• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Nghệ An Khó khăn trong xác định nguồn gốc đất dự án hồ điều hòa

HMO

Administrator
Staff member
Dự án hồ điều hòa tại xã Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An là một trong những công trình trọng điểm của TP Vinh nhằm sớm giải quyết tình trạng ngập lụt mỗi khi có mưa lớn trên địa bàn. Trong dự án này, xã Hưng Lộc là nơi bị thu hồi đất để phục vụ dự án lớn nhất, tổng diện tích lên tới gần 43ha. Tuy nhiên, đến nay mặc dù 90% công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đã được thực hiện nhưng số còn lại đang gặp vướng mắc bởi khó khăn trong xác định nguồn gốc đất.

Tổng thể dự án hồ điều hòa.

Dự án mới đè lên dự án cũ
Dự án Hồ điều hòa thuộc Tiểu dự án phát triển đô thị Vinh, là dự án có tổng mức đầu tư 152,922 triệu USD, trong đó nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) 98 triệu USD, còn lại nguồn vốn đối ứng trong nước. Dự án được phê duyệt năm 2012 và được triển khai thi công tháng 6/2013, dự kiến đưa vào sử dụng vào tháng 12/2017. Tổng diện tích phải thu hồi phục vụ cho dự án này là gần 60ha đất nông nghiệp tại các xã Hưng Hòa, Hưng Lộc và một phần của phường Hưng Dũng. Trong đó, xã Hưng Lộc là nơi bị thu hồi đất để phục vụ dự án lớn nhất với tổng diện tích lên tới gần 43ha. Đến nay công tác GPMB đã đạt được 90% nhưng công đang gặp khó khăn bởi việc xác định nguồn gốc đất. Bên cạnh đó, tại diện tích thu hồi tại xã Hưng Lộc lại đang vướng mắc về hỗ trợ đền bù tại dự án nuôi trồng thủy sản mà các hộ dân đã đầu tư nuôi trồng từ năm 2008 đến nay. Bởi lý do đó nên nhiều người dân đã có đơn thư bởi cho rằng việc đền bù như vậy là chưa thỏa đáng.

Các nhà thầu đang tiến hành thi công tại hồ điều hòa TP Vinh.
Trước đó, vào năm 2008, UBND xã Hưng Lộc đã giao khoán đất cho 12 hộ dân trong xã để nuôi trồng thủy sản theo Dự án nuôi trồng cá rô phi đơn tính theo Quyết định 3978/QĐ-UBND ngày 22/10/2004 của UBND tỉnh Nghệ An. Do vùng đất này là vùng sình lầy chua phèn nên những năm đầu thả cá thì các hộ dân gặp tình trạng cá nhiễm bệnh và chết. Sau một thời gian cải tạo, các năm sau đó việc nuôi trồng thủy sản mới gặp được nhiều thuận lợi và đem lại hiệu quả kinh tế khả quan. Trong khi đó, dự án nuôi trồng thủy sản được đầu tư đang dở giang thì bị thu hồi để phục vụ dự án vì hầu hết diện tích thuộc dự án nuôi trồng thủy sản này đều nằm trong diện tích thu hồi. Mức bồi thường các hộ dân nuôi trồng thủy sản này được áp dụng theo đất nông nghiệp, một phần trên diện tích thực tế người dân đang nuôi trồng thủy sản và diện tích còn lại không thuộc đất của các hộ này, do đó người dân chỉ được hỗ trợ tiền bồi thường tài sản trên đất và tiền đào đắp. Cho rằng việc bồi thường như vậy là không thỏa đáng nên nhiều người dân đã không chịu nhận tiền chi trả tiền bồi thường và làm đơn kiến nghị gửi lên các cấp ngành địa phương.

“Đây là vùng đất sình lầy, chua phèn nên những năm đầu nuôi cá gặp rất nhiều khó khăn và gần như không đem lại hiệu quả. Chúng tôi đã phải vay tiền ngân hàng, bán đất đầu tư cải tạo nhiều năm thì mới nuôi trồng thủy sản được ổn định, đem lại thu nhập. Nhưng nay thu hồi chỉ bồi thường cho chúng tôi ngoài diện tích chúng tôi được giao khoán trước đó, diện tích còn lại chỉ được tiền đào đắp và tiền tài sản trên đất là không thỏa đáng”, các hộ dân nằm trong dự án nuôi trồng thủy sản cho biết.


