• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Nghệ An Lòng đường thành nơi tập kết rác khi họp chợ cạnh đường

HMO

Administrator
Staff member
Hàng loạt các loại rác thải khu vực chợ nông thôn, thành thị nhiều địa phương trên địa bàn Nghệ An được người dân đổ ra bừa bãi, tấp ngay bên mép đường, tràn xuống lòng đường khiến cho môi trường bị ô nhiễm, mất an toàn giao thông.

Rác thải từ chợ Liệu tràn ra cả đường đi.
Tại khu vực chợ Liệu, điểm giáp ranh giữa hai xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên và xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn mặc dù đã có biển báo cấm nhưng hàng loạt các loại rác thải từ túi nilon, giấy vụn, lông gà, lông vịt đến những mảnh chai, rác thải từ vật liệu xây dựng... được người dân tập kết thành những đống nhỏ nằm ngay sát đường Quốc lộ ven đê 42. Người dân ở đây đến mua bán trao đổi hàng hóa, lượng rác thải ở đây mặt hàng chủ yếu là nông sản, thực phẩm, từ hàng rau, măng, cá, thịt đến các loại thức ăn chín đều được tập trung tại khu vực này, không có cách xử lý người dân đành thu gom tất cả các loại rác thải tấp lề đường rồi chờ công ty môi trường thu gom. Mùi hôi thối của rác thải cùng với bụi bặm từ công trình khai thác cát bên cạnh khiến cho người dân tại khu vực chợ Liệu hàng ngày phải sống trong cảnh ô nhiễm, khó chịu.

Bà Nguyễn Thị H., người dân xóm 4A, xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên cho biết: “Mùi xú uế từ những đống rác thải bốc lên ùa vào nhà theo gió khiến mọi người mệt mỏi. Biết việc xả rác thải như vậy ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của mình nhưng vì chưa có cách xử lý nào phù hợp nên nhiều người vẫn đành “nhắm mắt làm ngơ”. Hộ gia đình tại địa bàn đã góp tiền để xã thuê công ty vệ sinh môi trường thu gom rác. Nhưng xe chở rác chỉ về chở ba lần mỗi tháng là quá ít. Chúng tôi ở đây chỉ mong muốn làm sao có một hình thức xử lý rác thải sao cho phù hợp”. Bà H. chia sẻ thêm.

Ông Nguyễn Hữu Đô, Phó chủ tịch UBND Xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên thừa nhận: “Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm rác thải trên các tuyến đường và chợ nông thôn là kinh phí còn thiếu, tần suất thu gom vận chuyển rác đi xử lý còn thấp. Rác thải sinh hoạt không được thu gom vận chuyển kịp thời, nên hàng ngày người dân đưa ra tập kết trên các tuyến đường. Trước thực trạng đó, xã đã triển khai vận động, tuyên truyền người dân thu gom, xử lý rác đúng thời gian quy định, tuy nhiên việc đổ rác cũng không được thực hiện nghiêm túc, người dân vẫn “tiện đâu vứt đấy”, hàng tháng trời nay tình trạng rác thải chất đống, bốc mùi hôi thối vẫn tiếp tục diễn ra.

Tại một số chợ quê tại địa bàn Nghệ An như chợ Rào Gang điểm giáp ranh giữa huyện Nam Đàn và huyện Thanh Chương cũng trong tình trạng tương tự. Hàng đống rác thải, nước thải từ các cửa hàng, kiot như giấy rác, rau cỏ đến các sản phẩm thừa, nước thải trong hoạt động giết mổ gà, vịt, cá tại các chợ bị bỏ lại trong đó có những loại rác thải rất khó phân hủy như túi nilon cũng được chất thành từng đống, không hề được xử lý.

Trên địa bàn TP Vinh hiện có 26 chợ lớn, nhỏ. Ngoài chợ Vinh là chợ đầu mối, còn lại đa số là chợ bán lẻ đủ các loại mặt hàng. Quá trình buôn bán, có bao nhiêu rác thải, những người dân này lại tiện tay vứt thẳng xuống lòng đường. Rác thải không chỉ có trong chợ mà còn tràn ra cả vỉa hè, lòng đường, trước cổng chợ. Tại chợ Quán Lau (phường Trường Thi, TP Vinh) luôn có mấy đống rác rơi ra cả lòng đường. Các loại rác từ rau xanh bị dập nát, hoa quả hư thối cho đến các loại bao bì gói hàng… nằm bừa bãi, ngổn ngang trên một đoạn đường dài. Bên cạnh đó, các hàng quán bán phở, cháo, đồ ăn sáng, thức ăn thừa cùng nước rửa chén được tống thẳng xuống cống thoát nước. Chị Nguyễn Thúy Nga, chủ một quầy bán rau ở chợ Quán Lau nói: “Chúng tôi buôn bán ở đây hàng ngày, vẫn biết xả rác ra đường là gây ô nhiễm môi trường, nhưng trong chợ chật hẹp nên phải đưa rác ra lòng đường”.

Ông Trần Quang Hùng, Phó trưởng Ban Quản lý chợ Quán Lau cho hay: Do đặc thù chợ nhỏ, hẹp, không xây dựng được khu tập kết rác thải trong chợ. Chợ quy hoạch điểm tập kết rác thải ngay trước cổng phụ phía Tây, nằm trên trục đường Nguyễn Trung Ngạn. Nhiều hộ dân sống gần đó cũng tự ý đem rác sinh hoạt ra gần chợ đổ. Ban Quản lý cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân đổ rác đúng nơi, đúng giờ quy định. Tuy nhiên, do đặc thù chợ hoạt động ngay từ sáng sớm nên lượng rác thải phát sinh trong chợ rất lớn, nên vẫn tái diễn tình trạng đổ rác tràn lan trên trục đường Nguyễn Trung Ngạn.

Việc tích tụ rác lâu ngày không được xử lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, cũng như sinh hoạt của các hộ dân xung quanh khu vực. Trước thực trạng trên, đề nghị các cơ quan chức năng từ tỉnh đến địa phương cần phải có quy hoạch đồng bộ về vấn đề tập kết, xử lý rác thải; đồng thời tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi sinh, môi trường cho người dân để có môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

Mặc dù có biển báo cấm nhưng người dân vẫn đổ rác trái quy định.

Rác thải không chỉ làm ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến người và phương tiện lưu thông trên đường.

Phía sau chợ Rào Gang, huyện Thanh Chương.
Theo Nhân Dân
 

Ads HMO

Ads HMO

Top