Để săn loài hải sản được coi là “thần dược” cường dương, những ngư dân ở Nghệ An phải ngâm mình dưới nước biển, bất kể trời nóng bức hay lạnh buốt.
Bí quyết của “thợ săn” rum
Khoảng từ ra giêng đến tháng 10 hàng năm, hàng trăm ngư dân vùng biển xã Diễn Kim (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) lại tất bật với công việc đi bắt rum biển.
Loài hải sản này có màu xám đất, thân dạng ống và dài như quả dưa chuột, quanh mình có nhiều chất nhớt, trơn. Ở giữa thân phình to, thon nhỏ ở hai đầu, trên miệng có nhiều tua. Thức ăn của chúng là phù du và các chất hữu cơ dưới biển.
Một trong những cách chúng bắt mồi là nằm trong sóng và bắt những loài trôi dạt bằng xúc tu. Đây là món ăn bổ dưỡng và khoái khẩu của nhiều người, còn được cho là vị thuốc “thần dược”, cường dương.
Có gần 40 năm thâm niên trong nghề, ông Lê Sóng Lạng (57 tuổi), ngụ xóm 7 cho biết, năm 10 tuổi đã theo cha ra biển đánh bắt cá và con rum. Lúc trước, rum biển ở nơi đây rất nhiều, có ngày hai cha con bắt được hai chậu thau, ước chừng 30 kg. Tuy nhiên, thời điểm đó, giá trị kinh tế của loài hải sản này rất thấp.
Vì xuất hiện với số lượng lớn nên nhiều năm trước hầu như gia đình nào cũng có người đi bắt rum. Căn cứ vào con nước thủy triều, các ngư dân lại chuẩn bị đồ nghề ra biển. Mỗi tháng có khoảng 2 tuần có con nước để săn rum biển, nhiều người đi cả ngày lẫn đêm.
Thông thường, họ bắt đầu ra biển từ 2h sáng và về nhà lúc 8h. Sản phẩm thu được bán cho các nhà hàng, thương lái. Buổi chiều, các ngư dân sẽ xuất phát lúc 12h, công việc kéo dài đến 15h cùng ngày.
Nổi tiếng là “có duyên” bắt rum tại vùng biển này phải kể đến cha con ông Hà Nghiêm (60 tuổi) và anh Hà Ngọc (31 tuổi), cùng ngụ xóm 7. Anh Ngọc cho hay: “Tôi làm nghề này cũng ngót nghét 20 năm. Nhiều năm trước, loài hải sản này nhiều vô kể, chỉ cần đi xuống biển cách vài sải tay, khua chân một hồi là bắt được cả thau, gánh vẹo vai. Dần về sau, nó càng ít nên công việc mưu sinh vất vả hơn”.
Để bắt được rum biển, cần cầm theo cái xiên được làm bằng sắt, đầu nhọn, dài chừng 25cm và túi đựng. Ngư dân đi chân trần, lội ra vùng biển gần ngập đầu người rồi đi giật lùi, hai chân liên tục đạp nhẹ xuống đất để tìm dấu vết con rum. Mỗi khi bàn chân cảm nhận được trúng con mồi, thợ săn ngay lập tức lặn xuống, một tay nắm lấy thân hải sâm, một tay thọc sâu đón bắt rồi cho vào túi mang theo bên mình.
Thân rum rất trơn nên dễ tuột khỏi lòng bàn tay, vì vậy ngư dân phải hết sức khéo léo và nhanh nhẹn. Người có kinh nghiệm mới bắt được chứ không có kinh nghiệm thì chỉ chạm được vào rum một cái là mất dấu ngay. Yêu cầu của thợ săn rum là có sức khỏe, dẻo dai, bơi giỏi và chịu khó.
Nghề bắt rum biển đã nuôi gia đình ông Lạng nhiều năm nayMỗi ngày 5 tiếng ngâm mình dưới biển
Đối với những người sành nghề, lặn biển giỏi, họ còn bắt rum bằng cách “trồng cây chuối”. Anh Ngọc giải thích: “Sau khi đã lấy đầy hơi, tôi lộn ngược người, hai chân chổng lên trời, hai tay sờ dưới đáy biển. Nếu phát hiện ra con rum, tay tôi liền nắm chặt, cho vào túi. Tuy nhiên, cách làm này ít người sử dụng, ai thạo nghề mới hay dùng đến, bắt được nhiều hơn”.
