Suốt 4 năm nay, hộ ông Đậu Trọng Phố - bà Đỗ Thị Thanh Vân, khối 3, phường Trường Thi - TP Vinh lâm vòng kiện tụng chỉ vì quyết định thu hồi bìa đỏ với lí do thiếu thuyết phục của UBND TP Vinh.
Năm 1987, gia đình ông Phố - bà Vân được cấp 01 thửa đất trong khuôn viên Trung tâm chăm sóc bà mẹ trẻ em (gọi tắt là trạm 07), thửa đất số 20, tờ bản đồ số 2, thuộc khối 3, phường Trường Thi, thành phố Vinh với diện tích khi cấp là 110 m2.
Năm 1988, gia đình ông Phố - bà Vân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích thửa đất trên và ngày 1/6/1988, UBND TP Vinh cấp giấy phép xây dựng nhà ở.
Cũng trong năm 1988, ông Phố - bà Vân tiến hành xây dựng nhà ở và cùng thời điểm Trạm 07 cho xây dựng bờ bao thì khuôn viên gia đình được xác lập bao gồm đất làm nhà ở và lối đi ra đường Lê Hồng Phong.
Hiện trạng mảnh đất (bao gồm cả lối đi) gia đình sử dụng giữ nguyên từ năm 1988 cho đến nay, không thay đổi, không có tranh chấp.
Ngày 06/8/2003, ông Phố - bà Vân được UBND TP Vinh cấp GCNQSD đất tại thửa đất nói trên với diện tích 221 m2 trong đó có 150m2 đất ở và 71m2 đất vườn (bao gồm cả lối đi).
Đang yên đang lành, bỗng nhiên ngày 23/01/2009, UBND TP Vinh ra Quyết định số 291/QĐ-UBND thu hồi, hủy bỏ GCN đã cấp năm 2003 cho ông Phố - bà Vân với lý do: “GCNQSD đất đã cấp không đúng quy định tại Quyết định số 102/2001/QĐ-UB ngày 31/10/2001 của UBND tỉnh Nghệ An (cấp thêm diện tích lối đi nhưng không thu tiền sử dụng đất)”.
Ông Phố - bà Vân hết sức bức xúc vì lí do “trời ơi đất hỡi” của Quyết định 291 nói trên. Bởi vì phần đất lối đi của ông bà đã sử dụng ổn định từ trước năm 1989, phù hợp với qui hoạch (đất ở đô thị), không tranh chấp. Tại điểm a, khoản 3, điều 7 văn bản kèm theo Quyết định 102/2001 của UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ: “Nếu đất ở phù hợp với qui hoạch, không có tranh chấp, được UBND phường, xã, thị trấn xác nhận thì người sử dụng đất được xét cấp GCNQSD đất nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo qui định sau đây:
a, Sử dụng đất trước ngày 4/1/1989 thì không phải nộp tiền sử dụng đất”.
Điều 8, văn bản nói trên qui định, trường hợp diện tích đo đạc tăng thêm so với diện tích ghi trong giấy tờ từ 5- 10% trở lên thì áp dụng qui định tại khoản 3, điều 7.
Văn bản của tỉnh đã rõ ràng như vậy, việc ông Phố bà Vân sử dụng lối đi vào thời điểm 1987 -1988 là đương nhiên (vì có nhà ở thì phải có lối đi).
Thế nhưng UBND TP Vinh dựa vào các con số máy móc (biến động diện tích đất qua các lần đo đạc) để quyết định huỷ bỏ bìa đỏ của ông Phố - bà Vân, phủ nhận một sự thật hiển nhiên phần đất đó ông bà đã sử dụng từ trước năm 1989!
Trong trường hợp ông Phố - bà Vân chưa nộp tiền sử dụng đất thì cũng là lỗi của chính quyền, và điều này dễ dàng khắc phục bằng việc lập hồ sơ truy thu.
