Trạm dã chiến chữa dịch sởi tại trường tiểu học Piêng Cọoc (Mai Sơn, Tương Dương) sẽ giải tán sau những ngày làm nơi chữa trị cho 48 trẻ của địa phương bị dịch sởi. Trường học sẽ hoạt động trở lại sau một tuần nữa.
Sáng 17/10, trao đổi với pv, ông Hoàng Đăng Hảo, Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, sáng nay trạm dã chiến tại trường tiểu học Piêng Cọoc, chỉ còn 4 bệnh nhân. Đây là tốp bệnh nhân cuối cùng trong số 48 cháu được điều trị những ngày qua, dự kiến trở về nhà trong ngày hôm nay. Trạm dã chiến vì thế sẽ được giải tán sau 5 ngày hoạt động.
Trạm dã chiến tại Piêng Cọoc được lập 5 ngày qua để chữa trị cho 48 cháu bị nhiễm bệnh và khống chế ổ dịch. Ảnh: Tân Hợi.
Theo ông Hảo, đoàn công tác của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương đã có mặt tại bản Piêng Cọoc để chỉ đạo công tác chữa trị, dập dịch. Công việc tiếp theo là giám sát sức khỏe các cháu vừa trở về nhà, tổng vệ sinh khuôn viên trường và toàn bản. Vài ngày tới nếu diễn biến tốt, ngành y tế sẽ công bố hết dịch.
"Có thể khẳng định ổ dịch sởi ở Piêng Cọoc đã được khống chế thành công", Phó giám đốc Sở Y tế đánh giá.
Bác sĩ Trần Văn Cương, Phó giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, người trực tiếp có mặt tại bản Piêng Cọoc những ngày qua cho biết, sức khỏe của bệnh nhân nặng nhất đã dần ổn định, em có thể đến trường trong 4-5 ngày tới. Hầu hết các cháu mắc bệnh bị thiếu dinh dưỡng, bữa ăn hàng ngày còn khó khăn.
"Khi được hỗ trợ sữa, thức ăn, các cháu không thể thích nghi ngay vì có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa. May mắn là phần đa cháu nhiễm bệnh đều trên 12 tháng tuổi nên dễ chữa trị, nếu nhỏ hơn sẽ gặp khó khăn", ông Cương nói.
Những em được điều trị cuối cùng ở trạm dã chiến sẽ trở về nhà hôm nay. Ảnh: Tân Hợi.
Bà Vi Thị Thủy, trưởng phòng Giáo dục huyện Tương Dương thông tin, Phòng đang đợi ngành y tế công bố hết dịch để cho trường Piêng Cọoc hoạt động trở lại. Công việc vệ sinh trường lớp sẽ được triển khai ngay sau khi trạm dã chiến giải tán.
"Theo tình hình này, dự kiến ít nhất cũng phải mất 5-7 ngày nữa thì việc dạy học ở Piêng Cọoc mới bắt đầu. Phòng đã có kế hoạch phụ đạo, dạy bù chương trình cho các em", bà Thủy nói.
Tại bản Piềng Cọc, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, có 48 trẻ em chủ yếu bị sốt phát ban dạng sởi. Trước đó, một trẻ 18 tháng tuổi đã tử vong nghi là sởi sau một tuần bị ốm. Để phòng chống dịch, 50 hộ ở bản Piềng Coọc đã được cách ly, hơn 120 học sinh phải nghỉ học nhằm đảm bảo không lây lan nguồn bệnh. Trạm y tế dã chiến được lập để điều trị dịch sởi tại đây.
Sáng 17/10, trao đổi với pv, ông Hoàng Đăng Hảo, Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, sáng nay trạm dã chiến tại trường tiểu học Piêng Cọoc, chỉ còn 4 bệnh nhân. Đây là tốp bệnh nhân cuối cùng trong số 48 cháu được điều trị những ngày qua, dự kiến trở về nhà trong ngày hôm nay. Trạm dã chiến vì thế sẽ được giải tán sau 5 ngày hoạt động.
Trạm dã chiến tại Piêng Cọoc được lập 5 ngày qua để chữa trị cho 48 cháu bị nhiễm bệnh và khống chế ổ dịch. Ảnh: Tân Hợi.
"Có thể khẳng định ổ dịch sởi ở Piêng Cọoc đã được khống chế thành công", Phó giám đốc Sở Y tế đánh giá.
Bác sĩ Trần Văn Cương, Phó giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, người trực tiếp có mặt tại bản Piêng Cọoc những ngày qua cho biết, sức khỏe của bệnh nhân nặng nhất đã dần ổn định, em có thể đến trường trong 4-5 ngày tới. Hầu hết các cháu mắc bệnh bị thiếu dinh dưỡng, bữa ăn hàng ngày còn khó khăn.
"Khi được hỗ trợ sữa, thức ăn, các cháu không thể thích nghi ngay vì có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa. May mắn là phần đa cháu nhiễm bệnh đều trên 12 tháng tuổi nên dễ chữa trị, nếu nhỏ hơn sẽ gặp khó khăn", ông Cương nói.
Những em được điều trị cuối cùng ở trạm dã chiến sẽ trở về nhà hôm nay. Ảnh: Tân Hợi.
"Theo tình hình này, dự kiến ít nhất cũng phải mất 5-7 ngày nữa thì việc dạy học ở Piêng Cọoc mới bắt đầu. Phòng đã có kế hoạch phụ đạo, dạy bù chương trình cho các em", bà Thủy nói.
Tại bản Piềng Cọc, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, có 48 trẻ em chủ yếu bị sốt phát ban dạng sởi. Trước đó, một trẻ 18 tháng tuổi đã tử vong nghi là sởi sau một tuần bị ốm. Để phòng chống dịch, 50 hộ ở bản Piềng Coọc đã được cách ly, hơn 120 học sinh phải nghỉ học nhằm đảm bảo không lây lan nguồn bệnh. Trạm y tế dã chiến được lập để điều trị dịch sởi tại đây.
Theo VNExpress.