• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Người lao động thờ ơ nghề mây tre đan

Admin

HoangMaiOnline
Staff member
Xứ Nghệ vốn là vùng có nhiều ưu thế về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ nhưng một vài năm trở lại đây số lao động tham gia làm nghề mây tre đan xuất khẩu ngày một giảm. Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan mà còn ảnh hưởng đến việc giữ gìn các làng nghề truyền thống…
slide.jpg
Người lao động đang làm nghề mây tre đan xuất khẩu
CôngThương - Nghề mây tre đan ở Nghi Thái có từ hàng trăm năm nay. Ngay như bản thân ông Sâm, người có trên 50 năm gắn bó với nghề cũng không biết nghề có từ bao giờ, chỉ biết ngày ông mới lớn lên đã thấy bố mẹ, ông bà gắn bó với nghề này. Nghi Thái cũng là địa phương có số lượng người tham gia làm nghề đông nhất tỉnh hiện nay với gần 1.500 lao động, chiếm 1/3 lao động toàn xã, có 10 làng nghề và 1 làng có nghề. Ông Sâm và nhiều người dân Nghi Thái tự hào rằng, dù chưa có một “thương hiệu” riêng, nhưng nhiều mẫu mã của Nghệ An xuất khẩu sang nước ngoài là do bàn tay của những người thợ tài hoa trong xã sáng tạo

Tìm hiểu ra mới được biết, lâu nay bà con ở Nghi Thái vẫn thường sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu cho một vài doanh nghiệp mây tre đan trên địa bàn tỉnh. Gọi là sản xuất rồi tính tiền công nhưng thực chất là người dân mua nguyên liệu trực tiếp từ các doanh nghiệp rồi làm sản phẩm cho họ. Lời lãi được tính bằng giá sản phẩm trừ đi giá nguyên liệu do doanh nghiệp đề ra. Tuy chỉ xác định lấy công làm lãi nhưng bà con không khỏi chạnh lòng khi từ năm 2009 đến nay giá nguyên liệu cao gấp hai lần, trong khi đó giá ngày công thì hầu như không tăng lên là mấy. Nói về nghề mây tre đan xuất khẩu hiện nay, ông Trương Xuân Tứ - Phó chủ tịch xã Nghi Thái - không giấu được sự lo lắng: Nếu không tăng được giá trị sản phẩm hoặc nếu các doanh nghiệp không thay đổi trong hình thức thu mua sản phẩm thì xã cũng không chắc chắn có vận động bà con trở lại với nghề được nữa hay không… Một điều cũng đáng phải suy nghĩ là mặc dù số lao động làm nghề mây tre đan xuất khẩu chiếm đến 1/3 lao động trong xã nhưng giá trị kinh tế chỉ đạt 11 tỷ đồng, bằng 5,6% tổng thu nhập của Nghi Thái.

Tình trạng người dân không mặn mà với nghề mây tre đan xuất khẩu cũng là tình trạng chung của nhiều làng nghề hiện nay. Như ở làng nghề Thiện Tiến (xã Hồng Thành, huyện Yên Thành), mặc dù xóm chỉ mới được công nhận làng nghề tháng 4 năm ngoái nhưng sau một năm số hộ tham gia làng nghề đã giảm từ 76 hộ xuống còn khoảng 20 hộ. Nói về nguyên nhân, ông Nguyễn Công Đường, Phó Chủ tịch UBND xã đưa ra 3 lý do: “nguyên liệu không có, giá cao, giá thành thấp và sản phẩm làm xong lâu được trả tiền”. Tìm hiểu ở HTX Thắng Lợi (đóng tại xã Thọ Thành, huyện Yên Thành), đơn vị bao tiêu sản phẩm chính cho xã Hồng Thành và gần 10 xã khác ở hai huyện Yên Thành và Diễn Châu, ông Tăng Tiến Huỳnh - chủ nhiệm HTX - thừa nhận: So với năm 2012, số lượng đơn đặt hàng mây tre đan xuất khẩu của HTX đã giảm gần một nửa. Như năm ngoái, thời điểm này, đơn hàng của HTX là khoảng 4 tỷ đồng, nhưng nay chỉ còn 2 tỷ đồng.

Nếu thực trạng này vẫn còn tiếp diễn và không có giải pháp kịp thời thì ngành nghề mây tre đan xuất khẩu của Nghệ An sẽ dần dần mất vị thế và nguy cơ mai một làng nghề rất có thể sẽ xảy ra. Trước thực tế này, ông Nguyễn Văn Hùng - nguyên Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã - cho rằng: nghề mây tre đan xuất khẩu là một nghề có nhiều đặc thù. Thế nên, bên cạnh việc tìm kiếm các đơn bạn hàng thì các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm, chăm sóc đến quyền lợi của người lao động. Khuyến khích thành lập và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã có khả năng làm “bà đỡ” cho làng nghề, xây dựng nhiều doanh nghiệp đủ mạnh để xuất khẩu trực tiếp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống trong sản xuất ngành nghề thủ công.

HMO nguồn Công Thương.
 
Last edited by a moderator:

Ads HMO

Ads HMO

Top