Vì sức khỏe và hoàn cảnh quá khó khăn, em Trần Văn Cường ở xóm 6, xã Diễn Mỹ, Diễn Châu (Nghệ An) đang học dở cấp 3 đã phải bỏ giữa chừng.
20 tuổi nhưng trông Cường gầy gò ốm yếu, da sạm đen, nhỏ hơn nhiều so với bạn cùng lứa. Đã vậy, với bản tính nhút nhát, ngại tiếp xúc nên khi nhà có khách, Cường thường tìm cách lẩn tránh.
Bà Lê Thị Khoan - mẹ của Cường cho biết: nhà có 2 chị em, chị gái đầu sinh năm 1988 đã lấy chồng xa, trong nhà chỉ mình mẹ là lao động chính, Cường lại ốm đau bệnh tật nên cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả.
Đại diện Hội phụ nữ xóm và đại diện Hội đồng mục vụ giáo xứ Đông Kiều, xã Diễn Mỹ đến thăm hỏi động viên em Trần Văn Cường (người ngồi ngoài cùng bên trái) và bà Lê Thị Khoan (người ngồi ngoài cùng bên phải) Ảnh: Nguyễn Hải Bà Lê Thị Khoan quê ở xã Diễn Hải lấy chồng là ông Trần Văn Chu ở xã Diễn Mỹ năm 1986. Là bộ đội xuất ngũ, sau khi lấy nhau, do cả 2 bên nội ngoại đều nghèo khó nên chỗ ở cũng tạm bợ. Để có tiền nuôi con và chi tiêu trong gia đình, mặc dù sức khỏe không tốt nhưng ông Chu phải đi làm ăn xa, còn vợ ở nhà chăm con và buôn bán vặt ở chợ. Với bản tính chịu thương chịu khó, 2 vợ chồng chí thú làm ăn nên ngoài trang trải hàng ngày, ông bà đã dành dụm được một ít tiền định bụng sẽ sửa lại căn nhà ở. Tuy nhiên, ước mong giản dị ấy bỗng trở nên xa vời khi ông Chu trong một lần đi làm ăn ở Lào đã qua đời sau một cơn đau dạ dày khi mới 36 tuổi, để lại cho bà Khoan 1 nách 2 đứa con dại.
Vượt qua nỗi đau mất chồng, bà Khoan vẫn tần tảo làm ăn và nuôi con. Nhờ chăm chỉ làm ăn, năm 2004, bà Khoan sửa lại được ngôi nhà để 3 mẹ con ở. Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang vì về ngôi nhà mới chưa lâu thì em Trần Văn Cường có triệu chứng hay ốm vặt, mỗi lần ốm là mắt bị sưng húp, da vàng, mỗi khi ho thì có biểu hiện nôn ói.
Sau khi thăm khám, Cường được kết luận là suy thận mãn tính từ lúc 9 tuổi, nay do sức khỏe yếu nên bệnh bắt đầu phát tác. Được các y bác sĩ khuyến cáo và cũng lo cho mạng sống của con, dù tốn kém nhưng bà Khoan vay mượn, mỗi tuần 3 lần đưa Cường vào Bệnh viện HNĐK tỉnh để chạy thận. Sau một thời gian chạy thận, điều kiện sức khỏe Cường ổn định hơn thì Cường mới tự đi…
Ngôi nhà tạm bợ của mẹ con bà Lê Thị Khoan được xây dựng từ năm 2004 đã bị hư hỏng nhiều. Ảnh: Nguyễn Hải Bà Khoan cho biết thêm: mặc dù sức khỏe yếu nhưng được cái Cường rất ham học. Từ khi phát hiện bị bệnh suy thận, trong thâm tâm bà rất muốn Cường nghỉ học nhưng cháu vẫn cố gắng đến lớp.
Năm 2016, khi đang học 12, tình hình sức khỏe không tốt và theo khuyến cáo của bác sĩ nên Cường mới nghỉ học để tập trung chữa bệnh. Ngày thường đi học, Cường có đôi lúc cười nói nhưng từ khi nghỉ học và bệnh tật nên mặt lúc nào cũng buồn bã, ít nói hẳn. Ngoài thời gian mỗi tuần 3 lần vào Vinh chạy thận, về nhà Cường chỉ quanh quẩn ở nhà. Vì sức khỏe yếu nên dù thương mẹ nhưng Cường cũng không làm được gì.
