• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Kinh Tế: Xưởng tàu 21 tỉ đồng

HMO

Administrator
Staff member
Nghe bà con làng Thượng kháo chuyện dưới làng Hạ, xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu có xưởng tàu của ông Sinh năm trước cho xuất xưởng hơn chục chiếc tàu đánh cá thu 21 tỉ đồng, chúng tôi tìm đến xưởng đóng và sửa chữa tàu thuyền của ông. Đứng trên bờ đê Sông Hàu đã thấy những lá cờ đỏ sao vàng cắm trên các tàu đang đóng tung bay trước gió. Mảnh đất ven Sông Hàu xã cho ông thuê được đổ đất tôn cao, mọc lên hai xưởng đóng tàu.
Tiếp tôi là một người đàn ông dong dỏng cao, mặc bộ đồ quân đội. Ông cho biết: – Xưởng đóng tàu thuyền đánh bắt hải sản do ông cùng một số người góp vốn và vay thêm tiền ngân hàng thuê đất của xã thành lập. Ban đầu, xưởng thuê đất ở cửa khe gần cảng cá. Do diện tích hẹp, chật chội, các ông trả lại cho xã xin thuê đất ở xóm Phong Thái sát bờ Sông Hàu, đầu tư 200 triệu đồng đổ đất tôn cao rồi dựng xưởng. Xưởng có 30 thợ thuyền mỗi ngày thu nhập 180 đến 200 nghìn đồng theo tay nghề; thợ đạt năng suất cao, bảo đảm kĩ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu được khen thưởng, nâng bậc; những ngày lễ tết có quà động viên. Nhờ đó, năm 2011 các ông xuất xưởng 10 tàu mới, sửa chữa 7 chiếc thu 21 tỉ đồng; năm 2012 đóng mới 7 tàu, sửa chữa 10 chiếc thu 14 tỉ đồng. Hiện đang hoàn thiện 3 tàu mới…

slide.jpg
Được biết, năm 1984 ông Sinh tham gia Quân đội, là lính Hải quân thuộc Lữ đoàn 126. Năm 1988 ông phục viên về làm việc ở HTX thủ công nghiệp Tiền Phong sửa chữa tàu thuyền. Xóa bỏ bao cấp, HTX Tiền Phong giải thể, ông bàn với anh em góp vốn xây dựng xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Có người nghe ý tưởng của ông, liền gạt đi: – Làng ta nằm bên cửa lạch, cha ông ta sống bằng nghề đánh cá, muối chượp; chưng cất và vận chuyển nước mắm… Thợ làng chỉ quen đóng thuyền ba lá đánh lưới chồng, lưới rùng và thuyền mành… có biết gì kĩ thuật đóng tàu? Không khéo mất cả chì lẫn chài. Ông lại nghĩ khác: Các ông Ngò, ông Khương làng Thượng đã mở xưởng và đóng được tàu lớn. Ông tiếp tục vận động và mời một số thợ kĩ thuật, tuyển thêm anh em có sức khỏe vừa học, vừa làm; ngày đêm thường trực ở xưởng điều hành công việc. Những sản phẩm đầu tiên ra đời. Tàu của các ông lướt sóng êm trôi, chịu được sóng to, gió lớn không thua kém xưởng bạn. Khách hàng đến với các ông ngày một đông. Để thuận tiện cho việc di chuyển tàu từ bờ xuống biển và ngược lại, ông cho lắp đường ray điện từ xưởng xuống bến. Trong sản xuất, ông chủ trương tiết kiệm từng cân đinh, cân tràm, hộp sơn. Các ông chia nhau lặn lội đi các tỉnh, sang cả nước bạn Lào mua gỗ tốt, tìm nơi gửi cưa thành ván rồi vận chuyển về xưởng.

Xưởng đóng tàu tích cực đóng góp các Quỹ Vì người nghèo, Khuyến học khuyến tài; ủng hộ Hội Chữ thập đỏ, NCT, Phụ nữ… Các ông góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đưa tổng số tàu đánh cá của xã Tiến Thủy lên 360 chiếc, trong đó 170 tàu lớn trang bị kĩ thuật hiện đại để ngư dân đánh bắt xa bờ, dài ngày, giải quyết việc làm cho 2.000 lao động.

Nguồn Người Cao Tuổi.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top