Mỗi lần nhìn đứa con trai tội nghiệp đang bị bệnh tật hành hạ, chị Vân đều hy vọng: “Tôi ước một ngày nào đó, con tôi có thể cắp sách tới trường và tôi sẽ là cô giáo của nó”...
Những khi vẽ ra viễn cảnh tương lai đầy hạnh phúc ấy, đôi mắt chị Trương Thị Vân (SN 1984), trú tại đội 6, xóm Vĩnh Thành, xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ lại như rực sáng lên. Nhưng điều ước tưởng chừng bé nhỏ đó lại là cả một ước mơ cháy bỏng đến khó khăn mà không biết bao giờ chị mới thực hiện được.
Sinh ra trên mảnh đất xứ Nghệ hiếu học, ngay từ bé, chị Vân đã ấp ủ ước mơ và cố gắng học tập để sau này được đặt chân đến giảng đường đại học. Và rồi sự quyết tâm và niềm ước mơ ấy cũng đã thành công khi chị chính thức trở thành cô sinh viên chuyên ngành lịch sử của trường Đại học Vinh. Ngày hay tin chị đậu đại học, gia đình và bạn bè đều mừng cho chị. Sau 4 năm đèn sách với bao khó khăn của cuộc sống sinh viên, chị ra trường với tấm bằng loại khá. Ngày cầm trên tay tấm bằng đại học, chị mừng vui khôn xiết bởi từ đây chị sẽ có cơ hội tìm được cho mình một công việc ổn định, để bắt đầu một cuộc sống mới.
Thế nhưng, người tính không bằng trời tính, ngày chị ra trường cũng là lúc gia đình gặp biến cố khi cậu em trai bị tai nạn giao thông. Vậy là chị đành gác lại tương lai tươi sáng, gác lại ước mơ trở thành giáo viên để cùng gia đình dồn lo chữa trị cho em. Từ ngày em trai bị nạn, bao nhiêu của cải giành dụm được bấy lâu, bố mẹ chị đã dồn hết để chữa trị. Thời gian em trai nằm viện cũng là khoảng thời gian mà số nợ ngân hàng của gia đình chị tăng lên. Kinh tế gia đình vốn khó khăn nay lại càng chật vật hơn.
Mải miết với việc tìm lại cuộc sống cho em trai, chị Vân đành bỏ lỡ bao nhiêu thời gian và cơ hội tìm kiếm việc làm cho bản thân. Đến khi chị quyết định dành ít thời gian lo cho bản thân thì mọi việc đã trở nên khó khăn hơn. Cuộc sống, tương lai mịt mù dường như đang chờ đợi chị ở phía trước. Quá mệt mỏi, nên đã có lúc chị muốn buông xuôi tất cả.
Nhớ lại khi con trai Trương Văn Mạnh (SN 2012) được hơn 6 tháng, anh chị phát hiện con có dấu hiệu phát triển không bình thường như những đứa trẻ khác. Lúc này, anh chị đã khăn gói đưa con xuống Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An để thăm khám. Tuy nhiên, tại đây, các bác sỹ không chuẩn đoán được căn bệnh mà cháu đang mắc phải. Anh chị đành ngậm ngùi đưa con về nhà trong sự lo lắng khôn nguôi.
Ba tháng sau, trước sự phát triển không bình thường ngày càng rõ rệt của con trai, anh Thủy và chị Vân lại quyết định đưa con đi thăm khám một lần nữa với mong muốn tìm ra căn bệnh con đang mắc. Và rồi lần này, đôi vợ chồng trẻ như chết lặng khi bác sỹ kết luận cháu Mạnh bị bệnh bại não bẩm sinh.
Từ ngày hay tin con bị bệnh, anh chị dồn hết tài sản tích góp bấy lâu để chạy chữa cho con. Để có tiền chữa bệnh, anh chị lại phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Ba lần đưa con xuống viện chữa trị là cả ba lần anh chị đi vay mượn tiền bạc, thậm chí là vay ngân hàng với lãi suất cao. Đến nay, số nợ ngân hàng đã lên đến hơn 60 triệu đồng, nhưng bệnh tình của cháu Mạnh vẫn chưa có chuyển biến gì.