Thế nhưng UBND TP Vinh vẫn quyết định “huỷ” bằng được bìa đỏ của dân, vì cho rằng đó là bìa cấp “trái pháp luật”. Một bìa đất cấp đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, đúng diện tích, trình tự, đúng qui hoạch…nhưng vẫn bị kết luận là “trái pháp luật”?!
Lập luận Toà và chính quyền “đá” nhau, dân vẫn thua?
Sau khi khiếu nại, UBND TP Vinh ban hành quyết định giải quyết, giữ nguyên quan điểm của quyết định 291, ông Phố - bà Vân khởi kiện ra TAND TP Vinh.
Tại bản án số 01/2013/DSST ngày 21/1/2013, TAND TP Vinh do thẩm phán Lê Thị Hoài ký, lập luận: “Mặc dù phần đất của hộ gia đình ông Phố bà Vân có tăng so với diện tích đất được cấp năm 1987 sử dụng đúng qui hoạch, không có tranh chấp được UBND phường xã xác nhận nhưng không có nghĩa là phần diện tích đường đi đã được cấp cho hộ gia đình ông Phố từ năm 1987 mà phần lối đi này được cấp cho hai hộ ông Cảnh và ông Phố đi chung. Do vậy, năm 2003, UBND TP Vinh cấp GCNQSD đất cho ông Phố - bà Vân với diện tích lối đi mà không thu tiền sử dụng đất là sai sót của UBND TP Vinh”.
Từ đó, TAND TP Vinh kết luận việc UBND TP Vinh ban hành quyết định 291 thu hồi bìa đỏ của ông Phố - bà Vân là đúng?!
Rõ ràng, với quan điểm nêu trên, TAND TP Vinh đã chứng minh việc thu hồi bìa đỏ của hộ ông Phố - bà Vân của UBND TP Vinh là không có cơ sở. Thế nhưng thật kì lạ, cuối cùng chính quyền và Toà vẫn đúng, dân cứ thua, ông Phố bà Vân vẫn bị yêu cầu làm thủ tục để cấp lại bìa đỏ.
Lạ lùng hơn nữa, trong bản án ngày 21/1/2013, TAND TP Vinh đã “sáng tác” ra cái gọi là “lối đi chung” giữa hộ ông Phố - bà Vân và hộ ông Cảnh. Và Toà vin vào lí do này để biện hộ cho việc thu hồi bìa đỏ của TP Vinh là đúng. Trong khi đó, tại các Quyết định 291 thu hồi bìa đỏ và quyết định số 546 giải quyết khiếu nại, UBND TP Vinh không hề có chữ nào nói về “lối đi chung” này.
Trong thực tế, không hề có văn bản nào của chính quyền thể hiện cấp lối đi chung cho hai hộ trên diện tích lối đi của ông Phố; hộ ông Cảnh đã có lối đi riêng vào thời điểm cấp đất (1987) và giữ nguyên từ đó đến nay.
Nhìn vào sơ đồ thửa đất, hộ ông Cảnh không thể đi chung với lối đi của ông Phố, vì còn cách ngõ để “đi chung” khoảng 3m, muốn đi chỉ còn cách duy nhất là “bay”.
Bức xúc với kiểu phán quyết áp đặt đến mức phi lí của TAND TP Vinh, ông Phố - bà Vân lại tiếp tục kháng án lên TAND tỉnh Nghệ An.
Xem ra con đường tìm thấy công lí của cặp vợ chồng già còn lắm chông gai.
Bà Đỗ Thị Thanh Vân trước lối đi vào nhà mình đã được sử dụng từ năm 1987.
Thu hồi bìa đỏ vì “cấp thêm lối đi không thu tiền”?Năm 1987, gia đình ông Phố - bà Vân được cấp 01 thửa đất trong khuôn viên Trung tâm chăm sóc bà mẹ trẻ em (gọi tắt là trạm 07), thửa đất số 20, tờ bản đồ số 2, thuộc khối 3, phường Trường Thi, thành phố Vinh với diện tích khi cấp là 110 m2.
