Có nhà máy chế biến nhưng lại không bao tiêu sản phẩm, bà con nông dân vùng nguyên liệu dứa Nghệ An đang phải lao đao tìm thị trường bán sản phẩm của mình.
Theo tìm hiểu, toàn huyện Quỳnh Lưu có 700ha trồng dứa, tập trung ở các xã miền núi Tân Thắng, Quỳnh Thắng và Quỳnh Châu, Tân Sơn và các vùng lân cận như huyện Nghĩa Đàn, Yên Thành (Nghệ An). Tuy nhiên, gặp PV Báo nhiều hộ nông dân đang tỏ ra ngán ngẩm vì giá dứa lên xuống bất thường. Nhà máy không bao tiêu sản phẩm trong khi lại bị tiểu thương ép giá. Vùng nguyên liệu dứa vốn dĩ trù phú trước kia đang héo hon dần.
Năm 2002, để biến Nghệ An thành trung tâm dứa nguyên liệu, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án xây dựng vùng nguyên liệu dứa 10.000ha tập trung chủ yếu tại huyện Quỳnh Lưu và các vùng phụ cận. Dự kiến ban đầu sẽ trồng khoảng 3.000ha đủ cung cấp cho Nhà máy dứa cô đặc Nghệ An.
Theo kế hoạch, khi Nhà máy dứa cô đặc Nghệ An đi vào hoạt động tiêu thụ khoảng 5.000 tấn/năm. Những năm đầu, khi sản phẩm dứa cô đặc xuất khẩu đi các nước trên thế giới được giá, việc nhà máy thu mua nguyên liệu của bà con nông dân ở các địa phương đều thuận lợi, nhiều hộ dân phất lên nhờ dứa.
Tuy nhiên, mấy năm gần đây nhà máy này chuyển đổi công năng nên không còn bao tiêu sản phẩm cho người dân nữa. Nếu thu mua thì nhà máy cũng chỉ thu mua với số lượng rất hạn chế.
Ông Hồ Minh Hải (42 tuổi, ở xã Quỳnh Thắng) cho biết, không có công ty, doanh nghiệp nào đứng ra thu mua cho nông dân nên dứa bán trôi nổi trên thị trường. Chỉ các thương lái đến thu mua dứa. Bà con bị ép giá.
Ông Bùi Văn Tiến, Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Thắng cho biết, hiện nay, diện tích trồng dứa của bà con trong toàn xã đang bị thu hẹp dần. Những năm trước, bà con tích cực trồng dứa để nhập nhà máy với giá ổn định thì nay đã không còn mặn mà nữa.
"Để giữ nguồn nguyên liệu dứa và đầu ra ổn định hiện nay thì rất cần tỉnh Nghệ An và các cơ quan chức năng có chính sách hỗ trợ, hiệu quả cho bà con”. - Ông Bí thư nói.
Mỗi năm, vùng nguyên liệu sản xuất gần 10.000 tấn dứa. Khoảng trên 9.000 tấn được các thương lái, thu mua tại ruộng. Số ít còn lại bán cho nhà máy.
Ông Nguyễn Tiến Chinh, phó Giám đốc Nhà máy chế biến nước hoa quả Quỳnh Châu cho biết, nhà máy sản xuất dứa cô đặc đã quy hoạch vùng nguyên liệu dứa tại huyện Quỳnh Lưu và các vùng lân cận. Tuy nhiên, dây chuyền hoạt động không hiệu quả nên nhà máy chuyển sang chế biến hoa quả xuất khẩu. Do đó, nhà máy không còn liên kết với nông dân để tạo vùng nguyên liệu và bao tiêu toàn bộ sản phẩm nữa.
"Hiện nhà máy vẫn tổ chức thu mua dứa cho bà con nông dân để cắt lát đông lạnh xuất khẩu, song, số lượng ít và phụ thuộc vào đơn đặt hàng”. - Ông Chinh nói.
Ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu xác nhận, hiện dứa của nông dân gần như bị thả nổi. Tuy vậy, cây dứa vẫn là cây trồng chủ lực nên chưa thể dứt bỏ. Trước thực tế trên, Quỳnh Lưu đang ra soát và thay đổi vùng quy hoạch nguyên liệu dứa, thay đổi cơ cấu giống cây trồng... Đến thời điểm này, nông dân đa phần trồng dứa không bán cho nhà máy và tự chủ động tìm nguồn ra.