Khó khăn là thế nhưng tình mẫu tử, phụ tử đã tiếp thêm nghị lực để anh chị không nản lòng và quyết định đưa con ra Hà Nội chữa trị. Tại đây, các bác sĩ cũng kết luận cháu Mạnh bị bại não bẩm sinh và phải chữa trị lâu dài.
Quệt vội dòng nước mắt đang tuôn trào trên gò má, chị Vân cho biết: “Sinh con ra như thế ai mà không đau, không xót. Một năm trước bác sỹ dặn là đưa con trở lại khám, nhưng chắcvợ chồng tôi đành chịu vậy, chứ khám ra bệnh rồi lấy tiền đâu mà chữa trị. Thà cứ để con ở nhà, mẹ con chăm sóc lấy nhau rồi cầu mong trời phật ban cho điều kỳ diệu”.
Căn nhà nhỏ vốn đã thưa người nay lại càng lạnh lẽo hơn khi hàng ngày chỉ thấy hình bóng chị thấp thoáng ra vào. Không thể trông chờ vào hai sào ruộng và mấy thửa sắn, anh Thủy đành để lại vợ dại, con thơ để lên đường vào miền Nam làm thuê kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, đồng lương công nhân ít ỏi cũng chỉ đủ để anh chi tiêu qua ngày và dè xẻn gửi về để vợ mua thuốc cho con.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi như đỡ ngột ngạt hơn khi bé Mạnh có thể tự ngồi mà không cần sự nâng đỡ của mẹ. Nhưng cái ngồi ấy chưa kịp kéo dài niềm vui cho người mẹ trẻ thì bé bỗng ngã nhào xuống, không thể tự ngồi dậy được.
“Thằng bé vẫn không thể nâng nổi thân mình lên. Nhiều lúc bận việc để con nằm mãi trên chiếc chiếu cói trong cái gió Lào nóng nực này mà lòng tôi đau đến thắt ruột. Tôi đành phải nuốt nước mắt cho con nằm vậy để chăm lo đồng ruộng kiếm thêm đồng vào đồng ra mà mua thuốc cho con. Ông bà hai bên nội ngoại cũng bận việc đồng áng nên thi thoảng mới có thời gian bế cháu”, chị Vân chia sẻ.
Chị chỉ mong sao có tiền để đưa con trai đi chữa trị Trao đổi về hoàn cảnh gia đình chị Vân, ông Trần Văn Sơn, Xóm trưởng xóm Vĩnh Thành cho biết: “Trong xóm này hoàn cảnh khó khăn và đáng thương nhất là gia đình của chị Vân. Chị Vân được học hành tử tế nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên giờ phải ở nhà. Cuộc sống của vợ chồng anh chị càng thêm khổ cực khi đứa con trai bị bệnh bại não bẩm sinh. Giờ chỉ mong sao có các nhà hảo tâm hỗ trợ cho cháu Mạnh có điều kiện chữa trị, giúp cháu có thể tự vận động chăm sóc được bản thân.”
Mải mê trò chuyện nên khi chúng tôi chia tay mẹ con chị Vân ra về thì căn nhà nhỏ kia đã bắt đầu lên đèn. Trong ngôi nhà cấp bốn lụp xụp chỉ vừa kê đủ chiếc giường và bộ bàn ghế nhỏ, hình ảnh cô cử nhân với đứa con mang căn bệnh bại não bẩm sinh vẫn mãi ám ảnh trong trí nhớ chúng tôi. Rồi đây, liệu căn nhà đó có được rộn rã tiếng cười trẻ thơ không, hay một lần nữa, họ lại phải sống lầm lũi trong số phận bất hạnh. Câu nói bỏ dỡ giữa chừng của chị Vân vẫn còn vang vọng bên tai: “Em chỉ ước một lần được làm cô giáo dạy chính con mình...”
Những khi vẽ ra viễn cảnh tương lai đầy hạnh phúc ấy, đôi mắt chị Trương Thị Vân (SN 1984), trú tại đội 6, xóm Vĩnh Thành, xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ lại như rực sáng lên. Nhưng điều ước tưởng chừng bé nhỏ đó lại là cả một ước mơ cháy bỏng đến khó khăn mà không biết bao giờ chị mới thực hiện được.
