• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

TX Hoàng Mai Ngàn người đổ về xem đêm lễ khai hội đền Cờn năm 2016

HMO

Administrator
Staff member
Trong thế giới tâm linh của người dân xứ Nghệ, Đền Cờn là ngôi đền linh thiêng bậc nhất. Bởi thế, trong đêm khai hội ngàn người dân và du khách thập phương đã nô nức trở về đền dự ngày khai hội.

Đã thành thông lệ, hàng năm vào ngày 20/01 âm lịch (27/2 dương lịch) đền Cờn thuộc xã Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu, Nghệ An), chính thức khai hội ngày xuân. Người dân xứ Nghệ vẫn có câu “nhất Cờn, nhì Qủa, Bạch Mã, Chiêu Trưng, để nói về sụ linh thiêng của 4 ngôi đền trong tâm linh người dân xứ Nghệ.

Trong đó đền Cờn xếp vị trí thứ nhất, là ngôi đền linh thiêng nhất ở xứ Nghệ. Bởi thế hàng năm trong ngày khai hội, hàng vạn du khách thập phương cùng nhân dân địa phương đã nô nức tới dự, khiến cho không khí ngày khai hội vô cùng tưng bừng náo nhiệt.

Tọa lạc bên dòng Mai Giang thơ mộng, đền Cờn thuộc làng Phương Cần, phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An). Đền Cờn được xây dựng từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần và phát triển quy mô lớn ở thời Lê và được trùng tu nhiều lần dưới triều Nguyễn. Đền thờ Tứ vị Thánh nương linh hiển - người đã phù trợ nhà vua đánh thắng giặc ngoại bang nên được nhà vua ban cấp tiền bạc để xây dựng nên ngôi đền bề thế, uy nghiêm.


Hàng ngàn người dân và du khách thập phương đã không quản ngại đường sá xa xôi đến dự đêm khai hội tại ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ vào đêm 20/1 âm lịch.
Sử cũ chép lại rằng vào Triều Nam Tống (Trung Quốc) bởi thất thủ bởi quân Mông Nguyên. Vua tôi cùng Thái Hậu, Hoàng Hậu và hai công chúa lên thuyền chạy về phía nam lánh nạn. Không may thuyền gặp sóng to đánh chìm, mọi người trên thuyền đều thiệt mạng. Duy chỉ có 4 mẹ con Thái Hậu bám được vào cột buồm và trôi dạt vào dãy núi Quy Lĩnh (thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An hiện nay - PV). Họ được một nhà sư cứu vớt và chăm sóc.

Nhưng nghĩ đến cảnh nước mất nhà tan, vua tôi cùng các tướng lĩnh đã tử nạn. Nên 4 mẹ con gieo mình xuống dòng sông tự vẫn. Lạ thay sau đó thi thể của 4 người nổi lên nhưng vẫn hồng hào như người còn sống, lại còn tỏa ra mùi hương thơm lạ thường. Tứ vị thánh nương nhập vào một cây gỗ lớn trôi dạt vào vùng Lạch Cờn, nay thuộc phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai. Được người dân vớt vào và lập miếu thờ phụng.

Nhờ có công phù trợ vua đánh thắng giặc ngoại bang nên năm Hưng Long thứ XX (tức năm 1312), Vua Trần Anh Tông sau khi chiến thắng giặc trở về đã sắc phong “Đại càn quốc Nam hải Tứ vị Thánh Nương”, ban vàng bạc châu báu cho xây dựng đền. Đến năm Hồng Đức thứ nhất (1470) đền một lần nữa được vua Lê Thánh Tông ban vàng bạc châu báu để trùng tu tôn tạo và mở rộng cũng bởi đã có công phù trợ đức vua chiến thắng giặc ngoại bang.

Năm 1993, đền Cờn chính thức được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Và phục dựng và mở rộng các lễ hội, phong tục truyền thống như: Lễ rước kiệu từ đền ngoài vào đền trong, lễ hội đua thuyền, các trò chơi dân gian (đẩy gậy, kéo co, cờ thẻ...) hay tục chạy ói vô cùng đặc sắc, lễ hội cầu ngư mang đậm phong tục nếp sống của ngư dân miền biển nơi đây.

Lễ hội đền Cờn năm nay được tổ chức kéo dài trong ba ngày 19 - 21 tháng 01 âm lịch. Lễ hội gồm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm Lễ khai quang, Lễ Yết cáo, Lễ khai hội - Lễ mới, Lễ Cầu ngư, Lễ hợp tế, Lễ Yết vị, Lễ đại tế và Lễ tạ.

Đến với lễ hội đền du khách không những được hòa mình vào phần lễ trang nghiêm, uy nghi, thành kính mang đậm bản sắc phong tục của người dân vùng biển xứ Quỳnh. Mà còn được sống với không khí lễ hội vô cùng sôi động với các trò chơi dân gian đặc sắc.

Anh Nguyễn Văn Thái một người dân địa phương cho biết: “Cuộc sống của gia đình tôi trông cậy hoàn toàn vào nghề đi biển. Nên năm nào tôi cũng tham dự và dâng lên tứ vị thánh nương nén hương thơm để mong được che chở nơi biển cả mênh mông”.

Dòng Mai Giang êm đềm thơ mộng như được khoác một màu áo mới với đội thuyền được trang hoàng lộng lẫy phục vụ cho lễ hội. Ngày khai hội đền Cờn cũng được UBND thị xã Hoàng Mai chọn là ngày khai trương du lịch thị xã trong năm 2016.


Đền Cờn lung linh huyền ảo trong đêm khai hội.




Hàng ngàn người chen chân trong đêm khai hội.




Những chiếc thuyền được ngư dân sử dụng vươn khơi đánh bắt hàng ngày, hôm nay lại được trang hoàng lộng lẫy để phục vụ du khách trong dịp lễ hội.





Dù thời tiết lạnh giá nhưng hàng ngàn người dân, du khách vẫn sắp xếp công việc cá nhân để tham dự ngày khai hội.


Ông Nguyễn Hữu Tuy - Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai đánh trống khai hội đền Cờn - khai trương năm du lịch biển Quỳnh 2016.


Cũng trong dịp này hai cây cổ thụ trong khuôn viên đền Cờn vinh dự được công nhận và cây di tích Việt Nam.




Một tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân miền biển.


Cuộc sống, phong tục của người dân miền biển một lần nữa được tái hiện qua tiết mục văn nghệ vô cùng đăch sắc.
Theo Dân Trí
 

Ads HMO

Ads HMO

Top