Hoàn cảnh của Cường éo le ở chỗ, trong khi bệnh cần kinh phí điều trị rất lớn và điều trị dài ngày nhưng thu nhập gia đình rất eo hẹp. Mẹ làm nghề buôn bán vặt ở chợ xóm nên thu nhập rất bấp bênh, ngày chỉ được 50 ngàn, có ngày chỉ được 20 ngàn, bình quân mỗi tháng chỉ kiếm được dăm bảy trăm ngàn. Mặc dù có thẻ bảo hiểm y tế hỗ trợ nhưng chi phí mỗi tháng đi lại chạy thận mất khoảng 1,5-2 triệu đồng; sau gần 1 năm chạy thận, Cường tiêu tốn của gia đình trên 50 triệu đồng. Vì chạy chữa bệnh cho Cường nên không chỉ tiền tích cóp lâu nay để nâng cấp ngôi nhà đã xuống cấp cũng "đội nón ra đi" mà mẹ Cường còn phải vay thêm hàng chục triệu đồng. Không những thế, gần đây do lo lắng cho con nên bệnh đau dạ dày của bà Khoan lại tái phát. Chứng kiến cảnh trên, bà con lối xóm và anh em đã thăm hỏi và hỗ trợ nhưng chỉ hỗ trợ được vài tháng đầu, còn lại mẹ phải tự lo, gia cảnh đã khó lại càng khó thêm.
Chị Xuân - một hàng xóm than thở: chạy thận gia đình đã khó huống chi nói đến chuyện ghép, thay thận lại càng khó hơn… Hàng ngày, thấy mẹ tất tả, cực nhọc, Cường cũng muốn giúp nhưng vì bệnh tật nên cũng không làm được gì. Ước mong lớn nhất của Cường lúc này là điều trị được khỏi bệnh để mẹ yên tâm đi làm, sau này có ít tiền để sửa lại ngôi nhà. Hiện tại, gọi là nhà nhưng do đã xuống cấp nặng nên sinh hoạt rất khó khăn, chật chội. Mẹ đi làm suốt, Cường ở nhà nhưng không được nghỉ ngơi vì nhà quá nóng bức.
Ông Đinh Xuân Liên - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Diễn Mỹ cho biết: bà Lê Thị Khoan là phụ nữ giáo dân có nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù chồng mất sớm và là hộ nghèo nhưng bà đã chịu khó làm ăn và nuôi con khôn lớn. Hiện nay do con ốm đau, bệnh hiểm nghèo nên cuộc sống rất khó khăn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Ngọc - Chủ tịch UBND xã Diễn Mỹ cho biết: hộ bà Khoan là một trong số ít hộ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Để giúp đỡ gia đình bà, xã đã tạo điều kiện về thủ tục bình xét hộ nghèo, khi biết cháu Cường ốm, xã đã cử một số hội viên, đoàn thể đến động viên thăm hỏi. Hiện nay, cùng với động viên để cháu chữa trị bệnh, vì điều kiện nhà ở còn khá tạm bợ nên xã đã có kế hoạch vận động, kêu gọi để hỗ trợ bà Khoan sửa lại nhà. Tuy nhiên, để gia đình chị Khoan vượt qua khó khăn, nguồn lực xã có hạn nên rất mong các cơ quan đoàn thể, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện Diễn Châu quan tâm, giúp đỡ thêm để gia đình cháu Cường vượt qua khó khăn, tiếp thêm nghị lực để cháu chữa bệnh.
20 tuổi nhưng trông Cường gầy gò ốm yếu, da sạm đen, nhỏ hơn nhiều so với bạn cùng lứa. Đã vậy, với bản tính nhút nhát, ngại tiếp xúc nên khi nhà có khách, Cường thường tìm cách lẩn tránh.
Bà Lê Thị Khoan - mẹ của Cường cho biết: nhà có 2 chị em, chị gái đầu sinh năm 1988 đã lấy chồng xa, trong nhà chỉ mình mẹ là lao động chính, Cường lại ốm đau bệnh tật nên cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả.
Đại diện Hội phụ nữ xóm và đại diện Hội đồng mục vụ giáo xứ Đông Kiều, xã Diễn Mỹ đến thăm hỏi động viên em Trần Văn Cường (người ngồi ngoài cùng bên trái) và bà Lê Thị Khoan (người ngồi ngoài cùng bên phải) Ảnh: Nguyễn Hải
Vượt qua nỗi đau mất chồng, bà Khoan vẫn tần tảo làm ăn và nuôi con. Nhờ chăm chỉ làm ăn, năm 2004, bà Khoan sửa lại được ngôi nhà để 3 mẹ con ở. Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang vì về ngôi nhà mới chưa lâu thì em Trần Văn Cường có triệu chứng hay ốm vặt, mỗi lần ốm là mắt bị sưng húp, da vàng, mỗi khi ho thì có biểu hiện nôn ói.