Năm 1988, gia đình ông Phố - bà Vân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích thửa đất trên và ngày 1/6/1988, UBND TP Vinh cấp giấy phép xây dựng nhà ở.
Cũng trong năm 1988, ông Phố - bà Vân tiến hành xây dựng nhà ở và cùng thời điểm Trạm 07 cho xây dựng bờ bao thì khuôn viên gia đình được xác lập bao gồm đất làm nhà ở và lối đi ra đường Lê Hồng Phong.
Hiện trạng mảnh đất (bao gồm cả lối đi) gia đình sử dụng giữ nguyên từ năm 1988 cho đến nay, không thay đổi, không có tranh chấp.
Ngày 06/8/2003, ông Phố - bà Vân được UBND TP Vinh cấp GCNQSD đất tại thửa đất nói trên với diện tích 221 m2 trong đó có 150m2 đất ở và 71m2 đất vườn (bao gồm cả lối đi).
GCNQSD đất của ông Phố - bà Vân được cấp năm 2003 có cả lối đi vào nhà.
Đang yên đang lành, bỗng nhiên ngày 23/01/2009, UBND TP Vinh ra Quyết định số 291/QĐ-UBND thu hồi, hủy bỏ GCN đã cấp năm 2003 cho ông Phố - bà Vân với lý do: “GCNQSD đất đã cấp không đúng quy định tại Quyết định số 102/2001/QĐ-UB ngày 31/10/2001 của UBND tỉnh Nghệ An (cấp thêm diện tích lối đi nhưng không thu tiền sử dụng đất)”.
Ông Phố - bà Vân hết sức bức xúc vì lí do “trời ơi đất hỡi” của Quyết định 291 nói trên. Bởi vì phần đất lối đi của ông bà đã sử dụng ổn định từ trước năm 1989, phù hợp với qui hoạch (đất ở đô thị), không tranh chấp. Tại điểm a, khoản 3, điều 7 văn bản kèm theo Quyết định 102/2001 của UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ: “Nếu đất ở phù hợp với qui hoạch, không có tranh chấp, được UBND phường, xã, thị trấn xác nhận thì người sử dụng đất được xét cấp GCNQSD đất nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo qui định sau đây:
a, Sử dụng đất trước ngày 4/1/1989 thì không phải nộp tiền sử dụng đất”.
Điều 8, văn bản nói trên qui định, trường hợp diện tích đo đạc tăng thêm so với diện tích ghi trong giấy tờ từ 5- 10% trở lên thì áp dụng qui định tại khoản 3, điều 7.
Văn bản của tỉnh đã rõ ràng như vậy, việc ông Phố bà Vân sử dụng lối đi vào thời điểm 1987 -1988 là đương nhiên (vì có nhà ở thì phải có lối đi).
Thế nhưng UBND TP Vinh dựa vào các con số máy móc (biến động diện tích đất qua các lần đo đạc) để quyết định huỷ bỏ bìa đỏ của ông Phố - bà Vân, phủ nhận một sự thật hiển nhiên phần đất đó ông bà đã sử dụng từ trước năm 1989!
Trong trường hợp ông Phố - bà Vân chưa nộp tiền sử dụng đất thì cũng là lỗi của chính quyền, và điều này dễ dàng khắc phục bằng việc lập hồ sơ truy thu.
Quyết định 291 ngày 23/01/2009 của UBND TP Vinh thu hồi, hủy bỏ GCN đã cấp năm 2003 cho ông Phố - bà Vân với lý do: “GCNQSD đất đã cấp không đúng quy định tại Quyết định số 102/2001/QĐ-UB ngày 31/10/2001 của UBND tỉnh Nghệ An (cấp thêm diện tích lối đi nhưng không thu tiền sử dụng đất)”.
Thế nhưng UBND TP Vinh vẫn quyết định “huỷ” bằng được bìa đỏ của dân, vì cho rằng đó là bìa cấp “trái pháp luật”. Một bìa đất cấp đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, đúng diện tích, trình tự, đúng qui hoạch…nhưng vẫn bị kết luận là “trái pháp luật”?!
