Hiện nay, có không ít bậc phụ huynh vẫn còn tồn tại suy nghĩ, phải làm sao giành được một “suất” ở trường chuyên, lớp chọn thì con mới có điều kiện học tập tốt, phát huy hết năng lực của bản thân.
Trên thực tế, có những học sinh dù “nói không” với trường chuyên, lựa chọn “trường làng” để theo học nhưng nhờ có ý chí, nghị lực, phương pháp học tập phù hợp, vẫn có thể đạt được những kết quả cao trong học tập, khiến nhiều người ngưỡng mộ. Đây là hiện tượng tích cực cần được nhân rộng.
Kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2017 - 2018 ở Nghệ An, nhiều người không khỏi bất ngờ và khâm phục khi hay tin em Nguyễn Thị Vân Nhi, học sinh Trường THCS xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu đã xuất sắc vượt qua gần 29.000 thí sinh khác để giành “ngôi” thủ khoa.
Vân Nhi đã “qua mặt” nhiều học sinh học tập tại các trường chuyên, trường điểm có tiếng trên toàn tỉnh để đạt được kết quả xuất sắc với điểm số cao: Toán 10, Ngữ văn 9,5 và Tiếng Anh 9,25.
Qua tìm hiểu được biết, năm học lớp 6 Vân Nhi thi đậu vào Trường THCS Cao Xuân Huy là trường điểm của huyện Diễn Châu nhưng vì quãng đường từ nhà đến trường quá xa, điều kiện đi lại không thuận lợi nên chỉ sau một năm theo học, gia đình đã quyết định chuyển em về học ở Trường THCS xã Diễn Hạnh gần nhà. Dù chỉ học ở “trường làng” nhưng năng lực học tập của Nhi không hề thua kém các bạn học ở các trường “chất lượng cao”.
Trên thực tế, một số người vẫn có quan niệm rằng, chỉ khi được học tập trong môi trường tốt như: Trường chuyên, trường điểm, lớp chọn thì con em mới có điều kiện học tập tốt. Cũng bởi mong muốn con được học trong môi trường trường chuyên, trường điểm, lớp chọn mà không ít bậc phụ huynh đã tạo áp lực học cho con từ sớm. Áp lực học tập căng thẳng khiến cho tuổi thơ nhiều em bị “cắt xén”, không được vui chơi hồn nhiên như các bạn bè cùng trang lứa.
Trường hợp học sinh “trường làng” đậu thủ khoa trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 ở Nghệ An là hiện tượng tích cực, chứng tỏ môi trường học tập không hẳn là yếu tố quyết định tất cả. Nó chỉ là điều kiện hỗ trợ khả năng học tập của mỗi người.
Nhìn rộng ra, thống kê cho thấy những năm gần đây, có không ít thủ khoa đậu vào các trường đại học “tốp đầu” học ở các trường khu vực nông thôn, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Ngay trong Kỳ thi THPT quốc gia 2017 vừa diễn ra, đã xuất hiện nhiều gương mặt thí sinh có điểm thi từ 27 điểm trở lên từng theo học ở các trường THPT vùng nông thôn, miền núi.
So với những học sinh thành phố, có đầy đủ điều kiện vật chất, những học sinh học ở “trường làng” dù không có được xuất phát điểm tốt bằng nhưng nhờ có ý chí, nghị lực, nền tảng kiến thức và phương pháp học tập tốt, nhiều em đã thành công.
Trên thực tế, có những học sinh dù “nói không” với trường chuyên, lựa chọn “trường làng” để theo học nhưng nhờ có ý chí, nghị lực, phương pháp học tập phù hợp, vẫn có thể đạt được những kết quả cao trong học tập, khiến nhiều người ngưỡng mộ. Đây là hiện tượng tích cực cần được nhân rộng.
Kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2017 - 2018 ở Nghệ An, nhiều người không khỏi bất ngờ và khâm phục khi hay tin em Nguyễn Thị Vân Nhi, học sinh Trường THCS xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu đã xuất sắc vượt qua gần 29.000 thí sinh khác để giành “ngôi” thủ khoa.
Vân Nhi đã “qua mặt” nhiều học sinh học tập tại các trường chuyên, trường điểm có tiếng trên toàn tỉnh để đạt được kết quả xuất sắc với điểm số cao: Toán 10, Ngữ văn 9,5 và Tiếng Anh 9,25.
Qua tìm hiểu được biết, năm học lớp 6 Vân Nhi thi đậu vào Trường THCS Cao Xuân Huy là trường điểm của huyện Diễn Châu nhưng vì quãng đường từ nhà đến trường quá xa, điều kiện đi lại không thuận lợi nên chỉ sau một năm theo học, gia đình đã quyết định chuyển em về học ở Trường THCS xã Diễn Hạnh gần nhà. Dù chỉ học ở “trường làng” nhưng năng lực học tập của Nhi không hề thua kém các bạn học ở các trường “chất lượng cao”.
Trên thực tế, một số người vẫn có quan niệm rằng, chỉ khi được học tập trong môi trường tốt như: Trường chuyên, trường điểm, lớp chọn thì con em mới có điều kiện học tập tốt. Cũng bởi mong muốn con được học trong môi trường trường chuyên, trường điểm, lớp chọn mà không ít bậc phụ huynh đã tạo áp lực học cho con từ sớm. Áp lực học tập căng thẳng khiến cho tuổi thơ nhiều em bị “cắt xén”, không được vui chơi hồn nhiên như các bạn bè cùng trang lứa.
Trường hợp học sinh “trường làng” đậu thủ khoa trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 ở Nghệ An là hiện tượng tích cực, chứng tỏ môi trường học tập không hẳn là yếu tố quyết định tất cả. Nó chỉ là điều kiện hỗ trợ khả năng học tập của mỗi người.
Nhìn rộng ra, thống kê cho thấy những năm gần đây, có không ít thủ khoa đậu vào các trường đại học “tốp đầu” học ở các trường khu vực nông thôn, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Ngay trong Kỳ thi THPT quốc gia 2017 vừa diễn ra, đã xuất hiện nhiều gương mặt thí sinh có điểm thi từ 27 điểm trở lên từng theo học ở các trường THPT vùng nông thôn, miền núi.
So với những học sinh thành phố, có đầy đủ điều kiện vật chất, những học sinh học ở “trường làng” dù không có được xuất phát điểm tốt bằng nhưng nhờ có ý chí, nghị lực, nền tảng kiến thức và phương pháp học tập tốt, nhiều em đã thành công.
Bùi Minh Tuấn (Trường THPT Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An)
Theo Giáo Dục & Thời Đại
Theo Giáo Dục & Thời Đại