Mặc dù UBND tỉnh Nghệ An chỉ cho phép tận thu 7.000 m3 cát, sạn để xây dựng khu tái định cư của dự án thủy điện, nhưng doanh nghiệp (DN) lại tận dụng “móc ruột” sông Lam để bán cát tràn lan.
Các tàu đang hút cát lên tập kết tại khúc eo bản Thạch Dương (xã Thạch Giám), nơi lòng sông chỉ cách QL7 chỉ khoảng 30 m, gây nguy cơ sạt ở đường“Lá bùa” của tỉnh
Ngày 23.9.2016, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản cho phép Ban quản lý (BQL) Dự án thủy điện Khe Bố (H.Tương Dương) khai thác cát, sạn với khối lượng 7.000 m3 (thời hạn khai thác 1 năm), dùng làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi lòng hồ Nhà máy thủy điện Khe Bố, để xây dựng các khu tái định cư (TĐC) của dự án này theo đề nghị của lãnh đạo BQL thủy điện Khe Bố và UBND H.Tương Dương.
Ngay sau khi có văn bản trên, ông Phan Thế Chuyền, Trưởng BQL dự án thủy điện Khe Bố đã ký hợp đồng ủy quyền khai thác cát, sạn khu vực nói trên cho Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Trường Vinh (gọi tắt là Công ty Trường Vinh, có trụ sở tại xã Xá Lượng, H.Tương Dương).
Từ khi có “lá bùa” này, DN đã tận dụng khai thác cát, sạn bán tràn lan ra ngoài. Theo phản ánh của người dân và điều tra của PV Thanh Niên, Công ty Trường Vinh rầm rộ hút cát cát từ lòng sông Lam (đã trở thành lòng hồ thủy điện) rồi bán cho các dự án của các DN khác để thi công các công trình, dự án lớn trên địa bàn H.Tương Dương và H.Kỳ Sơn, ngoài khu vực TĐC của Thủy điện Khe Bố. Giá bán cát từ mức 80.000 đồng trước đó được DN đẩy lên 150.000 đồng/m3do được độc quyền khai thác.
Theo ghi nhận của PV, từ tháng 9.2016, Công ty Trường Vinh huy động 5 tàu thường xuyên hút cát tại khu vực sông Lam, thuộc xã Thạch Giám, với hàng trăm m3/ngày, rồi tập kết tại 3 bãi ở bản Mon và bản Khe Chi (xã Thạch Giám). Tại khúc cua thuộc bản Thạch Dương, lòng sông chỉ cách QL7 chừng 30 m, các tàu của DN này liên tục thọc vòi rồng xuống để lấy cát, gây nguy cơ sạt lở tuyến đường này. Tại các bãi tập kết cát của Trường Vinh, hàng ngày có hàng chục lượt xe ben lớn nhỏ đến mua cát.
Trong vai người có nhu cầu mua khối lượng cát sạn lớn để làm thủy điện, chúng tôi tiếp cận 1 trong 3 bãi cát này thì được bà Trần Thị Trung, Giám đốc Công ty Trường Vinh hồ hởi giới thiệu công ty của mình đang cung cấp cát cho nhiều DN xây dựng dự án trên địa bàn huyện. “Công ty có 5 con tàu hút và ngoài bến này thì còn có bến ở dưới bệnh viện huyện cũng to. Hôm nay, Công ty Hòa Hiệp lấy 2 xe khoảng 40 m3, họ mới lấy mấy ngày nay và đã lấy vài trăm khối. Nếu đơn vị của các các anh cần số lượng nhiều thì tôi sẽ cho dừng các chỗ nhỏ lẻ để ưu tiên, mỗi ngày vài trăm khối cũng đáp ứng đủ. Tưởng làm gấp thì chịu chứ nếu cả năm thì vài chục nghìn khối, tui lo được”, bà Trung nói.
Thả nổi tài nguyên cho doanh nghiệp
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND H.Tương Dương cho rằng, việc khai thác cát, sạn của Công ty Trường Vinh, huyện chỉ quản lý, giám sát về mặt tọa độ, vị trí khai thác và môi trường. “Tôi không loại trừ khả năng DN khai thác vượt khối lượng, cũng như việc bán thương mại cho các dự án khác trên địa bàn, đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra”, ông Hải nói.
Trong khi đó, ông Phan Thế Chuyền, Giám đốc nhà máy thủy điện Khe Bố cho biết, 7 khu TĐC của thủy điện Khe Bố đã cơ bản hoàn thành từ năm 2013, chỉ còn một số ít tuyến đường bê tông nội bản chưa xong. Ông Chuyền cũng cho rằng, trong văn bản ủy quyền khai thác, phía thủy điện chỉ cho phép Công ty Trường Vinh khai thác, bán cho thủy điện với giá 80.000 đồng/m3 để xây dựng các con đường còn dang dở tại khu TĐC và những hộ dân trong khu TĐC có nhu cầu, chứ không được bán ra ngoài. Ông Chuyền cũng thừa nhận, rất khó giám sát khối lượng cát Công ty Trường Vinh khai thác và hứa “chúng tôi sẽ làm việc lại với công ty này để yêu cầu họ thực hiện đúng cam kết”.
