• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Thanh Chương Nông dân đầu tư gần 1.000 máy cày cấy các loại

HMO

Administrator
Staff member
Nhờ thực hiện tốt việc đồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, làm giao thông nội đồng, nên ở Thanh Chương, nông dân đầu tư 1.000 máy cày cấy các loại và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp để đẩy nhanh tiến độ sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng...

Nông dân Thanh Chương cấy mạ bằng máy.
Ngoài việc đầu tư mua máy cày, máy làm làm đất các loại, ở Thanh Liên và Thanh Hưng là những địa phương mạnh dạn mua máy cấy mạ. Tại Thanh Liên là vụ thứ 2 máy cấy được đưa vào sử dung trên đồng ruộng.

Ông, Nguyễn Xuân Đắc - Chủ nhiệm HTX Thanh Liên cho hay: " Giá một chiếc máy cấy tại thời điểm hiện tại từ 85 - 90 triệu đồng. Khi vận hành cần tối thiểu 3 người, trong đó một người điều khiển, một người vận chuyển, một người đưa mạ từ khay vào máy và dắm lúa ở những vùng góc ruộng máy không vào được. Về công suất sử dụng mỗi ngày trung bình máy cấy được 25 sào, nếu ruộng liền vùng, liền thử ít phải di chuyển có thể đạt 40 sào. Với giá thuê cả làm mạ là 300 000đ/sào thì bình quân mỗi ngày thu về từ 8- 10 triệu đồng/ngày".


Máy cấy hoạt động rất hiệu quả, nên nông dân Thanh Chương tiếp tục đầu tư loại máy này phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Mạ được gieo dày trên các khay, gieo tập trong trong nhà khi nảy mầm đều mới đưa ra ruộng vừa tránh được rét vừa tiết kiệm đến 1/13 diện tích (nếu gieo bình thương phải cần 15 m2 đất mới đủ để cấy một sào, gieo trong khay chỉ cần 1,2 m2) vừa dễ bảo quản phòng trừ sâu bệnh. Gieo mạ bằng công nghệ này không cần nhiều nhân công.

Theo ông Đinh Viết Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Liên: " Trong 1 ngày chỉ cần 6 người có thể thực hiện các công đoạn làm mạ cho 100 ha lúa. Địa phương đã giao cho HTX một lô đất vùng cao cưỡng để làm sân mạ bước đầu phát huy rất hiệu quả, số nương mạ ở các xóm trước đây được chuyển sang trồng rau, đậu. Như vậy việc gieo mạ khay còn trực tiếp tiết kiệm nguồn nước, nhân công và diện tích, dành các nguồn tài nguyên và nhân lực này cho việc sản xuất cây màu".
Theo Báo Nghệ An
 

Ads HMO

Ads HMO

Top