Hơn 70 năm trước, Trung tướng Phạm Hồng Cư còn là một chàng lính trẻ đương tuổi đôi mươi, mang trong mình lời thề Độc lập đi qua hai cuộc kháng chiến, để rồi đến ngày hôm nay, dù đã ở độ tuổi xế chiều, Trung tướng vẫn nhớ như in từng khoảnh khắc, từng ký ức về ngày độc lập cùng với lòng tự hào khôn nguôi. Chúng tôi đã tìm đến với Trung tướng – một trong những nhân chứng cuối cùng của Lễ Tuyên ngôn độc lập, để nghe ông kể lại những ký ức không thể nào quên về ngày độc lập và hành trình 10.000 ngày của lời thề độc lập.
71 năm trôi qua kể từ ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập (Ảnh: Internet)Ký ức ngày độc lập – Người về đem tới ngày vui
Đã 71 năm kể từ ngày Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cũng là chừng ấy năm, câu chuyện về ngày độc lập được Trung tướng Phạm Hồng Cư cất giữ cẩn thận trong trái tim, trong tâm hồn. Trò chuyện với chúng tôi – thế hệ con cháu sinh ra trong thời bình, Trung tướng bồi hồi kể lại: “Cách đây 71 năm, tôi là một người lính, một chiến sĩ của đội tự vệ chiến đấu – cứu quốc Hoàng Diệu, tức là bộ đội địa phương đầu tiên của Hà Nội do thành ủy tổ chức. Đơn vị tự vệ chiến đấu ấy có một vinh dự tham gia bảo vệ lễ đài ngày độc lập, đối với chúng tôi đây là một vinh dự lớn mà đối với tôi, giờ đã trải qua nhiều năm nhưng tôi không thể nào quên. Chiều 2/9 diễn ra buổi lễ, nhưng ngay từ đêm hôm trước chúng tôi đã cùng với các ngành chuyên môn rà soát lại toàn bộ khu vực để đảm bảo không có vật liệu nổ. Đến ngày hôm sau, đơn vị chúng tôi được cử hai trung đội để bảo vệ trực tiếp lễ đài, một trung đội đứng sát ngay lễ đài và một trung đội chia đều ra khắp các đường và chiếm các điểm cao xung quanh để bảo vệ từ xa. Tôi cùng với bộ phận anh Hoàng Phương – một trung những người chỉ huy lúc bấy giờ, đứng ngay gần lễ đài, vì chúng tôi phụ trách phần kéo cờ. Đấy là một cơ hội để tôi quan sát rất gần, và lúc đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời bước lên thì các nhân viên trong Chính phủ lâm thời đều mặc comple trắng, đeo caravat đen và đi giày. Nhưng người đi đầu lại là một ông cụ ăn mặc rất giản dị, một bộ đồ kaki và đi dép cao su màu trắng. Khi ấy ở Hà Nội có sản xuất dép cao su trắng con hổ, mà chúng tôi cũng đi”.
Nói đến đây, Trung tướng không giấu nổi xúc động và nhớ như in hình ảnh một vị Chủ tịch hết sức gần gũi, hết sức giản dị. “Được nghe giới thiệu đấy là cụ Hồ Chí Minh – Chủ tịch Chính phủ lâm thời sẽ đọc Tuyên ngôn độc lập, lúc ấy thực sự chúng tôi vẫn chưa biết cụ Hồ là ai. Nhưng đến lúc cụ đọc, thì trong tiếng nói của cụ có âm sắc Nghệ An, thế là anh Hoàng Phương ghé tai tôi: “Này này cậu có biết không, ông cụ là Nguyễn Ái Quốc” – Trung tướng hào hứng kể lại. “Một niềm sung sướng không có gì tả được, tôi thốt lên rằng: “Người đã về”. Và chính ý tứ Người đã về này, về sau nhạc sỹ Văn Cao sáng tác nên bài hát trong đó có câu: “Người về đem tới ngày vui…”. Khoảnh khắc ấy tạo nên những niềm vui sướng lớn lao, mà chúng tôi – những người sinh sau đẻ muộn nghĩ rằng chỉ thế hệ của Trung tướng, chỉ những người đi qua giai đoạn lịch sử ấy mới có những cảm xúc như thế, niềm vui đến vì họ biết rằng, Nguyễn Ái Quốc 30 năm đi tìm đường cứu nước hôm nay đã về.