Sinh ra trên mảnh đất xứ Nghệ hiếu học, ngay từ bé, chị Vân đã ấp ủ ước mơ và cố gắng học tập để sau này được đặt chân đến giảng đường đại học. Và rồi sự quyết tâm và niềm ước mơ ấy cũng đã thành công khi chị chính thức trở thành cô sinh viên chuyên ngành lịch sử của trường Đại học Vinh. Ngày hay tin chị đậu đại học, gia đình và bạn bè đều mừng cho chị. Sau 4 năm đèn sách với bao khó khăn của cuộc sống sinh viên, chị ra trường với tấm bằng loại khá. Ngày cầm trên tay tấm bằng đại học, chị mừng vui khôn xiết bởi từ đây chị sẽ có cơ hội tìm được cho mình một công việc ổn định, để bắt đầu một cuộc sống mới.
Thế nhưng, người tính không bằng trời tính, ngày chị ra trường cũng là lúc gia đình gặp biến cố khi cậu em trai bị tai nạn giao thông. Vậy là chị đành gác lại tương lai tươi sáng, gác lại ước mơ trở thành giáo viên để cùng gia đình dồn lo chữa trị cho em. Từ ngày em trai bị nạn, bao nhiêu của cải giành dụm được bấy lâu, bố mẹ chị đã dồn hết để chữa trị. Thời gian em trai nằm viện cũng là khoảng thời gian mà số nợ ngân hàng của gia đình chị tăng lên. Kinh tế gia đình vốn khó khăn nay lại càng chật vật hơn.
Mải miết với việc tìm lại cuộc sống cho em trai, chị Vân đành bỏ lỡ bao nhiêu thời gian và cơ hội tìm kiếm việc làm cho bản thân. Đến khi chị quyết định dành ít thời gian lo cho bản thân thì mọi việc đã trở nên khó khăn hơn. Cuộc sống, tương lai mịt mù dường như đang chờ đợi chị ở phía trước. Quá mệt mỏi, nên đã có lúc chị muốn buông xuôi tất cả.
Chị Vân nghẹn ngào khi kể về cuộc đời bất hạnh của mình
Năm 2011, chị gặp rồi cảm mến và xây dựng gia đình cùng anh Trương Văn Thủy (SN 1982). Một năm sau, đôi vợ chồng trẻ vỡ òa hạnh phúc chào đón thành viên thứ 3 chào đời. Những tưởng rồi đây mái ấm nhỏ của anh chị sẽ đầy ắp tiếng cười trẻ thơ, nhưng trò đùa của số phận lại một lần nữa đánh gục cuộc đời chị, khi anh chị phát hiện con trai mình bị bệnh bại não bẩm sinh. Nhớ lại khi con trai Trương Văn Mạnh (SN 2012) được hơn 6 tháng, anh chị phát hiện con có dấu hiệu phát triển không bình thường như những đứa trẻ khác. Lúc này, anh chị đã khăn gói đưa con xuống Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An để thăm khám. Tuy nhiên, tại đây, các bác sỹ không chuẩn đoán được căn bệnh mà cháu đang mắc phải. Anh chị đành ngậm ngùi đưa con về nhà trong sự lo lắng khôn nguôi.
Ba tháng sau, trước sự phát triển không bình thường ngày càng rõ rệt của con trai, anh Thủy và chị Vân lại quyết định đưa con đi thăm khám một lần nữa với mong muốn tìm ra căn bệnh con đang mắc. Và rồi lần này, đôi vợ chồng trẻ như chết lặng khi bác sỹ kết luận cháu Mạnh bị bệnh bại não bẩm sinh.
Từ ngày hay tin con bị bệnh, anh chị dồn hết tài sản tích góp bấy lâu để chạy chữa cho con. Để có tiền chữa bệnh, anh chị lại phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Ba lần đưa con xuống viện chữa trị là cả ba lần anh chị đi vay mượn tiền bạc, thậm chí là vay ngân hàng với lãi suất cao. Đến nay, số nợ ngân hàng đã lên đến hơn 60 triệu đồng, nhưng bệnh tình của cháu Mạnh vẫn chưa có chuyển biến gì.
