• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Nghệ An Ngư dân với nhiều nỗi lo

HMO

Administrator
Staff member
Ngư dân vui mừng đón nhận Nghị định 67/2014/NĐ - CP của Chính phủ, vì được hỗ trợ vay vốn đóng tàu công suất lớn, bền chắc, yên tâm vươn khơi, bám biển. Tuy nhiên, với cách triển khai đang diễn ra hiện nay thì ngư dân lại thấy vui ít, lo nhiều.

Dân cần tự quyết mẫu tàu
Tính đến thời điểm này, tỉnh Nghệ An xét duyệt được 66 tàu được đóng mới, tuy nhiên kể cả thời gian chuẩn bị đón đầu Nghị định 67 là gần một năm, nhưng chưa đóng được tàu nào.

Dân được quyết định đóng chiếc tàu như ý muốn, đánh bắt sẽ hiệu quả và có tiền trả nợ.
Ông Bùi Tặng ở xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu được tỉnh Nghệ An phê duyệt đóng tàu lưới vây, công suất 600 CV theo tinh thần của Nghị định 67.

Ông Tặng cho rằng: “Chúng tôi được vay tiền lãi suất thấp để đóng tàu, được hỗ trợ tiền bảo hiểm thân tàu và thuyền viên là đỡ được phần nào gánh nặng. Tuy nhiên, chúng tôi muốn được tự quyết định đóng mẫu nào, máy mới hay cũ, ngư lưới cụ ra sao... để có một con tàu tốt nhất, yên tâm vươn khơi bám biển”.

Theo ý kiến của Hiệp Hội nghề cá Việt Nam, Nhà nước nên để ngư dân là người quyết định, mẫu tàu thế nào, đóng ở đâu, mua máy gì... miễn sao là người thực việc thực, chủ tàu không gian lận và khai khống. Nhà nước quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con là điều đáng vui mừng, nhưng tránh sự áp đặt, không phù hợp như dự án xa bờ năm 1997.

Người dân phải có quyền quyết định đóng tàu gì, đi nghề nào, đánh bắt ngư trường ở đâu, làm như vậy sẽ nâng cao ý thức của bà con với số tiền đã vay của Nhà nước. Mục đích là hiệu quả kinh tế mang lại, tàu đi không có thu nhập, thua lỗ thường xuyên thì không có thuyền viên tham gia, dẫn tới giải thể.

Đồng quan điểm với Hiệp Hội nghề cá Việt Nam, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, ông Trương Minh Hoàng nêu ý kiến: “Để tránh tình trạng cục bộ, lợi ích nhóm, chính quyền và ngân hàng chỉ định nơi đóng tàu, nơi mua lưới cụ, mua máy đẩy... , tôi đề nghị Chính phủ nên thành lập Hội đồng từ cấp xã đến cấp Trung ương, để chịu trách nhiệm, thường xuyên giám sát, không để làm thất thoát nguồn kinh phí của Nhà nước, nhất là gánh nặng đè lên vai của người lao động. Người đóng tàu, người ra chủ trương, đơn vị đóng tàu phải cùng với ngư dân ra biển xem cách thức tàu mình đưa ra, nhằm rút kinh nghiệm phù hợp với từng ngư trường”.

“Yêu cầu các bộ, ngành đưa các ngân hàng thương mại tham gia Tổ phê duyệt chủ tàu cá của địa phương để thúc đẩy việc lập danh sách chủ tàu cá và giải ngân. Bà con vay được một đồng cũng khổ sở để mà làm ăn, trả nợ lắm chứ, nên các bộ, ngành, địa phương và ngân hàng phải giải quyết, tạo điều kiện tối đa. Đề nghị cứ 6 tháng sẽ sơ kết việc thực hiện Nghị định 67 một lần, đồng thời chuẩn bị tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương để nghe và giải quyết nhiều hơn những khó khăn trong thực hiện”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo Nghị định 67 Trung ương ở Hà Nội ngày 28/2.

Theo giá của nhà phân phối động cơ máy thủy Mitsubishi tại Việt Nam mời chào các chủ tàu ở Nghệ An, chi phí cho mỗi mã lực là 2,8 triệu đồng, chưa tính hộp số và chân vịt.

Cụ thể một tàu 600CV chi mua khoảng gần 2 tỷ đồng tiền máy đẩy, chi phí đóng một chiếc tàu mới sẽ cao, đồng nghĩa với khoản vay ngân hàng tăng, việc trả nợ khó khăn hơn. Ngư dân có nguyện vọng được mua máy cũ, hạ thấp giá thành đóng tàu, dễ bề trả nợ.

Về tiến độ rót vốn, các chủ tàu được phê duyệt ở Nghệ An không khỏi băn khoăn, lo lắng. Vì chủ tàu không được trực tiếp chi trả số tiền vay, mà do ngân hàng làm việc với chủ đơn vị đóng tàu. Thuận lợi không nói, nhưng nếu giữa đơn vị đóng tàu và ngân hàng có vấn đề vướng mắc, kéo dài thời gian hoàn thiện con tàu thì ngư dân không biết kêu ai?

Theo ông Lê Đức Cường, Bí thư Huyện ủy Quỳnh Lưu, Chính phủ cần có quy định rõ về tiến độ ngân hàng thương mại (NHTM) thẩm định và rót vốn, tránh việc tiêu cực, gây khó khăn cho người dân.

Tháo gỡ chính sách vay
“Nghị định 67 của Chính phủ chỉ quy định chủ tàu lấy thân tàu làm tài sản thế chấp để vay tiền, các NHTM nên thực hiện đúng với nghị định, để tạo thuận lợi cho người dân”, ngư dân Trần Dũng ở huyện Quỳnh Lưu nêu ý kiến. Theo ông Dũng, Chính phủ đã hỗ trợ các chủ tàu kinh phí đóng bảo hiểm, nếu rủi ro xẩy ra thì có công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm, vì vậy ngân hàng không cứ phải bắt ngư dân có thêm tài sản thế chấp.

Ngày 4/3/2015, huyện Quỳnh Lưu tổ chức Hội nghị giữa 33 chủ tàu được phê duyệt tham gia dự án, đại diện Ban chỉ đạo Nghị định 67 tỉnh Nghệ An và lãnh đạo các NHTM để tháo gỡ các vướng mắc. Các NHTM đã cảnh báo chủ tàu nên thận trọng khi tham gia dự án này “có người mất nhà lúc nào không biết chừng”, vì giá con tàu đóng theo giới thiệu và chỉ định sẽ cao rất nhiều so với thực tế.

Nói về vấn đề này, ông Lê Đức Cường, Bí thư Huyện ủy Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho hay: “Hiện nay triển khai Nghị định 67 của Chính phủ ở Quỳnh Lưu có quá nhiều vướng mắc, gây khó khăn khiến ngư dân không mấy mặn mà với chính sách này. Chúng tôi đang tìm cách tháo gỡ để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân”. Còn tài sản thế chấp, ông Cường đề nghị các NHTM phải thực hiện đúng với tinh thần của Nghị định 67, để tránh việc “trên nói một đằng dưới làm một nẻo”.
Theo Tin Tức
 

Ads HMO

Ads HMO

Top