Mới đây, người dân các xóm trên địa bàn xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu bỗng xôn xao khi có một liệt sĩ hi sinh hơn 40 năm bỗng dưng trở về quê với thân tàn ma dại, mất hết trí nhớ.
Ông Nguyễn Chánh Nghiệm (phải) và “liệt sĩ” trở về Nguyễn Chánh Nhường (trái) - Ảnh: Xuân Bảy
Ngày 14-1-2015, ông Nguyễn Chánh Nghiệm, trú tại xóm 21, xã Quỳnh Lâm, anh ruột của “liệt sĩ” trở về, cho biết ông Nguyễn Chánh Nhường sinh năm 1949, đi bộ đội vào tháng 10-1972 và bị địch bắt, mất tích từ năm 1973, mà theo giấy báo tử thì hi sinh vào ngày 6-4-1973 tại mặt trận phía nam Quân khu 4 (năm 1992 gia đình mới nhận được giấy báo tử).
Ông Nghiệm cung cấp cho chúng tôi mọi giấy tờ cần thiết về “liệt sĩ” Nguyễn Chánh Nhường và những câu chuyện mà lúc tỉnh “liệt sĩ” vẫn kể, đó là trận đánh ngày 6-4-1973 tại đoàn 22 thì cả tiểu đội sáu người bị địch bắt tra tấn rồi vứt vào rừng sâu.
Ông Nhường chỉ nhớ được khi tỉnh dậy thấy mình ở trong rừng và nhiều năm trời chỉ hái lá cây ăn, múc nước suối uống, cho đến lúc quần áo rách tả tơi mới lần mò ra quốc lộ lên xe ca xin ăn lần hồi, lúc tỉnh lúc mê và được một nhà xe Bắc Nam nhận ra “giọng nói vùng miền” nên thả ông xuống ngay Nghệ An. Và sau đó không biết bằng cách nào ông đã tìm được về làng cũ sau hơn 40 năm xa cách.
Sau khi biết em về, ông Nghiệm đã báo chính quyền, xin nhập khẩu cho em trai. Tuy nhiên chính quyền địa phương vẫn không cho nhập khẩu với lý do “liệt sĩ” không nhớ gì và không biết mình từ đâu đến, không có giấy giới thiệu của địa phương cư trú.
Hiện mọi chế độ liệt sĩ của ông Nhường đã kết thúc từ lúc mẹ ông qua đời. Bản thân ông Nhường không vợ, không con, không có tài sản gì sau hơn 40 năm lưu lạc nên rất cần các cấp chính quyền ở Nghệ An quan tâm tạo điều kiện để người cựu chiến binh này có được một cuộc sống bình yên trong những ngày còn lại của cuộc đời.
Ông Nguyễn Chánh Nghiệm (phải) và “liệt sĩ” trở về Nguyễn Chánh Nhường (trái) - Ảnh: Xuân Bảy
Ngày 14-1-2015, ông Nguyễn Chánh Nghiệm, trú tại xóm 21, xã Quỳnh Lâm, anh ruột của “liệt sĩ” trở về, cho biết ông Nguyễn Chánh Nhường sinh năm 1949, đi bộ đội vào tháng 10-1972 và bị địch bắt, mất tích từ năm 1973, mà theo giấy báo tử thì hi sinh vào ngày 6-4-1973 tại mặt trận phía nam Quân khu 4 (năm 1992 gia đình mới nhận được giấy báo tử).
Ông Nghiệm cung cấp cho chúng tôi mọi giấy tờ cần thiết về “liệt sĩ” Nguyễn Chánh Nhường và những câu chuyện mà lúc tỉnh “liệt sĩ” vẫn kể, đó là trận đánh ngày 6-4-1973 tại đoàn 22 thì cả tiểu đội sáu người bị địch bắt tra tấn rồi vứt vào rừng sâu.
Ông Nhường chỉ nhớ được khi tỉnh dậy thấy mình ở trong rừng và nhiều năm trời chỉ hái lá cây ăn, múc nước suối uống, cho đến lúc quần áo rách tả tơi mới lần mò ra quốc lộ lên xe ca xin ăn lần hồi, lúc tỉnh lúc mê và được một nhà xe Bắc Nam nhận ra “giọng nói vùng miền” nên thả ông xuống ngay Nghệ An. Và sau đó không biết bằng cách nào ông đã tìm được về làng cũ sau hơn 40 năm xa cách.
Sau khi biết em về, ông Nghiệm đã báo chính quyền, xin nhập khẩu cho em trai. Tuy nhiên chính quyền địa phương vẫn không cho nhập khẩu với lý do “liệt sĩ” không nhớ gì và không biết mình từ đâu đến, không có giấy giới thiệu của địa phương cư trú.
Hiện mọi chế độ liệt sĩ của ông Nhường đã kết thúc từ lúc mẹ ông qua đời. Bản thân ông Nhường không vợ, không con, không có tài sản gì sau hơn 40 năm lưu lạc nên rất cần các cấp chính quyền ở Nghệ An quan tâm tạo điều kiện để người cựu chiến binh này có được một cuộc sống bình yên trong những ngày còn lại của cuộc đời.
Theo TTO