn, giặt đồ, dọn dẹp... Chi phí sinh hoạt, thuê phòng được các học viên san sẻ. Thầy Hùng tâm sự, ngoài giờ dạy học các thầy cô ở đây cũng thường xuyên nói chuyện cùng các em, dạy các em biết cách tự lập và xóa bỏ rào cản tự ti mình là người khuyết tật. Bạn Trần Thị Hồng Hạnh (Nam Định) là học viên nhiễm chất độc da cam, đã tham gia khóa học tại Trung tâm được 3 tháng chia sẻ: "Với mình đây là một môi trường rất tốt để học tập. Các thầy giáo như thầy Hùng luôn nhiệt tình giảng dạy để chúng mình có thể học tốt. Chắc chắn thầy phải tâm huyết lắm mới có thể bám trụ lâu dài được với lớp học này”. Hạnh cũng chia sẻ thêm, bạn đến lớp học với mong muốn sau 6 tháng học nghề có thể tìm được việc làm ổn định.
Lớp công nghệ thông tin thầy Hùng tham gia giảng dạy có 3 giáo viên thay phiên nhau lên lớp theo từng nhiệm vụ riêng. Hùng chuyên về mảng dạy các em đã học được kiến thức chung, có nhu cầu làm việc với các nhà tuyển dụng. "Những ngày được về trung tâm Nghị lực sống, được dạy dỗ và nhìn các em trưởng thành là những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình”, thầy giáo Nguyễn Văn Hùng chia sẻ. Vì thời gian đứng lớp không nhiều, mới đây Hùng cũng xin vào làm việc cho một công ty thiết kế đồ họa của Đan Mạch. Anh cho biết, "Công ty mình đang làm có chương trình hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. Trung tâm Nghị lực sống chịu trách nhiệm đào tạo các em, và khi có đợt tuyển mình sẽ về trung tâm hướng dẫn, bổ túc thêm kiến thức để các em có thể đạt tuyển”. Rời trung tâm, không phải là Hùng rời bỏ những số phận anh đã từng gắn bó mà anh đang đi tìm kiếm cơ hội và một mái nhà thực sự cho những người không may mắn giống mình.
Nguyễn Văn Hùng đang dạy các bạn khuyết tật tại Trung tâm Nghị lực sống
Gặp thầy giáo Hùng trước khi vào lớp học, nhìn dáng vẻ "sành đời”, cách ăn nói như "ông già” của anh khiến tôi đôi lúc giật mình. Tôi không nghĩ người đang đứng trước mặt mình lại là một thanh niên đã gần 30 tuổi. Anh chẳng khác gì một cậu bé học tiểu học, đang vật lộn với chiếc xe đạp điện nặng trịch dẫn tôi tới lớp. Nằm trên tầng 11 của một toà chung cư tại Bán đảo Linh Đàm, thầy giáo Hùng oai phong đứng trước cả lớp giảng bài. Khuôn mặt cũng như giọng nói của anh vẫn đậm chất trẻ con, mặc dù năm nay Hùng đã 27 tuổi. Gặp Hùng lần đầu ít ai nghĩ đây là một thầy giáo, bởi ngoài cặp kính cận che bớt nếp nhăn nơi khóe mắt thì anh hoàn toàn giống một đứa trẻ. Năm 7 tuổi, căn bệnh thiếu hooc môn sinh trưởng đã khiến anh giữ nguyên hình hài của 20 năm trước.