Hiện loài hải sản này không còn nhiều như trước. Do vậy giá cả cao hơn rất nhiều. Trung bình 1 kg rum với chừng 30 con có giá từ 120 đến 150 nghìn đồng. Có thời điểm khan hiếm, rum biển được bán với giá gần 300 nghìn đồng/kg.
Anh Ngọc cho biết, chừng 4 năm trở lại đây, rum biển được một số thương lái Trung Quốc cử người sang mua về làm thức ăn và thuốc bổ, ngư dân rủ nhau đi tìm “lộc biển” nhiều hơn.
Trước đây, rum ở ven biển xứ Nghệ rất nhiều và rẻ, nhưng do bị săn bắt quá nhiều nên hiện nay ngày càng hiếm. Để bắt được số lượng lớn rum để nhập cho các nhà hàng, thương lái, ngư dân phải sắm thêm đồ nghề mới như áo phao gắn chì nặng chừng 15kg và đồ lặn. Mỗi ngày, trung bình một ngư dân bắt được từ 3 - 4 kg rum biển, thu về chừng 600 đến 700 nghìn đồng.
Riêng với cha con ông Nghiêm số tiền kiếm được nhiều hơn. “Ngày bình thường, sau chừng 5 tiếng đồng hô ngâm mình dưới biển, tôi có thể kiếm được tiền triệu, nhưng công việc khá vất vả. Nếu trời lạnh phải lên bờ sớm hơn nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Làm nghề phải biết điểm dừng, nếu quá tham sẽ gặp rủi ro”, anh Ngọc nói.
Người thanh niên này bùi ngùi kể, làng biển đã từng chứng kiến bạn nghề ra đi vì chết đuối. Nạn nhân đó không may bị chuột rút chân, sau ít phút chới với ngoài biển đã vĩnh viễn ra đi. Đó là bài học để những người như anh Ngọc ghi nhớ trước mỗi lần xuống biển tìm kiếm “lộc biển”.
Nhiều nhà hàng dọc bãi biển Diễn Châu chỉ bán rum biểnMấy năm trở lại đây, cha con ông Nghiêm và nhiều người trong làng đã mở rộng phạm vi đánh bắt rum. Thay vì chỉ quanh quẩn ở vùng biển quê mình, họ di chuyển sang Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Công việc tương đối khổ cực, nguy hiểm luôn rình rập nhưng họ vẫn phải bám nghề, vì ngoài “cần câu cơm” đó ra, chưa biết mưu sinh bằng công việc gì khác.
Thực hư tác dụng:
Nhiều ngư dân cho biết, loại hải sâm này có ở các tỉnh ven biển miền Trung, trong đó Nghệ An, Thanh Hóa là nhiều nhất. Theo kinh nghiệm dân gian, hải sâm phơi khô, tán bột là vị thuốc có tác dụng trị các bệnh về suy giảm khả năng sinh dục, yếu sinh lý.
Còn nếu ăn tươi có tác dụng bổ dưỡng và tăng “nóng” bản lĩnh đàn ông. Dù khoa học chưa chứng minh tác dụng, nhưng các món ăn từ hải sâm vẫn được một số người đặc biệt ưa chuộng.
Anh Nguyễn Văn Tâm, chủ một nhà hàng ven biển huyện Diễn Châu cho biết: “Khách rất thích món ăn này, nhưng ai muốn ăn phải đặt trước một vài ngày mới có. Rum có thể chế biến thành nhiều món, trong đó món rum om chuối, rum cuốn lá lốt rất thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng”.
Vào mùa hè, nhiều khách từ khắp nơi tìm về vùng biển này để thưởng thức món ăn tăng cường “bản lĩnh đàn ông”. Có người khi ra về còn mua hẳn 5 kg để ăn dần và biếu tặng bạn bè.