Khó khăn là thế nhưng tình mẫu tử, phụ tử đã tiếp thêm nghị lực để anh chị không nản lòng và quyết định đưa con ra Hà Nội chữa trị. Tại đây, các bác sĩ cũng kết luận cháu Mạnh bị bại não bẩm sinh và phải chữa trị lâu dài.
Quệt vội dòng nước mắt đang tuôn trào trên gò má, chị Vân cho biết: “Sinh con ra như thế ai mà không đau, không xót. Một năm trước bác sỹ dặn là đưa con trở lại khám, nhưng chắcvợ chồng tôi đành chịu vậy, chứ khám ra bệnh rồi lấy tiền đâu mà chữa trị. Thà cứ để con ở nhà, mẹ con chăm sóc lấy nhau rồi cầu mong trời phật ban cho điều kỳ diệu”.
Căn nhà nhỏ vốn đã thưa người nay lại càng lạnh lẽo hơn khi hàng ngày chỉ thấy hình bóng chị thấp thoáng ra vào. Không thể trông chờ vào hai sào ruộng và mấy thửa sắn, anh Thủy đành để lại vợ dại, con thơ để lên đường vào miền Nam làm thuê kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, đồng lương công nhân ít ỏi cũng chỉ đủ để anh chi tiêu qua ngày và dè xẻn gửi về để vợ mua thuốc cho con.
Ngôi nhà nhỏ không có gì đáng giá của gia đình chị Vân
Cô cử nhân ngày nào với bao ước mơ trên giảng đường đại học, giờ đã gầy gò đến khắc khổ hơn, trước những nghiệp ngã của số phận. Đôi tay cầm bút kia giờ thoăn thoát với những mảnh ruộng và gân guốc, chai sần đi bởi những ngày cuốc sắn trên nương. Có những lúc chị như muốn buông xuối tất cả, nhưng nhìn đứa con ngây ngô chưa có lấy những cảm nhận về cuộc đời, chị lại như có thêm nghị lực để đấu tranh với số phận. Cuộc trò chuyện của chúng tôi như đỡ ngột ngạt hơn khi bé Mạnh có thể tự ngồi mà không cần sự nâng đỡ của mẹ. Nhưng cái ngồi ấy chưa kịp kéo dài niềm vui cho người mẹ trẻ thì bé bỗng ngã nhào xuống, không thể tự ngồi dậy được.
“Thằng bé vẫn không thể nâng nổi thân mình lên. Nhiều lúc bận việc để con nằm mãi trên chiếc chiếu cói trong cái gió Lào nóng nực này mà lòng tôi đau đến thắt ruột. Tôi đành phải nuốt nước mắt cho con nằm vậy để chăm lo đồng ruộng kiếm thêm đồng vào đồng ra mà mua thuốc cho con. Ông bà hai bên nội ngoại cũng bận việc đồng áng nên thi thoảng mới có thời gian bế cháu”, chị Vân chia sẻ.
Chị chỉ mong sao có tiền để đưa con trai đi chữa trị
Mải mê trò chuyện nên khi chúng tôi chia tay mẹ con chị Vân ra về thì căn nhà nhỏ kia đã bắt đầu lên đèn. Trong ngôi nhà cấp bốn lụp xụp chỉ vừa kê đủ chiếc giường và bộ bàn ghế nhỏ, hình ảnh cô cử nhân với đứa con mang căn bệnh bại não bẩm sinh vẫn mãi ám ảnh trong trí nhớ chúng tôi. Rồi đây, liệu căn nhà đó có được rộn rã tiếng cười trẻ thơ không, hay một lần nữa, họ lại phải sống lầm lũi trong số phận bất hạnh. Câu nói bỏ dỡ giữa chừng của chị Vân vẫn còn vang vọng bên tai: “Em chỉ ước một lần được làm cô giáo dạy chính con mình...”
Mọi sự đóng góp của nhà hảo tâm xin gửi về địa chỉ:
Chị Trương Thị Vân
Đội 6, xóm Vĩnh Thành, xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
SĐT: 01664332529
Chị Trương Thị Vân
Đội 6, xóm Vĩnh Thành, xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
SĐT: 01664332529