• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Mẹ con cùng đi hát ví dặm

AnhXuNghe

Moderator
Staff member
Cô giáo Lê Thị Bích Thủy, sinh năm 1970, trú xóm Sen 4, xã Kim Liên, H.Nam Đàn là một trong 8 nghệ nhân dân gian của H. Nam Đàn. Ngay từ nhỏ, cô đã được cảm thụ những điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ thấm đẫm tình người qua lời ru của bà. Những đêm trăng thanh, cô thường cùng chúng bạn ra sân đình xem các bà, các mẹ hát đối, hát ghẹo. Lớn lên đi học, tham gia nhiều hội thi văn nghệ của trường, địa phương, cô bé Bích Thủy cũng chọn hát các bài hát dân ca, ví giặm bởi sự mượt mà, tình cảm, ấm áp được chắt lọc và trải nghiệm từ thực tế của cuộc sống lao động trong những ca từ khiến cô đam mê và yêu thích. Cũng từ đây cô cảm nhận được khả năng hát dân ca xứ Nghệ của mình.

Tốt nghiệp phổ thông, Bích Thủy chọn thi Trường Cao đẳng tại chức Sư phạm Nhạc họa Trung ương để tiếp tục được hát làn điệu dân ca quê hương mà mình tâm huyết. Cô vẫn nhớ lời căn dặn của một thầy giáo: "Những làn điệu dân ca quê hương giúp chúng ta tự hào về ông cha của mình, giữ nó là chúng ta đang giữ cái gốc, yêu nó nghĩa là đang yêu chính mình".


Mẹ và con cùng thi hát.
Năm 1993, ra trường, cô về dạy âm nhạc tại Trường Tiểu học Làng Sen, vừa tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ địa phương, hướng dẫn các đơn vị khác tập hát dân ca, dàn dựng chương trình biểu diễn vào các đợt lễ hội văn hóa của huyện, tỉnh... Gần 20 năm đứng trên bục giảng môn âm nhạc, cô Bích Thủy tiếp tục truyền dạy cho các thế hệ học trò về các bài học trong chương trình âm nhạc của Bộ GD-ĐT và nghệ thuật trình diễn dân gian cho đồng nghiệp, học sinh và nhân dân, đạt được nhiều huy chương vàng, bạc trong các kỳ liên hoan nghệ thuật như Lễ hội làng Sen, Biển Hát, Tiếng hát Giáo viên Mầm non, Tiếng hát hay trên sóng PTTH Nghệ An. Tháng 8-2013 cô vinh dự được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Trong số nhiều học sinh của trường được cô dạy nhạc, có em Nguyễn Quốc Bảo, học sinh lớp 6 cũng là con trai thứ hai của cô Thủy, có giọng hát nổi trội. Trong những lần đi theo nghe mẹ hát, Bảo đã cảm nhận được dòng nhạc êm ái, chân tình, cậu bé âm thầm học theo, tích lũy những câu hát, về nhà tự tập luyện các bài dân ca. Bảo cũng thường xuyên hát chung với mẹ những khi cả nhà quây quần bên nhau. Cô Thủy cũng đã phát hiện giọng ca đầy cảm xúc của con và ân cần hướng dẫn con trai học hát. Lần đầu biểu diễn trên sân khấu học đường bằng làn điệu dân ca xứ Nghệ do chính mẹ soạn riêng cho mình, Quốc Bảo đã đạt giải đặc biệt và cô Bích Thủy được công nhận là người viết lời cho trẻ con hay nhất trong cuộc thi đưa dân ca vào trường học do sở GD-ĐT tổ chức. Trong Liên hoan dân ca xứ nghệ do Sở VH-TT&DL Nghệ An tổ chức năm 2012, Nguyễn Quốc Bảo đạt giải Nghệ nhân nhỏ tuổi hát dân ca hay nhất.

Đặng Chung-Vương Vân
Tối 31-1-2015, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh), Bộ VH-TT&DL, UBND tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ tổ chức Lễ Vinh danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong phiên họp ngày 27-11-2014, tại Paris (Pháp).

Từ năm 1996, ngành văn hóa, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Nghệ An phối hợp với Đài PT-TT tỉnh triển khai chương trình dạy hát dân ca Ví, Giặm trên sóng phát thanh, truyền hình; phối hợp với Sở GD-ĐT thực hiện chương trình đưa dân ca vào trường học, nhất là các trường phổ thông cơ sở với giáo trình cụ thể dạy hát dân ca, trong đó tập trung vào dân ca Ví, Giặm. Hiện nay, trên địa bàn hai tỉnh có gần 100 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm cùng 803 nghệ nhân; các nghệ sỹ, nhạc sỹ chuyên nghiệp ở Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ở Nghệ An và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh đã quan tâm đến việc diễn xướng, truyền dạy, bảo tồn và phát huy dân ca Ví, Giặm. Hai tỉnh đã lập hồ sơ đề nghị Hội văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho 12 nghệ nhân và đang tiếp tục đề nghị 12 nghệ nhân khác.

Theo Cadn.com.vn
 

Ads HMO

Ads HMO

Top