Khu vực dự án nuôi trồng thủy sản của 12 hộ dân đang khiếu nại về việc đền bù tại hồ điều hòa.
Trong khi người dân phải chịu thiệt hại do đền bù không thỏa đáng thì theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Quang Uy (SN 1949, xóm Hòa Tiến, Hưng Lộc, TP Vinh), nguyên là Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc cho rằng, ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc lại ký xác nhận đất giao khoán ổn định lâu dài không có chủ để khai khống, nhận được bồi thường tiền giá trị đất và tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề.

Cụ thể, đất thuộc khu vực Biền Soi đã giao khoán cho xã viên đội 3 thuộc hợp tác xã từ năm 1993-1997, đến năm 1998 thì bỏ hoang hóa. Thế nhưng, ông Hà vẫn xác nhận diện tích 18.330m2 là đất giao khoán ổn định lâu dài để được bồi thường tiền giá trị đất và tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề 300.000 đồng/m2. Việc làm đó gây thất thoát cho tiền dự án lên tới gần 4,7 tỷ đồng.

Năm 1993, đất thuộc khu vực Bền Nhà Hà đã được hợp tác xã (HTX) giao khoán cho đội 2 nhưng xã viên không nhận, bỏ hoang. Vậy mà Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc lại ký xác nhận 9.500m2 là đất giao khoán ổn định lâu dài để được hưởng đền bù, gây thất thoát lên tới trên 2,4 tỷ đồng. Đất tại khu vực đất Đồng Thừ, HTX đã giao khoán từ năm 1993 cho đội 3, đội 4, đội 5, đội 6 và đội 8, tới năm 1998 thì bỏ hoang hóa. Sau đó bán lại cho các cá nhân khác làm đất lò gạch từ năm 1999-2007 nhưng hồ sơ GPMB ông Hà vẫn ký xác nhận 70.000 m2 là đất giao khoán lâu dài, ổn định canh tác nhằm trục lợi. Việc làm này cũng đã gây thất thoát cho dự án lên tới trên 20 tỷ đồng.

Việc xác định nguồn gốc đất đều phụ thuộc vào sổ giao khoán của HTX
Để làm rõ những vấn đề trên, PV Báo Xây dựng đã có cuộc làm việc với ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc. Ông Hà cho biết: “Trên diện tích đất nuôi trồng thủy sản có một phần diện tích của chính các hộ nuôi trồng đó. Còn lại diện tích được giao khoán cho các hộ dân khác nhưng họ không có nhu cầu nuôi trồng thủy sản nên để cho các hộ có nhu cầu nuôi trồng sử dụng lâu nay. Như vậy, diện tích của hộ dân nào thì tiền bồi thường đất hộ dân đó được hưởng. Các hộ nuôi trồng thủy sản ngoài diện tích đất của mình ra được hưởng bồi thường tiền đất của gia đình mình, số còn lại thì chỉ được bồi thường tiền đào đắp và tài sản trên đất.



Sổ giao khoán đất năm 1993 của HTX Hưng Lộc cơ sở để xác định nguồn gốc đất bồi thường.
Ngay trong hợp đồng khi giao khoán dự án nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trước đây cũng có ghi rõ khi nào nhà nước thu hồi cho dự án nhà nước thì phải bàn giao mặt bằng và không được bồi thường. Biết các hộ dân phải bỏ nhiều công sức để cải tạo ao hồ để nuôi trồng thủy sản nên chính quyền xã đã làm văn bản kiến nghị cấp trên hỗ trợ thêm cho các hộ dân nhưng vì không được phép theo quy định của nhà nước nên chúng tôi cũng đành chấp nhận”.

Trao đổi vấn đề về nội dung đơn tố cáo của người dân về việc ông ký xác nhận khống nhiều diện tích đất không đúng thực tế sử dụng, ông Nguyễn Văn Hà khẳng định: “Với những khu vực như Biền Soi, Bền Nhà Hà cũng đều có chủ sở hữu cả theo như sổ giao khoán của HTX Hưng Lộc cung cấp. Ở khu vực Đồng Thừ, do trước đây là khu vực đất cao, khô cằn khó cho sản xuất nông nghiệp nên được cho một số hộ sản xuất gạch hạ bớt độ cao để cải tạo đất. Theo sổ giao khoán thì tất cả các diện tích trên đều có các hộ dân được giao khoán sản xuất từ năm 1993 nên không có chuyện chúng tôi tự ý khai khống hồ sơ để trục lợi như người dân tố cáo. Đặc thù toàn bộ diện tích đất thu hồi cho dự án đều là đất nông nghiệp, toàn bộ diện tích đất này người dân lại chưa có bất cứ hộ nào có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện diện tích này vẫn đang do HTX Hưng Lộc đứng chủ và giao khoán lại cho các hộ dân. Bên cạnh đó, trước khi có Quyết định thu hồi đất để phục vụ dự án Hồ điều hòa thì toàn bộ diện tích trên chưa có Quyết định nào của Nhà nước thu hồi đất nào cả. Vì vậy, để xác định nguồn gốc đền bù đều phụ thuộc vào sổ giao khoán của HTX cho các hộ dân”.

