• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Hang hỏa tiễn và câu chuyện có một không hai

Admin

HoangMaiOnline
Staff member
Cách đây vừa đúng 45 năm, tại hang Khỉ thuộc địa phận phường Quỳnh Thiện (TX Hoàng Mai) đã chứng kiến một sự kiện đầy bi thương nhưng cũng rất đỗi anh hùng của 33 chiến sĩ thanh niên xung phong (TNXP) khi làm nhiệm vụ “Đường chưa thông không tiếc máu xương”.

Và hôm nay, trong quá trình thu thập tài liệu xây dựng hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận nơi đây là di tích lịch sử quốc gia, chúng tôi không những cảm phục trước sự hy sinh to lớn của họ mà còn phát hiện được câu chuyện gần như có một không hai…
Đường vô xứ Nghệ đoạn qua phường Quỳnh Thiện có một dãy núi đá vôi sừng sững, và ở đó hiện nay còn đôi chỗ đã bị vỡ nứt bởi mưa bom bão đạn thời chống Mỹ cứu nước. Nhưng có lẽ ít ai biết được rằng, cũng tại cung đường này của 45 năm về trước, bom đạn của giặc Mỹ đã cướp đi sinh mạng 33 chiến sĩ thanh niên xung phong thuộc tổ 4, đơn vị C271, đội 27. Thời gian có thể lùi xa và làm tan biến nhiều giá trị song sự hy sinh to lớn của các chiến sĩ TNXP ngày ấy vẫn đang được thế hệ hôm nay khắc ghi lên đài tưởng niệm, và thường xuyên quan tâm chăm sóc các phần mộ. Và bên trong hang Khỉ năm nào (nay được gọi là hang Hỏa Tiễn) cũng đã được tôn tạo như một di chứng của tội ác chiến tranh, đồng thời là địa chỉ đỏ cho thế hệ trẻ đến tham quan, phát huy truyền thống cách mạng.
Nhằm kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam, Đảng và Chính phủ ta lúc đóđã có chủ trương khai thác triệt để thế mạnh của vận tải đường sắt trong điều kiện giặc Mỹ đánh phá ác liệt đường bộ, đường sông và đường biển. Vì vậy, sau khi tiếp nhận quân số TNXP chi viện cho ngành GTVT của Trung ương đoàn Thanh niên Lao động VN, ngày 27.4.1965, Bộ GTVT đã thành lập đơn vị C271, đội 27 “ba sẵn sàng” gồm 150 cán bộ, chiến sĩ và chuyển giao cho Tổng cục Đường sắt để đáp ứng bảo vệ tuyến đường sắt huyết mạch khu vực Thanh Hóa-Vinh. Trong đó tập trung tăng cường cho mặt trận Quỳnh Thiện, Nghệ An. Đơn vị C271 được phân thành nhiều tổ đội, trong đó có Tổ 4 với 36 cán bộ, chiến sĩ (14 nam, 22 nữ) với nhiệm vụ khai thác đá để xây dựng đoạn đường sắt vào ga Hoàng Mai, và khắc phục kịp thời các sự cố trên tuyến đường này khi bom Mỹ đánh phá. Họ là những thanh niên ở độ tuổi đôi mươi tràn đầy nhiệt huyết xuất thân từ những vùng quê nghèo như Thừa Thiên-Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình.
Hang Hỏa Tiễn
Kể từ khi được thành lập, đơn vị C271 nói chung và Tổ 4 thanh niên xung phong nói riêng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên công trường với tinh thần “Đường chưa thông không tiếc máu xương”, “Địch phá đường ta đắp, ta lại đi”, và được Bác Hồ gửi thư ngợi khen, tặng cờ thi đua.
Nhưng tinh thần và thái độ lạc quan, yêu đời ấy của những TNXP Tổ 4 trên công trường đã phải dừng lại ở độ tuổi thanh xuân khi bom đạn của giặc Mỹ ập đến bất ngờ. Khoảng 9h sáng ngày 28.4.1966, Tổ 4 đang vận chuyển những khối đất đá để hoàn thành đoạn đường ray còn lại thì bất ngờ tiếng kẻng báo động vang lên. Lập tức, Tổ trưởng Thắm ra lệnh cho đồng đội vào hang Khỉ gần đó trú ẩn. Khi phần lớn TNXP Tổ 4 đã vào hang ẩn nấp thì máy bay Mỹ ập đến rải bom làm rung chuyển cả khu vực. Tiếp nữa là một loạt đạn rốc két bắn phá cửa hang, khiến cửa hang bị đánh sập hoàn toàn.