Sau khi thăm khám, Cường được kết luận là suy thận mãn tính từ lúc 9 tuổi, nay do sức khỏe yếu nên bệnh bắt đầu phát tác. Được các y bác sĩ khuyến cáo và cũng lo cho mạng sống của con, dù tốn kém nhưng bà Khoan vay mượn, mỗi tuần 3 lần đưa Cường vào Bệnh viện HNĐK tỉnh để chạy thận. Sau một thời gian chạy thận, điều kiện sức khỏe Cường ổn định hơn thì Cường mới tự đi…
Ngôi nhà tạm bợ của mẹ con bà Lê Thị Khoan được xây dựng từ năm 2004 đã bị hư hỏng nhiều. Ảnh: Nguyễn Hải
Năm 2016, khi đang học 12, tình hình sức khỏe không tốt và theo khuyến cáo của bác sĩ nên Cường mới nghỉ học để tập trung chữa bệnh. Ngày thường đi học, Cường có đôi lúc cười nói nhưng từ khi nghỉ học và bệnh tật nên mặt lúc nào cũng buồn bã, ít nói hẳn. Ngoài thời gian mỗi tuần 3 lần vào Vinh chạy thận, về nhà Cường chỉ quanh quẩn ở nhà. Vì sức khỏe yếu nên dù thương mẹ nhưng Cường cũng không làm được gì.
Hoàn cảnh của Cường éo le ở chỗ, trong khi bệnh cần kinh phí điều trị rất lớn và điều trị dài ngày nhưng thu nhập gia đình rất eo hẹp. Mẹ làm nghề buôn bán vặt ở chợ xóm nên thu nhập rất bấp bênh, ngày chỉ được 50 ngàn, có ngày chỉ được 20 ngàn, bình quân mỗi tháng chỉ kiếm được dăm bảy trăm ngàn. Mặc dù có thẻ bảo hiểm y tế hỗ trợ nhưng chi phí mỗi tháng đi lại chạy thận mất khoảng 1,5-2 triệu đồng; sau gần 1 năm chạy thận, Cường tiêu tốn của gia đình trên 50 triệu đồng. Vì chạy chữa bệnh cho Cường nên không chỉ tiền tích cóp lâu nay để nâng cấp ngôi nhà đã xuống cấp cũng "đội nón ra đi" mà mẹ Cường còn phải vay thêm hàng chục triệu đồng. Không những thế, gần đây do lo lắng cho con nên bệnh đau dạ dày của bà Khoan lại tái phát. Chứng kiến cảnh trên, bà con lối xóm và anh em đã thăm hỏi và hỗ trợ nhưng chỉ hỗ trợ được vài tháng đầu, còn lại mẹ phải tự lo, gia cảnh đã khó lại càng khó thêm.
Chị Xuân - một hàng xóm than thở: chạy thận gia đình đã khó huống chi nói đến chuyện ghép, thay thận lại càng khó hơn… Hàng ngày, thấy mẹ tất tả, cực nhọc, Cường cũng muốn giúp nhưng vì bệnh tật nên cũng không làm được gì. Ước mong lớn nhất của Cường lúc này là điều trị được khỏi bệnh để mẹ yên tâm đi làm, sau này có ít tiền để sửa lại ngôi nhà. Hiện tại, gọi là nhà nhưng do đã xuống cấp nặng nên sinh hoạt rất khó khăn, chật chội. Mẹ đi làm suốt, Cường ở nhà nhưng không được nghỉ ngơi vì nhà quá nóng bức.
Ông Đinh Xuân Liên - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Diễn Mỹ cho biết: bà Lê Thị Khoan là phụ nữ giáo dân có nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù chồng mất sớm và là hộ nghèo nhưng bà đã chịu khó làm ăn và nuôi con khôn lớn. Hiện nay do con ốm đau, bệnh hiểm nghèo nên cuộc sống rất khó khăn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Ngọc - Chủ tịch UBND xã Diễn Mỹ cho biết: hộ bà Khoan là một trong số ít hộ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Để giúp đỡ gia đình bà, xã đã tạo điều kiện về thủ tục bình xét hộ nghèo, khi biết cháu Cường ốm, xã đã cử một số hội viên, đoàn thể đến động viên thăm hỏi. Hiện nay, cùng với động viên để cháu chữa trị bệnh, vì điều kiện nhà ở còn khá tạm bợ nên xã đã có kế hoạch vận động, kêu gọi để hỗ trợ bà Khoan sửa lại nhà. Tuy nhiên, để gia đình chị Khoan vượt qua khó khăn, nguồn lực xã có hạn nên rất mong các cơ quan đoàn thể, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện Diễn Châu quan tâm, giúp đỡ thêm để gia đình cháu Cường vượt qua khó khăn, tiếp thêm nghị lực để cháu chữa bệnh.
Nguồn báo Nghệ An