Ngày học cấp 1, gia đình có nhận thấy sự phát triển kém ở Hùng, nhưng chỉ nghĩ con còi hơn các bạn cùng trang lứa, lớn hơn một chút sẽ thay đổi. Thế nhưng lên gần đến cấp 2, Hùng cũng vẫn cứ bé như vậy. Lúc này, gia đình mới đem con đi khám. Hùng nhớ rằng mình đã được đi khám 4 lần ở các bệnh viện ngoài Hà Nội, và khám thêm rất nhiều chỗ khác ở Nghệ An. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng vì thương con nên ông bà cứ dành dụm được ít tiền là lại đưa con đi khám với khát khao cháy bỏng rằng, con sẽ lớn được như các bạn cùng trang lứa. Nhưng sau tất cả mọi cố gắng, họ đành chấp nhận "tiền mất, tật mang”. Khi đến những năm học cấp 2, Hùng cũng dần quen với hình hài không thay đổi của mình. Lúc đầu, anh cũng ngại khi cứ bị các bạn trêu đùa là thằng trẻ con. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian anh "phớt lờ” tất cả. Nói là "phớt lờ” nhưng vẫn có lúc trong lòng mặc cảm tự ti cho số phận của mình. Học hết cấp 3 Hùng cũng ngại chẳng dám đi thi đại học… Mãi sau Hùng theo dì vào miền Nam đăng ký một lớp kỹ thuật viên Tin học trong trường Trung cấp dạy nghề Đồng Nai. Từ năm thứ 2 trở đi, Hùng đã tự mình đi làm gia sư, bảo trì, sửa chữa máy tính để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gửi tiền về cho mẹ bị tai biến. Hùng từng nghĩ, giá như mình như một người bình thường thì có lẽ cơ hội kiếm việc, kiếm tiền lo cho mẹ sẽ tốt hơn.
Dáng vẻ của chàng trai 27 tuổi không khác gì một học sinh tiểu học
Sau này, anh đã gặp được Công Hùng, 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2006 (Hiệp sĩ công nghệ thông tin chỉ với 1 ngón tay cử động được). Và đó được coi như một bước ngoặt lớn trong cuộc đời thầy giáo trẻ con này. Về trung tâm Nghị lực sống, Hùng làm đủ mọi việc để kiếm tiền, từ bán vé máy bay, kế toán, rồi sau đó chuyển sang học và thiết kế đồ họa. "Vừa làm vừa học”, đó là bí quyết để Hùng biết đủ thứ nghề. Khoảng 2 năm trở lại đây, Hùng thường xuyên đứng lớp để dạy tin học cho các em khuyết tật tại trung tâm Nghị lực sống. Mỗi lớp học có khoảng 15 em, các em vừa học tin học, vừa được học kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản và làm đồ handmade.
Tại trung tâm thầy Hùng dạy, các học viên không phải đóng học phí. Mọi người sống chung như một gia đình, mỗi người một việc từ nấu ăn, giặt đồ, dọn dẹp... Chi phí sinh hoạt, thuê phòng được các học viên san sẻ. Thầy Hùng tâm sự, ngoài giờ dạy học các thầy cô ở đây cũng thường xuyên nói chuyện cùng các em, dạy các em biết cách tự lập và xóa bỏ rào cản tự ti mình là người khuyết tật. Bạn Trần Thị Hồng Hạnh (Nam Định) là học viên nhiễm chất độc da cam, đã tham gia khóa học tại Trung tâm được 3 tháng chia sẻ: "Với mình đây là một môi trường rất tốt để học tập. Các thầy giáo như thầy Hùng luôn nhiệt tình giảng dạy để chúng mình có thể học tốt. Chắc chắn thầy phải tâm huyết lắm mới có thể bám trụ lâu dài được với lớp học này”. Hạnh cũng chia sẻ thêm, bạn đến lớp học với mong muốn sau 6 tháng học nghề có thể tìm được việc làm ổn định.
Lớp công nghệ thông tin thầy Hùng tham gia giảng dạy có 3 giáo viên thay phiên nhau lên lớp theo từng nhiệm vụ riêng. Hùng chuyên về mảng dạy các em đã học được kiến thức chung, có nhu cầu làm việc với các nhà tuyển dụng. "Những ngày được về trung tâm Nghị lực sống, được dạy dỗ và nhìn các em trưởng thành là những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình”, thầy giáo Nguyễn Văn Hùng chia sẻ. Vì thời gian đứng lớp không nhiều, mới đây Hùng cũng xin vào làm việc cho một công ty thiết kế đồ họa của Đan Mạch. Anh cho biết, "Công ty mình đang làm có chương trình hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. Trung tâm Nghị lực sống chịu trách nhiệm đào tạo các em, và khi có đợt tuyển mình sẽ về trung tâm hướng dẫn, bổ túc thêm kiến thức để các em có thể đạt tuyển”. Rời trung tâm, không phải là Hùng rời bỏ những số phận anh đã từng gắn bó mà anh đang đi tìm kiếm cơ hội và một mái nhà thực sự cho những người không may mắn giống mình.
Theo ĐĐK