Theo tìm hiểu, toàn huyện Quỳnh Lưu có 700ha trồng dứa, tập trung ở các xã miền núi Tân Thắng, Quỳnh Thắng và Quỳnh Châu, Tân Sơn và các vùng lân cận như huyện Nghĩa Đàn, Yên Thành (Nghệ An). Tuy nhiên, gặp PV Báo nhiều hộ nông dân đang tỏ ra ngán ngẩm vì giá dứa lên xuống bất thường. Nhà máy không bao tiêu sản phẩm trong khi lại bị tiểu thương ép giá. Vùng nguyên liệu dứa vốn dĩ trù phú trước kia đang héo hon dần.
Năm 2002, để biến Nghệ An thành trung tâm dứa nguyên liệu, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án xây dựng vùng nguyên liệu dứa 10.000ha tập trung chủ yếu tại huyện Quỳnh Lưu và các vùng phụ cận. Dự kiến ban đầu sẽ trồng khoảng 3.000ha đủ cung cấp cho Nhà máy dứa cô đặc Nghệ An.
Theo kế hoạch, khi Nhà máy dứa cô đặc Nghệ An đi vào hoạt động tiêu thụ khoảng 5.000 tấn/năm. Những năm đầu, khi sản phẩm dứa cô đặc xuất khẩu đi các nước trên thế giới được giá, việc nhà máy thu mua nguyên liệu của bà con nông dân ở các địa phương đều thuận lợi, nhiều hộ dân phất lên nhờ dứa.
Tuy nhiên, mấy năm gần đây nhà máy này chuyển đổi công năng nên không còn bao tiêu sản phẩm cho người dân nữa. Nếu thu mua thì nhà máy cũng chỉ thu mua với số lượng rất hạn chế.
Ông Hồ Minh Hải (42 tuổi, ở xã Quỳnh Thắng) cho biết, không có công ty, doanh nghiệp nào đứng ra thu mua cho nông dân nên dứa bán trôi nổi trên thị trường. Chỉ các thương lái đến thu mua dứa. Bà con bị ép giá.
Ông Bùi Văn Tiến, Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Thắng cho biết, hiện nay, diện tích trồng dứa của bà con trong toàn xã đang bị thu hẹp dần. Những năm trước, bà con tích cực trồng dứa để nhập nhà máy với giá ổn định thì nay đã không còn mặn mà nữa.
"Để giữ nguồn nguyên liệu dứa và đầu ra ổn định hiện nay thì rất cần tỉnh Nghệ An và các cơ quan chức năng có chính sách hỗ trợ, hiệu quả cho bà con”. - Ông Bí thư nói.
Mỗi năm, vùng nguyên liệu sản xuất gần 10.000 tấn dứa. Khoảng trên 9.000 tấn được các thương lái, thu mua tại ruộng. Số ít còn lại bán cho nhà máy.
Ông Nguyễn Tiến Chinh, phó Giám đốc Nhà máy chế biến nước hoa quả Quỳnh Châu cho biết, nhà máy sản xuất dứa cô đặc đã quy hoạch vùng nguyên liệu dứa tại huyện Quỳnh Lưu và các vùng lân cận. Tuy nhiên, dây chuyền hoạt động không hiệu quả nên nhà máy chuyển sang chế biến hoa quả xuất khẩu. Do đó, nhà máy không còn liên kết với nông dân để tạo vùng nguyên liệu và bao tiêu toàn bộ sản phẩm nữa.
"Hiện nhà máy vẫn tổ chức thu mua dứa cho bà con nông dân để cắt lát đông lạnh xuất khẩu, song, số lượng ít và phụ thuộc vào đơn đặt hàng”. - Ông Chinh nói.
Ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu xác nhận, hiện dứa của nông dân gần như bị thả nổi. Tuy vậy, cây dứa vẫn là cây trồng chủ lực nên chưa thể dứt bỏ. Trước thực tế trên, Quỳnh Lưu đang ra soát và thay đổi vùng quy hoạch nguyên liệu dứa, thay đổi cơ cấu giống cây trồng... Đến thời điểm này, nông dân đa phần trồng dứa không bán cho nhà máy và tự chủ động tìm nguồn ra.
Theo ĐS & PL