Lập luận Toà và chính quyền “đá” nhau, dân vẫn thua?
Sau khi khiếu nại, UBND TP Vinh ban hành quyết định giải quyết, giữ nguyên quan điểm của quyết định 291, ông Phố - bà Vân khởi kiện ra TAND TP Vinh.
Tại bản án số 01/2013/DSST ngày 21/1/2013, TAND TP Vinh do thẩm phán Lê Thị Hoài ký, lập luận: “Mặc dù phần đất của hộ gia đình ông Phố bà Vân có tăng so với diện tích đất được cấp năm 1987 sử dụng đúng qui hoạch, không có tranh chấp được UBND phường xã xác nhận nhưng không có nghĩa là phần diện tích đường đi đã được cấp cho hộ gia đình ông Phố từ năm 1987 mà phần lối đi này được cấp cho hai hộ ông Cảnh và ông Phố đi chung. Do vậy, năm 2003, UBND TP Vinh cấp GCNQSD đất cho ông Phố - bà Vân với diện tích lối đi mà không thu tiền sử dụng đất là sai sót của UBND TP Vinh”.
Từ đó, TAND TP Vinh kết luận việc UBND TP Vinh ban hành quyết định 291 thu hồi bìa đỏ của ông Phố - bà Vân là đúng?!
Nhìn vào sơ đồ thửa đất, hộ ông Cảnh (ô số 22) muốn đi chung với ông Phố (gạch chéo) thì chỉ có cách “bay”.
Điều “tréo ngoe” là ở chỗ, tại Quyết định 291, lí do để UBND TP Vinh thu hồi bìa đỏ của ông Phố - bà Vân là vì cấp một phần đất tăng thêm sử dụng sau năm 1989; trong khi đó, tại bản án ngày 21/1/2013 của TAND TP Vinh lại thừa nhận diện tích đất đó hộ ông Phố - bà Vân đã sử dụng từ năm 1987.
Rõ ràng, với quan điểm nêu trên, TAND TP Vinh đã chứng minh việc thu hồi bìa đỏ của hộ ông Phố - bà Vân của UBND TP Vinh là không có cơ sở. Thế nhưng thật kì lạ, cuối cùng chính quyền và Toà vẫn đúng, dân cứ thua, ông Phố bà Vân vẫn bị yêu cầu làm thủ tục để cấp lại bìa đỏ.
Lạ lùng hơn nữa, trong bản án ngày 21/1/2013, TAND TP Vinh đã “sáng tác” ra cái gọi là “lối đi chung” giữa hộ ông Phố - bà Vân và hộ ông Cảnh. Và Toà vin vào lí do này để biện hộ cho việc thu hồi bìa đỏ của TP Vinh là đúng. Trong khi đó, tại các Quyết định 291 thu hồi bìa đỏ và quyết định số 546 giải quyết khiếu nại, UBND TP Vinh không hề có chữ nào nói về “lối đi chung” này.
Trong thực tế, không hề có văn bản nào của chính quyền thể hiện cấp lối đi chung cho hai hộ trên diện tích lối đi của ông Phố; hộ ông Cảnh đã có lối đi riêng vào thời điểm cấp đất (1987) và giữ nguyên từ đó đến nay.
Nhìn vào sơ đồ thửa đất, hộ ông Cảnh không thể đi chung với lối đi của ông Phố, vì còn cách ngõ để “đi chung” khoảng 3m, muốn đi chỉ còn cách duy nhất là “bay”.
Bức xúc với kiểu phán quyết áp đặt đến mức phi lí của TAND TP Vinh, ông Phố - bà Vân lại tiếp tục kháng án lên TAND tỉnh Nghệ An.
Xem ra con đường tìm thấy công lí của cặp vợ chồng già còn lắm chông gai.
HMO nguồn Tầm Nhìn.