Trung tướng Phạm Hồng Cư chia sẻ ký ức về ngày độc lập Trong ký ức nhuốm màu thời gian của người lính già, câu chuyện về Lời thề độc lập có lẽ là câu chuyện khó quên nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Trung tướng kể tiếp: “Sau khi người đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thì sau đó có một nghi lễ gọi là lễ Lời thề độc lập, trong đó có những ý: Ủng hộ Chính phủ Hồ Chính Minh, thứ hai là Kiên quyết chống lại sự xâm lược của giặc Pháp mà nếu giặc Pháp trở lại thì không đi lính cho Pháp, không bán hàng cho Pháp, không dẫn đường cho Pháp…
Cứ sau mỗi lời thề như vậy, tất cả lại giơ tay: “Xin thề”. Khi giơ tay thề, nước mắt tôi và những người bạn cứ thế trào ra. Chúng tôi xúc động là bởi vì cách đó không lâu đương còn là một nước nô lệ, mất nước, thế mà hôm nay đã là dân của một nước Việt Nam độc lập”. Có lẽ đó là niềm hạnh phúc không thể nào tả xiết, hơn 70 năm rồi nhưng mỗi lần nhớ lại, những cảm xúc đó lại trào dâng trong tâm hồn ông.
Hành trình của Lời thề độc lập – Vui sao nước mắt lại trào
Là một trong những người mang trong mình lời thề độc lập suốt 10.000 ngày, trải qua hai cuộc kháng chiến, đến nay Trung tướng Phạm Hồng Cư là một trong những nhân chứng cuối cùng. Kể lại hành trình 10.000 ngày của lời thề độc lập, Trung tướng xúc động: “Tôi thuộc lớp Thanh niên Cách mạng Tháng Tám, khi ấy tôi 20 tuổi và đã giơ tay thề độc lập. Và thế hệ này mang theo lời thề ấy trong trái tim của mình, đi qua suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - 30 năm – 10.000 ngày gìn giữ.
Tôi cũng có một vinh dự đó là ngày 30.4, tôi cùng với Bộ Tư lệnh quân đoàn 2 có mặt tại Dinh Độc Lập, một giờ đồng hồ sau khi chiếc xe tăng 390 húc đổ cánh cửa của Dinh Độc Lập. Tư lệnh Nguyễn Hữu An kiểm tra về mặt quân sự, Chính ủy Lê Linh kiểm tra về mặt Chính trị còn tôi đi theo Bộ Tư lệnh với tư cách là phái viên của Tổng cục Chính trị, tôi bước vào thềm của Dinh Độc Lập và 3 chúng tôi ôm lấy nhau, khi ấy Lê Linh – một trong những người giơ tay thề độc lập đã ghé vào tai tôi và nói rằng: “Chúng ta đã hoàn thành lời thề độc lập”. Chỉ chừng ấy câu thôi mà nước mắt trào ra, sung sướng, “Vui sao nước mắt lại trào”.
71 năm đã trôi qua, nhưng những câu chuyện về ngày độc lập vẫn còn nguyên trong ký ức của người lính già, và thế hệ con cháu sinh trong thời bình chúng tôi mỗi lần được gặp gỡ và lắng nghe những câu chuyện ấy, lại thấy lòng mình dâng lên những niềm tin và tự hào khôn nguôi.
71 năm trôi qua kể từ ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập (Ảnh: Internet)
Đã 71 năm kể từ ngày Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cũng là chừng ấy năm, câu chuyện về ngày độc lập được Trung tướng Phạm Hồng Cư cất giữ cẩn thận trong trái tim, trong tâm hồn. Trò chuyện với chúng tôi – thế hệ con cháu sinh ra trong thời bình, Trung tướng bồi hồi kể lại: “Cách đây 71 năm, tôi là một người lính, một chiến sĩ của đội tự vệ chiến đấu – cứu quốc Hoàng Diệu, tức là bộ đội địa phương đầu tiên của Hà Nội do thành ủy tổ chức. Đơn vị tự vệ chiến đấu ấy có một vinh dự tham gia bảo vệ lễ đài ngày độc lập, đối với chúng tôi đây là một vinh dự lớn mà đối với tôi, giờ đã trải qua nhiều năm nhưng tôi không thể nào quên. Chiều 2/9 diễn ra buổi lễ, nhưng ngay từ đêm hôm trước chúng tôi đã cùng với các ngành chuyên môn rà soát lại toàn bộ khu vực để đảm bảo không có vật liệu nổ. Đến ngày hôm sau, đơn vị chúng tôi được cử hai trung đội để bảo vệ trực tiếp lễ đài, một trung đội đứng sát ngay lễ đài và một trung đội chia đều ra khắp các đường và chiếm các điểm cao xung quanh để bảo vệ từ xa. Tôi cùng với bộ phận anh Hoàng Phương – một trung những người chỉ huy lúc bấy giờ, đứng ngay gần lễ đài, vì chúng tôi phụ trách phần kéo cờ. Đấy là một cơ hội để tôi quan sát rất gần, và lúc đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời bước lên thì các nhân viên trong Chính phủ lâm thời đều mặc comple trắng, đeo caravat đen và đi giày. Nhưng người đi đầu lại là một ông cụ ăn mặc rất giản dị, một bộ đồ kaki và đi dép cao su màu trắng. Khi ấy ở Hà Nội có sản xuất dép cao su trắng con hổ, mà chúng tôi cũng đi”.
