• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Mong mỏi một cây cầu

Admin

HoangMaiOnline
Staff member
Vượt qua chặng đường rừng dài hơn chục cây số với đầy ổ voi ổ gà, chúng tôi mới đến được xã Đôn Phục, một xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Con Cuông. Nhiều em học sinh trường cấp 1 và 2 Đôn Phục phải ngày ngày lội suối, băng rừng đến trường.

slide.jpg
Hàng ngày học sinh miền núi tây xứ Nghệ phải băng qua suối đến trường

Khu trường của các em lọt giữa những quả đồi cao chót vót, cách đó không xa là con suối lớn. Chính con suối này vào mùa lũ năm ngoái đã cuốn sập chiếc cầu đến trường duy nhất của các em học sinh nhiều thôn bản như bản Phục, bản Tổng Tiến, Tổng Tờ… Trường cấp 1 và cấp 2 Đôn Phục có khoảng hơn 400 học sinh, hầu hết các em là người dân tộc thiểu số. Việc dạy chữ, học chữ ở đây quả là gian nan khi điều kiện kinh tế còn yếu kém đủ bề, giao thông đi lại rất khó khăn, nhiều em học sinh cấp 1 nhà cách trường cả chục cây số nên mỗi khi đến trường là phải có người lớn đi kèm đưa đón hàng ngày. Em Lương Thị Mơ, học sinh lớp 8 trường cấp 2 Đôn Phục cho biết: Nhà em ở tận bản Tổng Tờ, cách trường học 6km, mỗi ngày đạp xe đến trường mất gần 1 tiếng đồng hồ, mang tiếng đi xe đạp song do nhiều đoạn đường xấu, dốc dựng nên em thường xuyên phải dắt bộ là chính.

Còn nhớ mùa lũ năm ngoái, khi nước lũ đổ về dồn dập đúng vào giờ tan tầm, nước lên ngập cả chiếc cầu bê tông nên các giáo viên phải đội mưa dẫn các em băng qua lũ. Cũng trong cơn lũ đó, chiếc cầu nhỏ duy nhất nối liền trường học với nhiều thôn, bản bị cuốn trôi, cho đến nay vẫn chưa được sửa chữa. Do con đường đến trường quá gian nan, vất vả, có nhiều em đã nghĩ đến việc bỏ học ở nhà. Để giảm tình trạng bỏ học giữa chừng, ngoài giờ học các thầy cô phải đến các hộ gia đình vận động để các bậc cha mẹ cho con em đến trường. Nhưng nguyên nhân giao thông khó khăn, đi lại nguy hiểm vẫn là trở ngại lớn nhất trong việc thầy cô đi vận động, thuyết phục phụ huynh học sinh.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Lữ Xuân Dần, hiệu trưởng Trường THCS Đôn Phục cho biết, hai trường cấp 1 và cấp 2 Đôn Phục nằm sát nhau, riêng trường cấp 2 có gần 200 học sinh, và 100% các em là người dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Học sinh của trường tập trung ở 7 thôn, bản thì có đến 5 thôn, bản (chưa kể trường cấp 1) với khoảng 80 em học sinh ngày ngày phải đi qua chiếc cầu này. Từ khi chiếc cầu bị lũ cuốn trôi, việc học hành của các em học sinh bị cản trở rất nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa. Mặc dù việc này ai cũng biết, và nhà trường cũng đã nhiều lần đề nghị với địa phương đầu tư sửa chữa, xây dựng cầu mới, nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Ông Lưu Văn Cứu, Trưởng phòng Công thương huyện Con Cuông cho biết, chiếc cầu tại Bản Phục, xã Đôn Phục được xây dựng theo dự án giao thông nông thôn khoảng 10 năm nay, nối liền 2 xã Đôn Phục và xã Cam Lâm. Sau khi bị cuốn trôi trong mùa lũ năm 2011, địa phương cũng đã đề xuất xin kinh phí đầu tư xây dựng, khoảng 2,5 - 3 tỷ đồng, nhưng hiện nay vẫn chưa thể thực hiện, vì vậy vào mùa mưa nước lên cao thì học sinh buộc phải nghỉ học.

Đôn Phục là một xã đặc biệt khó khăn của miền tây Nghệ An, địa hình đồi núi dốc và thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống… Không biết bao giờ Đôn Phục có cầu ?

Kim Chiến - Chu Văn (Đại Đoàn Kết)
 
Last edited by a moderator:

Ads HMO

Ads HMO

Top