• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Con Cuông Hiểu lầm phân chia đất trở thành tranh chấp

HMO

Administrator
Staff member
Trước đây, Nông trường Quốc doanh Bãi Phủ (Con Cuông) có giao lô đất khoán cho gia đình ông Trần Công Hợi, nhưng lại không đo đạc diện tích cụ thể.

Vị trí đất bị lấn chiếm

Chính sự nhập nhằng này là nguyên nhân gây ra tranh cãi gay gắt của những hộ dân tại xã Bồng Khê hơn nhiều năm qua...

Năm 1989, một số hộ dân ở thôn Tân Trà, xã Bồng Khê (huyện Con Cuông) được Nông trường Quốc doanh Bãi Phủ (Xí nghiệp Dịch vụ chế biến chè Con Cuông, sau đây gọi tắt là xí nghiệp chè) cấp đất ở theo dọc đường liên thôn.

Sau đó 4 năm (1992), gia đình ông Trần Công Hợi tiếp tục nhận thêm đất vườn chè của xí ngiệp nằm liền kề diện tích nhà ông Bùi Nguyên Minh, bà Hồ Thị Tuyết và Bùi Thị Lâm để sản xuất nông nghiệp.

Tháng 10/2009, tỉnh Nghệ An ban hành quyết định thu hồi một phần diện tích đất vườn chè nhà ông Hợi để xây dựng Trường Trung cấp nghề dân tộc miền núi Nghệ An.

Thời điểm này, UBND xã Bồng Khê có chủ trương đo đất thổ cư cho các hộ dân để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Đến lúc này hộ ông Minh, bà Tuyết, bà Lâm mới cho rằng, diện tích đất ở của nhà mình thiếu hụt so với số liệu trên bản đồ cũng như trong biên bản bàn giao nên đã làm đơn khiếu nại lên xí nghiệp chè và xã Bồng Khê yêu cầu hộ ông Hợi phải có trách nhiệm “bù lại” số đất còn thiếu.

Tuy nhiên, nếu dựa vào các tài liệu liên quan, lập luận này không hề có căn cứ. Bởi, trong biên bản kiểm kê hiện trạng để tiến hành bồi thường thiệt hại của Hội đồng GPMB thuộc UBND huyện Con Cuông (22/10/2010) có ghi rõ: Diện tích đất nhà ông Hợi đang sử dụng là 9228,6m2; thu hồi 8926,1m2; diện tích còn lại là 302,5m2.

Hay như trong hợp đồng giao và nhận khoán giữa gia đình ông Trần Công Hợi và xí nghiệp chè ngày 20/6/2012, ông Nguyễn Viết Thanh (GĐ xí nghiệp thời điểm đó) cũng đã ký quyết định giao 302,5m2 cho nhà ông Hợi tiếp tục sản xuất, diện tích này hoàn toàn trùng khớp với số liệu trong biên bản làm việc giữa các bên liên quan vào ngày 17/6/2010.

Trong lá đơn gửi các cơ quan chức năng, ông Trần Công Hợi cho rằng, bà Dương Thị Hồng Lan, cán bộ địa chính xã Bồng Khê đã lợi dụng quyền hạn, chức trách của mình để xúi bẩy người dân làm bậy, gây mất đoàn kết nghiêm trọng giữa các hộ gia đình có diện tích đất liền kề.

“Nói có sách mách có chứng”, ngày 15/9/2009, bà Lan thông báo không có tranh chấp giữa các hộ trong thôn Tân Trà và yêu cầu đại diện của các gia đình đến ký vào biên bản để hoàn thành hồ sơ cấp sổ đỏ.

"Ông Minh tự ý dời hàng rào sang phần đất của nông trường giao khoán là sai. Cán bộ địa phương khi có mặt tại hiện trường, thấy có tranh chấp phải cho đình chỉ ngay rồi báo cáo sự việc lên UBND huyện để thống nhất phương án giải quyết" - Ông Lương Đình Việt, Trưởng phòng TN-MT huyện Con Cuông.
Thế nhưng đến ngày 2/3/2010, gia đình ông Hợi bất ngờ nhận được một mảnh giấy viết tay từ bà Lan với nội dung: Gửi gia đình ông Hợi. Đất đang có đơn kiến nghị của gia đình bà Tuyết, đề nghị giải quyết ổn thỏa, xã sẽ tiến hành làm thủ tục cấp sổ đỏ sau.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Xuân (vợ ông Hợi) bức xúc: “Nếu là đất đang tranh chấp tại sao gia đình bà Hồ Thị Tuyết lại được cấp sổ đỏ. Hơn nữa, gia đình tôi chỉ nhận được thông báo là đất có người kiện chứ chẳng biết nội dung, hình thù lá đơn ấy ra sao”.

Khi mà những nghi vấn nói trên chưa có lời giải đáp thì sự việc ngày 24/9/2014 vừa qua thực sự đã làm giọt nước tràn ly. Theo phản ánh, hôm đó ông Bùi Nguyên Minh đã ngang nhiên lập hàng rào hòng chiếm đất trái phép của gia đình bà Xuân, ông Hợi. Dù có mặt tại hiện trường nhưng ông Hà Đức Đạt, Chủ tịch UBND xã Bồng Khê không can ngăn mà còn cho xây dựng tiếp.

Thấy sự việc không ổn, ông Hợi phản đối và đưa toàn bộ hồ sơ hợp đồng giao khoán và sổ giao khoán đất của xí nghiệp chè và biên bản kiểm kê hiện trạng do UBND huyện phê duyệt ra làm căn cứ thì bà Lan không xem và buông lời: “Vớ vẩn, cứ căn cứ theo bản đồ mà làm, còn đất nhận khoán thì về NT mà đòi”.

Trao đổi với PV NNVN về sự việc trên, ông Đạt đã thừa nhận thiếu sót. Còn bản thân bà Lan thì chống chế: Nhận được thông báo từ Trường trung cấp Nghề dân tộc miền núi nên tôi theo lệnh của cấp trên đến hiện trường để giám sát, xác định ranh giới, yêu cầu các hộ không được lấn chiếm đất của trường...

Lẽ ra sự việc trên không đến nỗi quá phức tạp, nếu cán bộ địa phương cùng các hộ dân ngồi lại với nhau để tìm ra cách giải quyết có tình có lý, minh bạch thì đâu đến nỗi các hộ dân phải khiếu kiện kéo dài.

Theo Nông Nghiệp
 

Ads HMO

Ads HMO

Top