• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Xứ Nghệ Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ nghề săn Châu Chấu

HMO

Administrator
Staff member
3-4 giờ sáng, những cánh đồng xưa kia vốn yên ắng nay ồn ã bởi tiếng động cơ xe máy chạy qua chạy lại. Một ngày lao động mới bắt đầu với người dân Nghệ An, Hà Tĩnh được đánh dấu từ đấy. Và, nghề săn châu chấu kiếm tiền triệu cũng mới nở rộ ở những vùng quê nghèo này.


Săn châu chấu là nghề phụ lúc nông nhàn nhưng có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày. Ảnh: H.P



Mang cả ô tô đến chở… châu chấu!
Anh Nguyễn Văn Hoan ở Quỳnh Lưu cho biết, ngày trước đến giữa mùa thu này, khi ruộng đồng đã thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, là lúc nhàn rỗi, anh mới bắt châu chấu về cho đàn vịt ăn. Nay, châu chấu bỗng trở thành món hàng kiếm tiền không gì dễ hơn đối với người nông dân. “Tùy từng thời điểm, giá châu chấu giao động từ 40.000 đến 100.000 đồng/kg đấy. Thương lái ở ngoài Bắc vào thu mua nghiêm túc. Dân có bao nhiêu, họ thu mua bấy nhiêu không giới hạn số lượng”, anh Hoan nói.


Cứ nửa đêm trở về sáng, khi màn đêm còn đang bao phủ trên các cánh đồng thì “thợ săn” Hoan và các “đồng nghiệp” bắt đầu chuẩn bị dụng cụ để hành nghề. Dụng cụ "săn" châu chấu khá đơn giản: Những chiếc vợt tay, miệng vợt có đường kính khoảng 60cm, cán dài khoảng 1m; thân vợt hoặc là bằng nilon hoặc bằng bao bì. Hai chiếc vợt gắn hai bên hông xe máy.


Khoảng 3h sáng, khi những giọt sương nặng hạt làm châu chấu không bay được xa là lúc những "thợ săn" đồng loạt chia nhau phóng xe đi các trục đường đồng để đánh bắt. Để bắt được châu chấu, mỗi xe máy phải có 2 người. Một người lái xe, người còn lại ngồi sau cầm chắc hai tay hai vợt, xe máy chạy đến gây động làm châu chấu dưới ruộng bay lên rồi chui thẳng vào vợt. Anh Hoan tiết lộ, vào những đêm “săn” châu chấu đầu mùa, khoảng 30 phút là có vài kilogram loại côn trùng này.


Anh Hồ Sỹ Nông, người cùng xã với anh Hoan cũng là “tay” có thâm niên làm nghề bắt châu chấu đã nhiều năm nay, cho biết: “Cứ đến mùa là cả làng tôi cùng đi bắt. Châu chấu có giá thất thường, đầu mùa có thể lên đến 80.000 đ/kg, còn trung bình giá 20.000 – 50.000đ/kg. Hiện tại, những cánh đồng ở địa phương chúng tôi, lượng châu chấu đã ít đi trông thấy. Mỗi đêm đầu mùa, vợ chồng tôi thường bắt được khoảng 50kg, trừ chi phí cũng bỏ túi được hơn 1 triệu đồng. Hiện nay thì không được như thế. Ngoài những người nông dân ở đây, còn xuất hiện thêm nhiều người lạ tìm đến cánh đồng này. Họ nói tiếng Bắc, mang theo cả ô tô, cắm lều vài ngày bắt sạch châu chấu rồi lại nhổ neo đi chỗ khác. Mỗi đoàn như thế hơn chục người”.


Ở Nghệ An, các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Đô Lương ngày càng ít châu chấu. Anh Nông cũng học theo cánh săn châu chấu ngoài Bắc, đi tìm những cánh đồng đẹp và có nhiều châu chấu, lúc thì vào Đức Thọ, Hương Sơn (Hà Tĩnh), lúc lại ra Tĩnh Gia, Quảng Xương (Thanh Hóa).



