"Cả đội cơ bản đá hay, nhưng mong giới truyền thông đừng ca ngợi các cầu thủ quá đà" - đó là điều HLV trưởng đội tuyển (ĐT) Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng đã nói trong cuộc họp báo sau trận đấu. Trước đó vài tháng, khi ĐT Việt Nam vô địch một giải giao hữu tại Myanmar thì ông thầy người Nghệ An cũng đã có những dặn dò tương tự.
90 phút ở sân Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) tối thứ năm vừa qua, ĐT Việt Nam chủ động co mình chống đỡ trong khoảng 26 phút đầu tiên, nhưng kể từ khi thua bàn thì cả đội đã chuyển sang chơi một thứ bóng đá chủ động với những pha chuyền ngắn - đập nhỏ sở trường. Và phải thừa nhận lối chơi này đã phát huy tất cả những tố chất mà chúng ta đang có.
Với cặp bài Xuân Trường - Tuấn Anh ở hàng tiền vệ, ĐT Việt Nam tổ chức phản công rất nhanh và "ngọt", trong đó những đường chuyền đột biến của Xuân Trường thực sự là một điểm sáng. Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyền bóng, cặp bài này mỗi người còn đóng góp một bàn thắng, và đấy đều là những bàn thắng rất đẳng cấp.
Đầu tiên là bàn gỡ hoà 1-1 của Tuấn Anh: nhận bóng từ chân Công Vinh, giữa sự bám sát của các hậu vệ đối phương, Tuấn Anh đã bất ngờ xoay người, cứa bóng vào góc xa, khiến thủ thành đối phương dù đã rướn hết cỡ người cũng không sao cản phá. Sau đó là bàn thắng nâng tỷ số lên 4-2 của Xuân Trường - một cú bấm bóng từ ngoài vòng cấm, đưa bóng cuộn vào góc cao khung thành đối phương đầy mĩ cảm. Phải nói đây đều là những bàn thắng thể hiện trình độ kỹ thuật cao, và nó là phần thưởng xứng đáng cho những gì hai cầu thủ này thể hiện trong suốt 90 phút thi đấu.
Cùng với Tuấn Anh, Xuân Trường, những cầu thủ khác của Hoàng Anh Gia Lai như Văn Thanh, Văn Toàn cũng ghi được rất nhiều dấu ấn. Có thể nói, lối chơi bóng nhỏ mà HLV Hữu Thắng xây dựng rất phù hợp với tố chất các cầu thủ lớn lên từ lò Hoàng Anh Gia Lai JMG. Trước đây, một trong những điểm yếu cốt tử của các cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai JMG là thể lực, khi họ chỉ có thể chơi hay trong khoảng 2/3 thời gian thi đấu đầu tiên, còn lại thường xuyên vỡ sức.
Niềm vui chiến thắng của cầu thủ Việt Nam. Ảnh: H.M. Nhưng thông qua "bài test CHDCND Triều Tiên", có thể thấy điểm yếu cốt tử này đã được khắc phục rõ ràng. Xuân Trường lý giải: "Khi thi đấu ở giải nhà nghề Hàn Quốc, chúng tôi đã phải tập rất nặng, và nhờ thế nền tảng thể lực đã được cải thiện rất nhiều".
Bên cạnh chất kỹ thuật của những nhân tố Hoàng Anh, có thể nói sự máu lửa, khả năng càn quét của những cầu thủ gốc Nghệ An đã giúp cho ĐT Việt Nam dưới thời Hữu Thắng có được một sự cân bằng cần thiết. Vì vậy cũng không quá lời nếu bảo công thức tạo nên sức sống của ĐT lúc này là chất Hoàng Anh, cộng chất Nghệ An.
Tuy nhiên, đây dẫu sao cũng chỉ là một trận giao hữu. CHDCND Triều Tiên đã tung ra đội hình mạnh nhất, thi đấu với một thái độ, một quyết tâm lớn nhất hay chưa vẫn còn là một ẩn số. Còn với chúng ta, đã có những bài học xương máu trong quá khứ liên quan đến việc cháy quá sớm và quá đà ở những trận đấu mang tính giao hữu thử nghiệm, để rồi khi bước vào sân chơi chính thức thì lại thủng chỗ này chỗ kia. Cho nên, lời nhắc nhở của HLV Hữu Thắng rằng "đừng ca ngợi các cầu thủ" là hoàn toàn chính xác.
Phải làm sao để cái lửa và cái đẹp của một trận thắng mang ý nghĩa khởi động được giữ nguyên trong suốt hành trình AFF Suzuki Cup tới đây? Có lẽ đấy là một câu hỏi không quá khó, nhưng cũng không phải dễ với HLV Hữu Thắng lúc này.
Bốn tuyển thủ không sang Indonesia
Nếu không có những biến động vào phút chót, ngày mai Đội tuyển Việt Nam sẽ đá trận giao hữu lượt đi với ĐT Indonesia của HLV Alfred Riedl - người từng có tới 3 nhiệm kỳ dẫn dắt các ĐT Việt Nam. Do phải trở về các CLB của mình ở Nhật Bản và Hàn Quốc, nên bộ ba Hoàng Anh Gia Lai là Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng đã không có mặt trong chuyến đi này.
Một trường hợp vắng mặt khác là trung vệ Quế Ngọc Hải - người đã gặp phải một chấn thương trong trận giao hữu với CHDCND Triều Tiên, và đã phải sớm rời sân ở phút thứ 17. Theo các bác sĩ ĐT, với chấn thương này, khoảng 1 tháng tới, Quế Ngọc Hải mới có thể hoàn toàn bình phục.