Để rõ hơn về vấn đề trên, PV đã trao đổi với ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc HTX Hưng Lộc. Theo vị cán bộ này: “Sau khi có chủ trương tiến hành bồi thường GPMB dự án Hồ điều hòa phía UBND xã cũng đã cùng phối hợp với HTX để xác định nguồn gốc đất phục vụ cho quá trình tiến hành bồi thường. Việc xác định nguồn gốc đất đều phải dựa vào nội dung sổ giao khoán năm 1993 cho các hộ dân. Ngoài ra còn có một số văn bản các cuộc họp giao khoán tại các đơn vị thôn, xóm còn lưu lại. Tuy nhiên, việc xác định nguồn gốc đất cũng gặp nhiều khó khăn vì trước đây khi giao khoán HTX giao một số tổng diện tích đất cho từng xóm, khi về các xóm lại dựa vào số hộ, nhân khẩu các hộ để giao khoán đất cho các hộ gia đình.Trong khi đó, cán bộ xóm cứ thay đổi liên tục nên nhiều giấy tờ giao khoán tại xóm cụ thể cho các hộ gia đình cũng bị thất lạc. Các diện tích đất như Biền Soi, Bền Nhà Hà, Đồng Thừ theo sổ giao khoán năm 1993 cũng đều đã có chủ cả. Hiện vẫn còn một số diện tích đất do thất lạc giấy tờ chúng tôi vẫn đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác định chính xác nguồn gốc đất để các đơn vị bồi thường đúng chủ đất”.

Trao đổi về vấn đề trên ông Nguyễn Tất Hoài Nam, Phó Giám Ban Bồi thường, hỗ trợ GPMB TP Vinh cho biết: “Việc xác định được nguồn gốc đất như hiện nay tại UBND xã Hưng Lộc là điều đáng để ghi nhận bởi đất người dân không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà phải dựa vào sổ giao khoán của HTX gặp không ít khó khăn. Chúng tôi căn cứ vào sổ sách xác định nguồn gốc đất đúng của nguồn nào, đúng chủ đất chúng tôi trả tiền đền bù cho người đó. Có một số diện tích đất của HTX người dân xâm canh, xâm cư không có trong sổ giao khoán nhưng cứ theo Luật chúng tôi vẫn hỗ trợ cho các hộ dân. Hộ nào khai hoang đất trước 01/7/2004 thì được bồi thường 1 lần ngang đất nông nghiệp, các hộ sau thời điểm này thì được bồi thường 60% đất nông nghiệp.

Việc xử lý và giải quyết theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Quang Uy, UBND thành phố đã kiểm tra, xác minh và cơ bản thì các vấn đề tố cáo của ông Uy không đúng như thực tế. Hiện tại UBND thành phố Vinh đã có Văn bản trả lời đơn khiếu nại của các hộ dân thuộc dự án nuôi trồng thủy sản”.

Còn với các hộ nuôi trồng thủy sản, nhìn cơ ngơi họ đầu tư để cải tạo chúng tôi cũng biết công sức của họ. Chúng tôi đã đề xuất tỉnh hỗ trợ cho các hộ dân trên. Hiện tại UBND tỉnh Nghệ An đã đồng ý hỗ trợ tiền đào đắp là 37.000/m2 cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản. Đến nay cơ bản việc GPMB đã thực hiện được 90%, vẫn còn khoảng 3,9ha đang xác định nguồn gốc đất để tiếp tục thực hiện công tác này. Diện tích mặt bằng đã được giải phóng vẫn đảm bảo cho các nhà thầu thi công”.


Văn bản UBND TP Vinh trả lời đơn thư của các hộ dân xã Hưng Lộc.
Trước những vấn đề còn vướng mắc trên, ông Hà Thanh Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND TP Vinh nêu rõ quan điểm: “Sau khi có đơn thư, UBND TP Vinh đã thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra cụ thể, xử lý những phản ánh, kiến nghị của người dân. Nếu có sai sót sẽ chỉnh sửa, còn nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định. Trường hợp nếu đã đúng, các hộ dân vẫn không chịu di dời, gây khó chúng tôi sẽ có biện pháp cứng rắn để dự án được triển khai kịp tiến độ”.
Theo Báo Xây Dựng
 

Ads HMO

Ads HMO

Top