• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Yên Thành Làng nghèo 'phất' lên nhờ nghề khoan giếng

HMO

Administrator
Staff member
Làng Nhân Tiến bằng cái tên trìu mến là “làng khoan giếng”, khi mà riêng làng này đã có khoảng 70 giàn khoan giếng các loại, ngoài ra rải rác ở các thôn, xóm khác cũng có vài chục chiếc nữa...

Ở làng Nhân Tiến nhiều hộ gia đình đầu tư giàn khoan máy nổ, máy hơi từ vài trăm triệu đến gần tỷ đồng
Những năm gần đây, nhờ nghề khoan giếng mà nhiều hộ dân ở thôn Nhân Tiến, xã Tiến Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) có cuộc sống sung túc đầy đủ hơn, từ chỗ là thôn nghèo nhất xã, giờ nhiều hộ dân bỗng “phất” lên nhanh chóng.

Làng nghèo có tiếng
Tiến Thành là một xã miền núi được chia tách ra từ xã Mã Thành. Người dân sống thuần nông, chân chất thật thà. Là xã chỉ có “đất cằn sỏi đá”, ruộng trồng lúa ít, lại thiếu nước triền miên nên cuộc sống người dân cứ quẩn quanh trong bế tắc, thiếu ăn cũng là chuyện thường ngày.

Làng Nhân Tiến có 215 hộ, là thôn nghèo nhất trong xã, đất lúa cũng gần như ít nhất. Trước bối cảnh khó khăn chung, nhiều người dân ở làng Nhân Tiến cũng chuyển đổi nghề nghiệp, kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Và cơ duyên đưa người dân đến với nghề khoan giếng, nhờ đó làng đã vươn mình mạnh mẽ, đi đầu trong xã, làm giàu trên vùng đất khô cằn.

Anh Nguyễn Văn Nghĩa (40 tuổi) - người có thâm niên đi khoan giếng 15 năm nay ở thôn Nhân Tiến cho biết: “Nhà tôi hai vợ chồng với 4 đứa con nhưng chỉ có bảy thước đất để sản xuất, nên thiếu trước hụt sau là chuyện thường ngày. Thế nhưng nhờ có nghề khoan giếng mà giờ đây, gia đình có thu nhập, nuôi các con ăn học”.


Hộ ông Nguyễn Sỹ Sâm đầu tư hai giàn khoang giếng hết 100 triệu đồng
Anh Nghĩa từng bươn trải với đủ thứ nghề, lúc thì đi làm thuê, lúc lại lên rừng đốn củi để bán, tuy nhiên sau khi Nhà nước có chủ trương cấm đốt rừng, lấy củi thì anh lâm cảnh thất nghiệp. May mắn, anh xin được một chân đi phụ khoan giếng, lâu dần khi đã có kinh nghiệm và chút vốn riêng, anh mạnh dạn đầu tư giàn khoan giếng riêng cho mình. Và công việc từ đó ngày một thuận lợi hơn.

Quả không ngoa, khi người dân vẫn gọi làng Nhân Tiến bằng cái tên trìu mến là “làng khoan giếng”, khi mà riêng làng này đã có khoảng 70 giàn khoan giếng các loại, ngoài ra rải rác ở các thôn, xóm khác cũng có vài chục chiếc nữa.

Trung bình mỗi giếng khoan hết 4 triệu đồng tiền công, nhưng có những giếng khoan sâu, và to lại ở những vùng đất cứng thì chi phí hết cả trăm triệu đồng. Nhờ vậy mà trung bình mỗi tháng những người thợ khoan giếng cũng kiếm được 20- 30 triệu đồng, một năm vài trăm triệu, có hộ thu được tỷ đồng như hộ ông Chất, ông Thống... Cứ vậy, công việc khiến những người thợ khoan giếng phiêu bạt khắp nơi.


Với giàn khoan điện như của anh Nghĩa cũng có giá 50 – 70 triệu đồng/giàn (ở làng hiện có 3- 4 giàn), người có tiền hơn thì mua giàn khoan máy nổ với giá khoảng 200 triệu. Còn hộ có kinh tế khá, mạnh dạn mua giàn khoan máy hơi 700 -800 triệu đồng.

Giàu nhờ nghề khoan giếng
“Tiên phong trong nghề khoan giếng ở làng phải kể đến ông Nguyễn Văn Chất (50 tuổi), ông Nguyễn Vương Thống (51 tuổi).

Ông Chất đã có 25 năm trong nghề, mạnh đạn đầu tư máy móc, nên sau bao nhiêu năm đi khoan giếng từ Hà Tĩnh, Quảng Bình cho đến Lạng Sơn… đến nay ông tích cóp tiền bạc mua được giàn khoan máy hơi ngót ngét tỷ đồng. Hiện ông ấy đang đi khoan giếng ở Lạng Sơn chưa về”, ông Đặng Văn Miêng, thôn thôn Nhân Tiến chia sẻ.

Dẫn chúng tôi đến hộ gia đinh anh Nguyễn Đức Luận (45 tuổi) cũng là một thợ lành nghề đi khoan giếng.

Bên căn nhà khang trang đang làm dở dang, anh Luận không giấu nổi vui mừng cho biết, trước anh cũng đi phụ việc dần dà có chút vốn liếng nên kết hợp với một người nữa đầu tư giàn khoan riêng. Nhờ có giàn khoan mà anh có tiền cất nhà, chứ ăn còn chẳng đủ nói gì việc làm nhà.


Nhờ nghề khoan giếng mà anh Nguyễn Đức Luận cất được căn nhà khang trang và có tiền cho con ăn học
Theo những người thợ trong làng, nghề khoan giếng bắt đầu vào mùa chính trong khoảng 3 tháng 5, 6, 7 vì thời điểm này nắng nóng nên nhiều nơi khan hiếm nước. Còn công việc rải rác quanh năm lúc nào cũng có. Từ những ngày đầu, việc khoan giếng chỉ phục vụ trong làng, xã, tiếng lành đồn xa, đến nay khắp các tỉnh đều có mặt những người thợ khoan giếng làng Nhân Tiến, thậm chí ở bên Lào cũng có 5- 7 giàn khoan qua làm việc…

Do phải di chuyển nhiều nơi nên những người thợ xa gia đình thường xuyên, có khi đi cả tháng trời mới về nhà một lần. Khi thì người thuê khoan để lấy nước sinh hoạt, có khi lại thuê khoan để tưới cây, phục vụ sản xuất trên đồi, lúc lại khoan phục vụ công trình xây dựng. Nên ở đồng bằng hay miền núi đều có dấu chân các anh, chính vì vậy chuyện ngủ ngoài trời, trên đồi, ngoài bìa rừng là chuyện thường ngày.

Nguồn Nông Nghiệp
 

Ads HMO

Ads HMO

Top