UBND TP Vinh (Nghệ An) vừa quyết định luân chuyển 237 giáo viên, trong đó có 78 giáo viên ở bậc mầm non, 80 giáo viên ở bậc tiểu học và 79 giáo viên ở bậc THCS. Đây là lần đầu tiên TP Vinh luân chuyển một số lượng lớn giáo viên ở cả 3 cấp học.
Giáo viên và học sinh trường THCS Quang Trung, TP Vinh, Nghệ AnTrước đó, UBND Thành phố Vinh đã ban hành Quyết định số 06 về Quy định điều động, luân chuyển giáo viên, nhân viên ngành giáo dục. Theo đó, địa bàn Thành phố Vinh được chia thành hai vùng, vùng 1 là vùng có điều kiện kinh tế khó khăn gồm các trường tại các xã: Nghi Liên, Nghi Đức, Nghi Kim, Hưng Hòa, Hưng Đông, Nghi Phú, Hưng Chính, Hưng Lộc và vùng 2 thuận lợi là các phường còn lại.
Thành phố cũng quy định, mọi giáo viên, nhân viên thuộc ngành giáo dục đều có nghĩa vụ đi công tác ở vùng khó khăn, tối thiểu là 3 năm. Sau khi hoàn thành sẽ được luân chuyển đến các vùng 2.
Việc luân chuyển từ vùng 2 sang vùng 1 được thực hiện theo thứ tự: Những người chưa có thời gian làm nghĩa vụ tại vùng 1, những người đã hoàn thành nghĩa vụ vùng 1 nay đang công tác ở vùng 2 có thời gian công tác từ cao đến thấp.
Trong trường hợp nếu điều động trong vùng thì có thời gian công tác tại đơn vị từ 7 năm trở lên; có hiệu quả công tác xếp theo thứ tự từ thấp đến cao.
Được biết, với quy định này, rất nhiều trường trên địa bàn thành phố lựa chọn những đối tượng giáo viên luân chuyển theo tiêu chí là thời gian công tác và chủ yếu đã có thời gian công tác trên 15 năm tại 1 đơn vị.
Về việc luân chuyển, ông Nguyễn Hoài An - Chủ tịch UBND thành phố cho biết, mục đích nhằm sắp xếp lại đội ngũ giáo viên trong thành phố, tạo điều kiện cho những giáo viên công tác lâu năm ở vùng không thuận lợi về vùng trung tâm.
Đồng thời, để giáo viên hạn chế "sức ỳ” an phận, tự hài lòng, tự thỏa mãn với cá nhân. Đồng thời tạo động lực để giáo viên phấn đấu, năng động hơn, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, việc luân chuyển được triển khai vào thời điểm năm học mới 2017 – 2018 bắt đầu khiến nhiều trường bị động, khó khăn trong việc lên kế hoạch năm học. Ảnh hưởng đến tâm lý của các giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, quy trình luân chuyển còn có nhiều bất cập khi có những giáo viên tuổi đã cao, có nhiều năm cống hiến trong ngành giáo dục.
Giáo viên và học sinh trường THCS Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An
Thành phố cũng quy định, mọi giáo viên, nhân viên thuộc ngành giáo dục đều có nghĩa vụ đi công tác ở vùng khó khăn, tối thiểu là 3 năm. Sau khi hoàn thành sẽ được luân chuyển đến các vùng 2.
Việc luân chuyển từ vùng 2 sang vùng 1 được thực hiện theo thứ tự: Những người chưa có thời gian làm nghĩa vụ tại vùng 1, những người đã hoàn thành nghĩa vụ vùng 1 nay đang công tác ở vùng 2 có thời gian công tác từ cao đến thấp.
Trong trường hợp nếu điều động trong vùng thì có thời gian công tác tại đơn vị từ 7 năm trở lên; có hiệu quả công tác xếp theo thứ tự từ thấp đến cao.
Được biết, với quy định này, rất nhiều trường trên địa bàn thành phố lựa chọn những đối tượng giáo viên luân chuyển theo tiêu chí là thời gian công tác và chủ yếu đã có thời gian công tác trên 15 năm tại 1 đơn vị.
Về việc luân chuyển, ông Nguyễn Hoài An - Chủ tịch UBND thành phố cho biết, mục đích nhằm sắp xếp lại đội ngũ giáo viên trong thành phố, tạo điều kiện cho những giáo viên công tác lâu năm ở vùng không thuận lợi về vùng trung tâm.
Đồng thời, để giáo viên hạn chế "sức ỳ” an phận, tự hài lòng, tự thỏa mãn với cá nhân. Đồng thời tạo động lực để giáo viên phấn đấu, năng động hơn, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, việc luân chuyển được triển khai vào thời điểm năm học mới 2017 – 2018 bắt đầu khiến nhiều trường bị động, khó khăn trong việc lên kế hoạch năm học. Ảnh hưởng đến tâm lý của các giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, quy trình luân chuyển còn có nhiều bất cập khi có những giáo viên tuổi đã cao, có nhiều năm cống hiến trong ngành giáo dục.
Theo PV (GD & TĐ)