• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Xứ Nghệ Lặn bắt ngao, nghề bấp bênh và nguy hiểm

HMO

Administrator
Staff member
Giữa tiết trời nắng nóng xứ Nghệ, hàng chục người dân tại huyện Diễn Châu, ven sông Vích vẫn đầu trần, ngụp lặn dưới lòng sông tìm từng con ngó (ngao sông) để mưu sinh.

Lênh đênh theo dòng nước Sông Vích
Nghề lặn “ngó” tồn tại từ thời cha ông, khai sinh lập ấp ở ven sông Vích. Khi nghe tên của loài hải sản này nhiều người rất tò mò và cảm thấy cái tên của nó rất lạ, có lẽ không có nơi nào gọi loại này là con ngó. Nhiều người sống với nghề lặn ngó hàng chục năm nhưng cuộc sống của họ nghèo vẫn bám nghèo, không mấy thay đổi.

Mới hơn 30 tuổi, nhưng thâm niên bắt ngó của anh Nguyễn Văn Thuân xóm tiền tiến, xã Diễn Kim đã gần 20 năm lặn lội, mưu sinh trên đoạn sông này.

"Thế hệ trước, gia đình tôi gắn với sông nước, ăn trên sông, ngủ trên sông, nhưng đến thời tôi gia đình đã chuyển lên đất liền để sống. Nói về sự vất vả của các nghề lặn, bắt trên sông. Tôi vẫn cho rằng nghề lặn ngó là vất vả, nguy hiểm nhất. Đồ nghề không được trang bị tốt, ngoài chiếc cọc và sợi dây buộc vào người, nghề lặn ngó phó thác số mệnh cho hà bá thôi”, anh Thuân tâm sự.

Anh Thuân đang ngụp lặn giữa dòng sông Vích, anh cho biết may mắn lắm mới được một buổi 50 nghìn.
Theo anh Thuân, lặn ngó chỉ có vào mùa hè, trời nắng nóng càng tốt vì lúc đó nước sông sẽ cạn, người lặn sẽ dể bắt ngó hơn. Việc lặn ngó bắt đầu từ 5 giờ sáng lúc thủy triều xuống, mỗi người mang theo một chiếc cọc dài khoảng 2m – 3m, rồi mang theo rổ rá, hoặc thùng phao buộc vào chiếc cọc để trôi trên mặc nước.

Để bắt được một con ngó, người lặn phải có hơi dài, sức khỏe tốt nếu không khi lặn xuống đáy sông tìm ngó sẽ không bắt được, không những thế còn nguy hiểm đến tính mạng.

Khi lặn xuống đáy mắt vẫn phải mở to, hai tay mò tìm dưới đáy sông, tìm khoảng 40 -50 giây. Một lần như thế may mắn thì được dăm ba con, còn không thì trắng tay là chuyện thường.

Anh Thuân cho hay, ngày trước nhiều ngó nhưng thời gian qua nhiều người tìm bắt bằng giã cào nên số lượng ngó giảm hẳn. Công việc lặn tìm con ngó kéo dài từ 5h đến khoảng gần 9h là phải lên bờ, vì lúc ấy thủy triều lên mạnh ảnh hưởng đến việc lặn tìm. Trong khoảng thời gian 4 tiếng, nếu may mắn thì được vài ba yến ngó, cho thu nhập khoảng 100 nghìn đồng.

Sau khi mò tìm dưới đáy sông, anh ngoi lên hy vọng tìm được sản phẩm muốn tìm là con ngó.
Trong khi đó, anh Quyết Mạn – một thợ tìm ngó cho biết: Thu nhập thấp đã đành nhưng dòng sông Vích này còn “ăn” rất nhiều người khi đi lặn ngó. Người dân nghèo nên không tiền mua ống ô xy để thở khi lặn và trang thiết bị hỗ trợ. Trong khi, nửa ngày trời chỉ kiếm được chút ít, không đủ trang trải cho đàn con.