Nói đến đây, Trung tướng không giấu nổi xúc động và nhớ như in hình ảnh một vị Chủ tịch hết sức gần gũi, hết sức giản dị. “Được nghe giới thiệu đấy là cụ Hồ Chí Minh – Chủ tịch Chính phủ lâm thời sẽ đọc Tuyên ngôn độc lập, lúc ấy thực sự chúng tôi vẫn chưa biết cụ Hồ là ai. Nhưng đến lúc cụ đọc, thì trong tiếng nói của cụ có âm sắc Nghệ An, thế là anh Hoàng Phương ghé tai tôi: “Này này cậu có biết không, ông cụ là Nguyễn Ái Quốc” – Trung tướng hào hứng kể lại. “Một niềm sung sướng không có gì tả được, tôi thốt lên rằng: “Người đã về”. Và chính ý tứ Người đã về này, về sau nhạc sỹ Văn Cao sáng tác nên bài hát trong đó có câu: “Người về đem tới ngày vui…”. Khoảnh khắc ấy tạo nên những niềm vui sướng lớn lao, mà chúng tôi – những người sinh sau đẻ muộn nghĩ rằng chỉ thế hệ của Trung tướng, chỉ những người đi qua giai đoạn lịch sử ấy mới có những cảm xúc như thế, niềm vui đến vì họ biết rằng, Nguyễn Ái Quốc 30 năm đi tìm đường cứu nước hôm nay đã về.
Trung tướng Phạm Hồng Cư chia sẻ ký ức về ngày độc lập
Cứ sau mỗi lời thề như vậy, tất cả lại giơ tay: “Xin thề”. Khi giơ tay thề, nước mắt tôi và những người bạn cứ thế trào ra. Chúng tôi xúc động là bởi vì cách đó không lâu đương còn là một nước nô lệ, mất nước, thế mà hôm nay đã là dân của một nước Việt Nam độc lập”. Có lẽ đó là niềm hạnh phúc không thể nào tả xiết, hơn 70 năm rồi nhưng mỗi lần nhớ lại, những cảm xúc đó lại trào dâng trong tâm hồn ông.
Hành trình của Lời thề độc lập – Vui sao nước mắt lại trào
Là một trong những người mang trong mình lời thề độc lập suốt 10.000 ngày, trải qua hai cuộc kháng chiến, đến nay Trung tướng Phạm Hồng Cư là một trong những nhân chứng cuối cùng. Kể lại hành trình 10.000 ngày của lời thề độc lập, Trung tướng xúc động: “Tôi thuộc lớp Thanh niên Cách mạng Tháng Tám, khi ấy tôi 20 tuổi và đã giơ tay thề độc lập. Và thế hệ này mang theo lời thề ấy trong trái tim của mình, đi qua suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - 30 năm – 10.000 ngày gìn giữ.
Tôi cũng có một vinh dự đó là ngày 30.4, tôi cùng với Bộ Tư lệnh quân đoàn 2 có mặt tại Dinh Độc Lập, một giờ đồng hồ sau khi chiếc xe tăng 390 húc đổ cánh cửa của Dinh Độc Lập. Tư lệnh Nguyễn Hữu An kiểm tra về mặt quân sự, Chính ủy Lê Linh kiểm tra về mặt Chính trị còn tôi đi theo Bộ Tư lệnh với tư cách là phái viên của Tổng cục Chính trị, tôi bước vào thềm của Dinh Độc Lập và 3 chúng tôi ôm lấy nhau, khi ấy Lê Linh – một trong những người giơ tay thề độc lập đã ghé vào tai tôi và nói rằng: “Chúng ta đã hoàn thành lời thề độc lập”. Chỉ chừng ấy câu thôi mà nước mắt trào ra, sung sướng, “Vui sao nước mắt lại trào”.
71 năm đã trôi qua, nhưng những câu chuyện về ngày độc lập vẫn còn nguyên trong ký ức của người lính già, và thế hệ con cháu sinh trong thời bình chúng tôi mỗi lần được gặp gỡ và lắng nghe những câu chuyện ấy, lại thấy lòng mình dâng lên những niềm tin và tự hào khôn nguôi.
Theo Lao Động