HLV trưởng Nguyễn Hữu Thắng cho biết sự vắng mặt của 4 cầu thủ này cũng không phải vấn đề lớn, vì ông cũng muốn đưa ra những thử nghiệm nhân sự mới trong hai trận giao hữu lượt đi/lượt về với Indonesia.
Sau khi đá xong trận giao hữu lượt đi với Indonesia, ngày 11 - 10, ĐT Việt Nam sẽ trở lại TP Hồ Chí Minh và ngày 15-10 sẽ sang Hàn Quốc tập huấn, thi đấu khoảng 3 trận nữa với các CLB nhà nghề Hàn Quốc.
Với cặp bài Xuân Trường - Tuấn Anh ở hàng tiền vệ, ĐT Việt Nam tổ chức phản công rất nhanh và "ngọt", trong đó những đường chuyền đột biến của Xuân Trường thực sự là một điểm sáng. Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyền bóng, cặp bài này mỗi người còn đóng góp một bàn thắng, và đấy đều là những bàn thắng rất đẳng cấp.
Đầu tiên là bàn gỡ hoà 1-1 của Tuấn Anh: nhận bóng từ chân Công Vinh, giữa sự bám sát của các hậu vệ đối phương, Tuấn Anh đã bất ngờ xoay người, cứa bóng vào góc xa, khiến thủ thành đối phương dù đã rướn hết cỡ người cũng không sao cản phá. Sau đó là bàn thắng nâng tỷ số lên 4-2 của Xuân Trường - một cú bấm bóng từ ngoài vòng cấm, đưa bóng cuộn vào góc cao khung thành đối phương đầy mĩ cảm. Phải nói đây đều là những bàn thắng thể hiện trình độ kỹ thuật cao, và nó là phần thưởng xứng đáng cho những gì hai cầu thủ này thể hiện trong suốt 90 phút thi đấu.
Cùng với Tuấn Anh, Xuân Trường, những cầu thủ khác của Hoàng Anh Gia Lai như Văn Thanh, Văn Toàn cũng ghi được rất nhiều dấu ấn. Có thể nói, lối chơi bóng nhỏ mà HLV Hữu Thắng xây dựng rất phù hợp với tố chất các cầu thủ lớn lên từ lò Hoàng Anh Gia Lai JMG. Trước đây, một trong những điểm yếu cốt tử của các cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai JMG là thể lực, khi họ chỉ có thể chơi hay trong khoảng 2/3 thời gian thi đấu đầu tiên, còn lại thường xuyên vỡ sức.
Niềm vui chiến thắng của cầu thủ Việt Nam. Ảnh: H.M.
Bên cạnh chất kỹ thuật của những nhân tố Hoàng Anh, có thể nói sự máu lửa, khả năng càn quét của những cầu thủ gốc Nghệ An đã giúp cho ĐT Việt Nam dưới thời Hữu Thắng có được một sự cân bằng cần thiết. Vì vậy cũng không quá lời nếu bảo công thức tạo nên sức sống của ĐT lúc này là chất Hoàng Anh, cộng chất Nghệ An.
Tuy nhiên, đây dẫu sao cũng chỉ là một trận giao hữu. CHDCND Triều Tiên đã tung ra đội hình mạnh nhất, thi đấu với một thái độ, một quyết tâm lớn nhất hay chưa vẫn còn là một ẩn số. Còn với chúng ta, đã có những bài học xương máu trong quá khứ liên quan đến việc cháy quá sớm và quá đà ở những trận đấu mang tính giao hữu thử nghiệm, để rồi khi bước vào sân chơi chính thức thì lại thủng chỗ này chỗ kia. Cho nên, lời nhắc nhở của HLV Hữu Thắng rằng "đừng ca ngợi các cầu thủ" là hoàn toàn chính xác.
Phải làm sao để cái lửa và cái đẹp của một trận thắng mang ý nghĩa khởi động được giữ nguyên trong suốt hành trình AFF Suzuki Cup tới đây? Có lẽ đấy là một câu hỏi không quá khó, nhưng cũng không phải dễ với HLV Hữu Thắng lúc này.
Bốn tuyển thủ không sang Indonesia
Nếu không có những biến động vào phút chót, ngày mai Đội tuyển Việt Nam sẽ đá trận giao hữu lượt đi với ĐT Indonesia của HLV Alfred Riedl - người từng có tới 3 nhiệm kỳ dẫn dắt các ĐT Việt Nam. Do phải trở về các CLB của mình ở Nhật Bản và Hàn Quốc, nên bộ ba Hoàng Anh Gia Lai là Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng đã không có mặt trong chuyến đi này.
Một trường hợp vắng mặt khác là trung vệ Quế Ngọc Hải - người đã gặp phải một chấn thương trong trận giao hữu với CHDCND Triều Tiên, và đã phải sớm rời sân ở phút thứ 17. Theo các bác sĩ ĐT, với chấn thương này, khoảng 1 tháng tới, Quế Ngọc Hải mới có thể hoàn toàn bình phục.
HLV trưởng Nguyễn Hữu Thắng cho biết sự vắng mặt của 4 cầu thủ này cũng không phải vấn đề lớn, vì ông cũng muốn đưa ra những thử nghiệm nhân sự mới trong hai trận giao hữu lượt đi/lượt về với Indonesia.
Sau khi đá xong trận giao hữu lượt đi với Indonesia, ngày 11 - 10, ĐT Việt Nam sẽ trở lại TP Hồ Chí Minh và ngày 15-10 sẽ sang Hàn Quốc tập huấn, thi đấu khoảng 3 trận nữa với các CLB nhà nghề Hàn Quốc.
Theo CAND