• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Nghệ An Hai Giám đốc Sở nhận trách nhiệm về những tồn tại, yếu kém

HMO

Administrator
Staff member
Tại phiên chất vấn kỳ họp HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII chiều 12.7, hai Giám đốc Sở NNPTNT và LĐTBXH tỉnh đã thẳng thắn nhận trách nhiệm về những tồn tại, yếu kém trong lĩnh vực quản lý nhà trước mà ngành phụ trách.
Phiên chất vấn kỳ họp HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII chiều 12.7. Ảnh: QĐ
“Đau đầu” giải cứu nông sản
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở NNPTNT Nghệ An thừa nhận những bất cập trong việc quản lý quy hoạch, dự báo dẫn đến hiện tượng khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, từ lợn, trâu bò, cho đến vịt, chanh leo… nhiều mô hình sản xuất dàn trải, manh mún, có khoảng 20% mô hình sản xuất (khoảng 1.000 mô hình) không nhân rộng được.

Một số diện tích, sản phẩm nông nghiệp vượt quy hoạch như cây cam, con vịt… dẫn đến hiện tượng khó tiêu thụ (vịt), hoặc dự báo sẽ khó khăn (cam). Ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp “giải cứu” nông sản, nhưng hiệu quả vẫn còn ở mức độ nhất định.

Theo ông Hiếu, có những vấn đề thuộc tầm quốc gia, như đầu ra cho lợn, trâu bò… chứ không chỉ trong phạm vi một tỉnh.

Một số sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nên tiêu thụ khó khăn, giá thấp, nông dân thiệt thòi.

Những tồn tại, khó khăn của ngành nông nghiệp, “tư lệnh” ngành xin chịu trách nhiệm trước tiên, và hứa sẽ cố gắng làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo tỉnh.

Ngăn chặn “cò mồi” trong xuất khẩu lao động

Đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An chất vấn chiều 12.7. Ảnh: QĐ
Đại biểu nêu vấn đề, cần có giải pháp để bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu lao động, hạn chế chi phí không chính thức, rủi ro, một số doanh nghiệp bỏ mặc người lao động…

Đại biểu nêu ra bất cập là cùng đi một nước, cùng một ngành nghề nhưng mỗi nơi, mỗi đơn vị lại thu mức phí khác nhau.

Một số trường hợp doanh nghiệp thu tiền của người dân (chủ yếu người nghèo, ở miền núi), rồi không đưa đi được, và dây dưa không chịu trả lại tiền.

Tình trạng lao động hết hợp đồng bỏ trốn ra ngoài vẫn còn nhiều.

Ông Nguyễn Bằng Toàn, Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An cho biết, trên địa bàn có 50 doanh nghiệp, văn phòng đại diện của các Cty xuất khẩu lao động. Hàng năm, đưa được khoảng 12-13 nghìn người đi xuất khẩu lao động. Công tác quản lý các đơn vị này cơ bản chặt chẽ.

Vừa qua tại Quế Phong có doanh nghiệp mạo danh, không có giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH nhưng địa phương vẫn đồng ý cho hoạt động, dẫn đến một số người dân bị lừa.

Sở LĐTBXH đã làm việc, yêu cầu khắc phục hậu quả, trả tiền cho dân. Nếu doanh nghiệp không chấp hành sẽ hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan công an tiếp tục xử lý.

Ông Toàn cũng cho hay có hiện tượng “cò mồi”, trục lợi trong xuất khẩu lao động, tuy nhiên đã giảm so với trước.

Giám đốc Sở LĐTBXH cũng nhận trách nhiệm về những tồn tại, yếu kém trong lĩnh vực quản lý nhà nước phụ trách.

Về giải pháp chống hiện tượng lao động hết hạn hợp đồng bỏ trốn ra ngoài, ông Toàn cho hay chủ yếu vẫn là tuyên truyền, vận động.

Theo Quang Đại (Lao Động)
 

Ads HMO

Ads HMO

Top