Các tàu đang hút cát lên tập kết tại khúc eo bản Thạch Dương (xã Thạch Giám), nơi lòng sông chỉ cách QL7 chỉ khoảng 30 m, gây nguy cơ sạt ở đường
Ngày 23.9.2016, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản cho phép Ban quản lý (BQL) Dự án thủy điện Khe Bố (H.Tương Dương) khai thác cát, sạn với khối lượng 7.000 m3 (thời hạn khai thác 1 năm), dùng làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi lòng hồ Nhà máy thủy điện Khe Bố, để xây dựng các khu tái định cư (TĐC) của dự án này theo đề nghị của lãnh đạo BQL thủy điện Khe Bố và UBND H.Tương Dương.
Ngay sau khi có văn bản trên, ông Phan Thế Chuyền, Trưởng BQL dự án thủy điện Khe Bố đã ký hợp đồng ủy quyền khai thác cát, sạn khu vực nói trên cho Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Trường Vinh (gọi tắt là Công ty Trường Vinh, có trụ sở tại xã Xá Lượng, H.Tương Dương).
Từ khi có “lá bùa” này, DN đã tận dụng khai thác cát, sạn bán tràn lan ra ngoài. Theo phản ánh của người dân và điều tra của PV Thanh Niên, Công ty Trường Vinh rầm rộ hút cát cát từ lòng sông Lam (đã trở thành lòng hồ thủy điện) rồi bán cho các dự án của các DN khác để thi công các công trình, dự án lớn trên địa bàn H.Tương Dương và H.Kỳ Sơn, ngoài khu vực TĐC của Thủy điện Khe Bố. Giá bán cát từ mức 80.000 đồng trước đó được DN đẩy lên 150.000 đồng/m3do được độc quyền khai thác.
Theo ghi nhận của PV, từ tháng 9.2016, Công ty Trường Vinh huy động 5 tàu thường xuyên hút cát tại khu vực sông Lam, thuộc xã Thạch Giám, với hàng trăm m3/ngày, rồi tập kết tại 3 bãi ở bản Mon và bản Khe Chi (xã Thạch Giám). Tại khúc cua thuộc bản Thạch Dương, lòng sông chỉ cách QL7 chừng 30 m, các tàu của DN này liên tục thọc vòi rồng xuống để lấy cát, gây nguy cơ sạt lở tuyến đường này. Tại các bãi tập kết cát của Trường Vinh, hàng ngày có hàng chục lượt xe ben lớn nhỏ đến mua cát.
Trong vai người có nhu cầu mua khối lượng cát sạn lớn để làm thủy điện, chúng tôi tiếp cận 1 trong 3 bãi cát này thì được bà Trần Thị Trung, Giám đốc Công ty Trường Vinh hồ hởi giới thiệu công ty của mình đang cung cấp cát cho nhiều DN xây dựng dự án trên địa bàn huyện. “Công ty có 5 con tàu hút và ngoài bến này thì còn có bến ở dưới bệnh viện huyện cũng to. Hôm nay, Công ty Hòa Hiệp lấy 2 xe khoảng 40 m3, họ mới lấy mấy ngày nay và đã lấy vài trăm khối. Nếu đơn vị của các các anh cần số lượng nhiều thì tôi sẽ cho dừng các chỗ nhỏ lẻ để ưu tiên, mỗi ngày vài trăm khối cũng đáp ứng đủ. Tưởng làm gấp thì chịu chứ nếu cả năm thì vài chục nghìn khối, tui lo được”, bà Trung nói.
Thả nổi tài nguyên cho doanh nghiệp
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND H.Tương Dương cho rằng, việc khai thác cát, sạn của Công ty Trường Vinh, huyện chỉ quản lý, giám sát về mặt tọa độ, vị trí khai thác và môi trường. “Tôi không loại trừ khả năng DN khai thác vượt khối lượng, cũng như việc bán thương mại cho các dự án khác trên địa bàn, đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra”, ông Hải nói.
Trong khi đó, ông Phan Thế Chuyền, Giám đốc nhà máy thủy điện Khe Bố cho biết, 7 khu TĐC của thủy điện Khe Bố đã cơ bản hoàn thành từ năm 2013, chỉ còn một số ít tuyến đường bê tông nội bản chưa xong. Ông Chuyền cũng cho rằng, trong văn bản ủy quyền khai thác, phía thủy điện chỉ cho phép Công ty Trường Vinh khai thác, bán cho thủy điện với giá 80.000 đồng/m3 để xây dựng các con đường còn dang dở tại khu TĐC và những hộ dân trong khu TĐC có nhu cầu, chứ không được bán ra ngoài. Ông Chuyền cũng thừa nhận, rất khó giám sát khối lượng cát Công ty Trường Vinh khai thác và hứa “chúng tôi sẽ làm việc lại với công ty này để yêu cầu họ thực hiện đúng cam kết”.
Theo TNO