Nghề kiếm tiền triệu
Săn châu chấu bây giờ đã thực sự trở thành một nghề kiếm ra tiền của nông dân khắp dải đất hẹp Bắc miền Trung. Giá châu chấu được đẩy lên cao. Những cao thủ săn châu chấu như anh Hoan và anh Nông luôn có sẵn 2 đến 3 số điện thoại của các thương lái. Có hàng, gọi điện thoại, thương lái nào mua giá cao, nhanh chân thì được, vì vậy mà họ không bao giờ sợ ế hàng cả.


Thông thường các thương lái mua tại đồng với giá châu chấu tươi lên đến 50.000 đồng/kg (loại còn sống). Trung bình mỗi chuyến săn châu chấu, các “thợ săn” kém lắm cũng được 500.000 đồng/ngày. "Ở quê, làm gì ra mỗi ngày từng ấy tiền. Cho nên, cứ vào mùa châu chấu sinh sôi là người người ra đồng, nhà nhà ra đồng. Mùa này cũng ngắn nên phải tranh thủ", anh Nông nói.


Nhiều thương lái từ Hà Nội, Hà Nam đặt "đại lý" tại địa phương để thu mua châu chấu. Nếu như trước đây châu chấu chỉ mua bán trao tay tại nhà thì nay rất nhiều địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh, châu chấu đã được đưa ra chợ bán. Ban đầu, món hàng này chỉ hoạt động trao đổi trong phạm vi người dân địa phương. Nhưng những năm gần đây, châu chấu đã trở thành thực phẩm khá thông dụng. Các thương lái nhiều nơi tìm đến thu mua làm cho chợ càng thêm đông đúc nhộn nhịp.


Các huyện Yên Thành, Diễn Châu và cả Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An có khá nhiều điểm tập kết châu chấu. Sau khi được thu mua, châu chấu sẽ được tập kết tại các cơ sở sơ chế đầu nậu. Anh Dũng - một “lái buôn” châu chấu kể: "Trước đây, tôi gom châu chấu rồi cắt cánh, bẻ chân, ướp gia vị và cho vào đông lạnh chuyển ra một địa chỉ ở đường Hồ Tùng Mậu, Hà Nội. Có những chuyến nhập đi cả tấn. Người ta mua châu chấu làm thức ăn cho chim, cá cảnh… đã đành, nhưng tiêu thụ số lượng lớn vẫn là để chế biến món ăn phục vụ con người. Loài côn trùng này ngày càng được ưa chuộng để phục vụ thượng đế sành ăn”.


Theo lời anh Dũng thì chị Thu, chủ một quán nhậu tại phố Hồ Tùng Mậu, một đầu mối làm ăn của anh tiết lộ, nhiều người thích nhâm nhi châu chấu rang muối, châu chấu rang ớt, lá chanh… nên cứ đến mùa, chị Thu lại liên hệ với các mối giao buôn để đặt hàng. Món này tưởng đơn giản, bình dân, nhưng lên bàn nhậu cũng “tốn mồi” chả thua kém gì những đặc sản khác. Được biết, giá mỗi đĩa châu chấu đã chế biến bán tại nhà hàng có khi tới cả trăm ngàn đồng.


Châu chấu được cánh lái buôn như anh Dũng "tuyển" phải là tươi sống, còn nhảy rào rào trong túi nilon. Sau khi được gom từ các “thợ săn”, châu chấu được đưa về lò. Nếu chuyển ra Hà Nội, châu chấu sẽ được sơ chế sạch sẽ rồi bỏ thùng đông lạnh. Những thương lái như anh Hiếu, vào chính mùa “săn” châu chấu, trong nhà lúc nào cũng có 5 đến 10 thợ làm không hết việc. Anh Dũng còn dự định mở quán nhậu các loại món ăn từ châu chấu và côn trùng ngay tại thị trấn Diễn Châu quê hương anh.

Theo Giadinh.net.vn
 

Ads HMO

Ads HMO

Top