“Gia đình tôi ở ngay sát dòng sông Vích, chứng kiến nhiều lần những vụ đuối nước, đến giờ nghĩ lại vẫn rụng rời chân tay. Bản thân tôi, ngày trước cũng là tay săn ngó giỏi nhất nhì vùng này nhưng có lần khi lặn xuống đáy sông, chân tôi bị chuột rút lặn mãi không ngóp được đầu lên mặt nước. May mắn lúc đó con trai tôi đi cùng. Thấy bố thổi bong bóng to nổi lên mặt nước, nó liền nhảy xuống đưa tôi lên. Tôi sống đến giờ là số mệnh tôi cao, sau vụ đó gia đình tôi bỏ nghề lặn ngó luôn”, anh Mạn ngậm ngùi.

Không phải khi nào cũng tìm được một con ngó sau khi ngụp lặn.
Anh Mạn chia sẻ, nghề này nguy hiểm, lặn mãi dưới sông mà không có phương tiện hỗ trợ gì. Anh may mắn có nghề phụ là buôn bán nên bỏ được nghề sông nước. Nhiều người dân ở đây biết là vất vả, nguy hiểm nhưng không đi lặn ngó thì lấy gì mà ăn không biết lấy gì ăn.

Theo anh, người dân ở đây bị ù tai, viêm tai giữa, tức ngực, mỏi mắt…là những căn bệnh thường gặp. Trước đây ít có những bệnh này nhưng giờ nhiều hơn, nguyên do là dòng nước sông Vích đã ô nhiểm do người dân xả rác, đổ nước thải vô tội vạ xuống sông.

Vợ con cũng theo cha đi lặn ngó
Quan sát dọc con sông Vích, không chỉ có đàn ông những người lặn ngó chuyên nghiệp mà còn có cả vợ con họ đi theo, cũng một sào một cọc lặn như những người đàn ông thực thụ.

Chị Nguyễn Thị Tâm, quê huyện Yên Thành, Nghệ An cho biết: “Chị cùng gia đình tranh thủ hết mùa lúa, chạy xe máy khoảng hơn 10 km xuống đây để lặn ngó. Chỉ có dòng sông Vích này mới có loại ngó này, chứ tìm đâu cũng không có. Đến sông Vích vừa lặn ngó, vừa mua ngó của dân bản địa rồi đem về trên mấy chợ huyện bán cũng có lời, chứ bán ở đây rẻ quá, không đủ chi tiêu. Mùa hè nào tôi và gia đình cũng chạy xe hàng chục cây số xuống đây”.

Nhiều người đã bỏ về vì lặn cả buổi mà không thu về được là bao.
Cách chỗ chị Tâm khoảng chừng 20m, có một cậu bé đang ngụp lặn liên tục để tìm ngó. Ghé lại gần trò chuyện, cậu bé tên Chiến cho biết năm nay mới 14 tuổi, em theo cha đi lặn ngó từ ngày nhỏ, hè đến là đi lặn để kiếm tiền học cho năm học mới.

Chiến tâm sự rồi ngụp lặn xuống khá lâu. Một lúc em ngoi lên trên tay chỉ vỏn vẹn 1 con ngó, thế nhưng em vẫn nở nụ cười roi rói.

“Nghề lặn ngó chỉ dành cho người lớn. Vì lỡ chân một là dễ mất mạng. Một buổi thế này dù lặn được ít hay nhiều thì tụi em cũng đều đặn sáng nào cũng ra đáy sông, trôi theo dòng nước đến trưa mới mò về. Thấy bố mẹ vất vả, kiếm từng đồng tiền em thương lắm, phải cố gắng lao động giúp bố mẹ đã đành, khi vào học còn có một khoản tiền để mua sách, nộp tiền học nữa. Sau này nếu có cơ hội, em sẽ cố gắng học hành để một ngày gia đình em có thể thoát cảnh ăn sông bám đò như thế này”, Chiến bùi ngùi.

Nghề lặn ngó nhiều khi còn đổi bằng tính mạng con người.
Không riêng gì gia đình chị Tâm, anh Thuân, em Chiến mà hàng chục gia đình, đang làm nghề lặn ngó trên đoạn sông Vích đều chung cảnh cơ cực, khó khăn. Buổi trưa ánh nắng càng gay gắt, những giọt mồ hôi của những người lặn ngó vẫn hì hục kiếm từng con ngó và cố gắng lặn nhanh vì thủy triều lên rất to.

Nhìn những dáng người đang ngụp lặn, tương lai của những người lặn ngó như những con nước lên rồi lại xuống, long đong đến bao giờ?
Theo Khám Phá
 

Ads HMO

Ads HMO

Top