Loài hải sản được nhiều người săn lùng
Có thời điểm, họ còn “trồng cây chuối” dưới biển để tìm kiếm “lộc biển”. Hải sâm (con rum) mang lại giá trị kinh tế, nhưng cũng vì loài hải sản đó, không ít người đã gặp nạn.Bí quyết của “thợ săn” rum
Khoảng từ ra giêng đến tháng 10 hàng năm, hàng trăm ngư dân vùng biển xã Diễn Kim (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) lại tất bật với công việc đi bắt rum biển.
Loài hải sản này có màu xám đất, thân dạng ống và dài như quả dưa chuột, quanh mình có nhiều chất nhớt, trơn. Ở giữa thân phình to, thon nhỏ ở hai đầu, trên miệng có nhiều tua. Thức ăn của chúng là phù du và các chất hữu cơ dưới biển.
Một trong những cách chúng bắt mồi là nằm trong sóng và bắt những loài trôi dạt bằng xúc tu. Đây là món ăn bổ dưỡng và khoái khẩu của nhiều người, còn được cho là vị thuốc “thần dược”, cường dương.
Có gần 40 năm thâm niên trong nghề, ông Lê Sóng Lạng (57 tuổi), ngụ xóm 7 cho biết, năm 10 tuổi đã theo cha ra biển đánh bắt cá và con rum. Lúc trước, rum biển ở nơi đây rất nhiều, có ngày hai cha con bắt được hai chậu thau, ước chừng 30 kg. Tuy nhiên, thời điểm đó, giá trị kinh tế của loài hải sản này rất thấp.
Anh Ngọc chia sẻ những bí quyết bắt hải sản
“Ngày đó chúng tôi bán theo con chứ không cân như bây giờ. 100 con rum có giá trung bình 5 nghìn đồng, hôm nào đắt nhất cũng chỉ 15 nghìn đồng. Do vậy, người dân chúng tôi thường sử dụng rum biển để chế biến thức ăn trong gia đình”, ông Lạng hồi nhớ.Vì xuất hiện với số lượng lớn nên nhiều năm trước hầu như gia đình nào cũng có người đi bắt rum. Căn cứ vào con nước thủy triều, các ngư dân lại chuẩn bị đồ nghề ra biển. Mỗi tháng có khoảng 2 tuần có con nước để săn rum biển, nhiều người đi cả ngày lẫn đêm.
Thông thường, họ bắt đầu ra biển từ 2h sáng và về nhà lúc 8h. Sản phẩm thu được bán cho các nhà hàng, thương lái. Buổi chiều, các ngư dân sẽ xuất phát lúc 12h, công việc kéo dài đến 15h cùng ngày.
Nổi tiếng là “có duyên” bắt rum tại vùng biển này phải kể đến cha con ông Hà Nghiêm (60 tuổi) và anh Hà Ngọc (31 tuổi), cùng ngụ xóm 7. Anh Ngọc cho hay: “Tôi làm nghề này cũng ngót nghét 20 năm. Nhiều năm trước, loài hải sản này nhiều vô kể, chỉ cần đi xuống biển cách vài sải tay, khua chân một hồi là bắt được cả thau, gánh vẹo vai. Dần về sau, nó càng ít nên công việc mưu sinh vất vả hơn”.
Để bắt được rum biển, cần cầm theo cái xiên được làm bằng sắt, đầu nhọn, dài chừng 25cm và túi đựng. Ngư dân đi chân trần, lội ra vùng biển gần ngập đầu người rồi đi giật lùi, hai chân liên tục đạp nhẹ xuống đất để tìm dấu vết con rum. Mỗi khi bàn chân cảm nhận được trúng con mồi, thợ săn ngay lập tức lặn xuống, một tay nắm lấy thân hải sâm, một tay thọc sâu đón bắt rồi cho vào túi mang theo bên mình.
Thân rum rất trơn nên dễ tuột khỏi lòng bàn tay, vì vậy ngư dân phải hết sức khéo léo và nhanh nhẹn. Người có kinh nghiệm mới bắt được chứ không có kinh nghiệm thì chỉ chạm được vào rum một cái là mất dấu ngay. Yêu cầu của thợ săn rum là có sức khỏe, dẻo dai, bơi giỏi và chịu khó.