Bom đạn vừa dứt, các tổ đội gần đó chạy đến cửa hang Khỉ để tìm kiếm thì thấy toàn bộ cửa hang chìm trong khói bom dày đặc. Ngay sau khi máy bay giặc Mỹ rút đi, các tổ đội đã lao vào tìm kiếm và đưa ra ngoài được 6 chiến sĩ. Trong đó Trần Thị Loan bị thương nặng được chuyển ra Hà Nội chữa trị, và cũng đã mất ngay sau đó ít lâu. Đặng Thị Toán khi được đồng đội đưa ra khỏi hang thì đã tắt thở, còn Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Phi Dật, chị Nhân, Đặng Thị Doanh do chưa kịp chạy vào hang, bị đất đá vùi lấp và may mắn được cứu sống.
Trong lúc đồng đội đang nỗlực đào bới cửa hang, tìm kiếm những người còn lại thì máy bay giặc Mỹ lại kéo đến ném bom. Mãi đến sáng hôm sau, đồng đội mới khai thông được cửa hang thì tất cả dường như chết lặng khi nhìn thấy cảnh tượng đau thương: 32 thi thể nằm ngổn ngang, bất động và không còn ai nguyên vẹn. Họđã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Và hằng năm, ngày 28.4 là ngày giỗ của những TNXP dũng cảm đó. Đến năm 2003, 33 TNXP hy sinh tại hang Khỉ đã được Nhà nước công nhận là Liệt sĩ và cấp bằng Tổ quốc ghi công.
Trong quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu để lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận nơi hy sinh của các TNXP là di tích lịch sử cấp quốc gia, chúng tôi đã phát hiện được một câu chuyện khá hiếm. Đó là, trong số 34 người đã hy sinh thì bỗng nhiên có một người tỉnh lại từ áo quan. Sau khi được đưa ra khỏi hang thì trời đã nhá nhem tối, và đồng đội nhận thấy Đặng Thị Toán đã không còn thở nữa, đồng thời nghĩ rằng cô đã hy sinh nên tổ chức khâm liệm và để cô vào quan tài đặt ở phía sườn đồi cách cửa hang không xa lắm, chờ sáng mai làm lễ truy điệu. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra. Lúc này, trời bỗng dưng đổ mưa, và ai đó đã bỏ vào miệng cô một nắm đường trắng, bất thần cô tỉnh dậy. Sau khi biết cô còn sống, đồng đội lập tức chuyển về lán vàđưa ra Hà Nội chữa trị.
Lần theo địa chỉ mà đồng đội của chịcung cấp, chúng tôi tìm về xóm 4, thôn Bạch Xá, xã Hoằng Đông (Duy Tiên-Hà Nam) để mong gặp người trở về từ cõi chết đó. Bên trong căn nhà ba gian, chúng tôi muốn được nghe cô kể lại sự kiện bi hùng năm đó cũng như “điều kỳ diệu” đã xảy ra với chị. Nhưng, đáng tiếc là chị chỉ ngồi thất thần lặng lẽ và không nói ra điều gì. Gặng hỏi thì chịcũng chỉ nói, “chuyện xảy ra lâu quá rồi, tôi không nhớ được nữa”.
Trước khi chia tay, chịníu vai tôi lại và nói: “Về Nghệ An nhờ thắp cho đồng đội của mình mỗi người một nén hương. Khi nào khỏe, mình sẽ vào thăm đồng đội. Không biết ngày giỗ tới đây có vào dự được không”.
Khi chúng tôi đang viết những dòng chữ cuối cùng của bài viết này thì được tin, ngày 28.4, đúng kỷ niệm 45 năm Ngày hy sinh của các TNXP, Bộ VHTTDL đã ký quyết định công nhận Địa điểm lưu niệm các TNXP đơn vị C271 hy sinh tại Hoàng Mai ngày 28.4.1966, gồm: Hang Hỏa Tiễn và Nghĩa trang liệt sĩ Đường sắt TX Hoàng Mai - Nghệ An là di tích lịch sử quốc gia.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top