Nghề bắt rum biển đã nuôi gia đình ông Lạng nhiều năm nay
Đối với những người sành nghề, lặn biển giỏi, họ còn bắt rum bằng cách “trồng cây chuối”. Anh Ngọc giải thích: “Sau khi đã lấy đầy hơi, tôi lộn ngược người, hai chân chổng lên trời, hai tay sờ dưới đáy biển. Nếu phát hiện ra con rum, tay tôi liền nắm chặt, cho vào túi. Tuy nhiên, cách làm này ít người sử dụng, ai thạo nghề mới hay dùng đến, bắt được nhiều hơn”.
Hiện loài hải sản này không còn nhiều như trước. Do vậy giá cả cao hơn rất nhiều. Trung bình 1 kg rum với chừng 30 con có giá từ 120 đến 150 nghìn đồng. Có thời điểm khan hiếm, rum biển được bán với giá gần 300 nghìn đồng/kg.
Anh Ngọc cho biết, chừng 4 năm trở lại đây, rum biển được một số thương lái Trung Quốc cử người sang mua về làm thức ăn và thuốc bổ, ngư dân rủ nhau đi tìm “lộc biển” nhiều hơn.
Trước đây, rum ở ven biển xứ Nghệ rất nhiều và rẻ, nhưng do bị săn bắt quá nhiều nên hiện nay ngày càng hiếm. Để bắt được số lượng lớn rum để nhập cho các nhà hàng, thương lái, ngư dân phải sắm thêm đồ nghề mới như áo phao gắn chì nặng chừng 15kg và đồ lặn. Mỗi ngày, trung bình một ngư dân bắt được từ 3 - 4 kg rum biển, thu về chừng 600 đến 700 nghìn đồng.
Riêng với cha con ông Nghiêm số tiền kiếm được nhiều hơn. “Ngày bình thường, sau chừng 5 tiếng đồng hô ngâm mình dưới biển, tôi có thể kiếm được tiền triệu, nhưng công việc khá vất vả. Nếu trời lạnh phải lên bờ sớm hơn nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Làm nghề phải biết điểm dừng, nếu quá tham sẽ gặp rủi ro”, anh Ngọc nói.
Người thanh niên này bùi ngùi kể, làng biển đã từng chứng kiến bạn nghề ra đi vì chết đuối. Nạn nhân đó không may bị chuột rút chân, sau ít phút chới với ngoài biển đã vĩnh viễn ra đi. Đó là bài học để những người như anh Ngọc ghi nhớ trước mỗi lần xuống biển tìm kiếm “lộc biển”.
Nhiều nhà hàng dọc bãi biển Diễn Châu chỉ bán rum biển
Thực hư tác dụng:
Nhiều ngư dân cho biết, loại hải sâm này có ở các tỉnh ven biển miền Trung, trong đó Nghệ An, Thanh Hóa là nhiều nhất. Theo kinh nghiệm dân gian, hải sâm phơi khô, tán bột là vị thuốc có tác dụng trị các bệnh về suy giảm khả năng sinh dục, yếu sinh lý.
Còn nếu ăn tươi có tác dụng bổ dưỡng và tăng “nóng” bản lĩnh đàn ông. Dù khoa học chưa chứng minh tác dụng, nhưng các món ăn từ hải sâm vẫn được một số người đặc biệt ưa chuộng.
Anh Nguyễn Văn Tâm, chủ một nhà hàng ven biển huyện Diễn Châu cho biết: “Khách rất thích món ăn này, nhưng ai muốn ăn phải đặt trước một vài ngày mới có. Rum có thể chế biến thành nhiều món, trong đó món rum om chuối, rum cuốn lá lốt rất thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng”.
Vào mùa hè, nhiều khách từ khắp nơi tìm về vùng biển này để thưởng thức món ăn tăng cường “bản lĩnh đàn ông”. Có người khi ra về còn mua hẳn 5 kg để ăn dần và biếu tặng bạn bè.
Theo PLO