• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Giao Thông: Mở đường trên "nóc nhà" Trường Sơn

HMO

Administrator
Staff member
Công trường Đường tuần tra biên giới (TTBG) trên địa bàn các xã Na Ngoi, Mường Típ (thuộc huyện Kỳ Sơn) xuyên qua đỉnh núi Pu Xai Lai Leng “nóc nhà Trường Sơn” có độ cao 2.711m, là nơi khó khăn nhất trong toàn bộ Dự án đường TTBG. Sau 4 năm triển khai, cung đường này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014, để lại kỳ tích về ý chí, bản lĩnh vượt khó của người lính và kinh nghiệm xử lý vướng mắc về cơ chế…
Cao nhất, khó nhất, cần kíp nhất!
Ông Lầu Và Chồng, Chủ tịch UBND xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn kể: Khu vực huyện Con Cuông, Kỳ Sơn vốn địa hình hiểm trở, núi cao rừng rậm, đi lại khó khăn, đến người Mông nơi đây còn chưa bao giờ đi hết đỉnh Pu Xai Lai Leng. Đã thế, bên kia biên giới, trong những cánh rừng Xiêng Khoảng của nước bạn Lào lại từng là “thánh địa” của bọn phỉ. Những năm trước, có lúc chúng còn đột nhập qua biên giới về Kỳ Sơn, Con Cuông quấy phá. Phải đến khi có sự phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng Việt Nam và Lào, bọn phỉ mới bị đẩy lùi. Mong ước có một con đường xuyên dãy Pu Xai Lai Leng là nỗi khao khát từ lâu của đồng bào nơi đây.

slide.jpg
Mở đường trên đỉnh núi cao 2.721m, bên cạnh là vực sâu hun hút.

Từ thực tế đó, hai dự án Na Ngoi (mốc L8-L10) và Mường Típ (mốc L10-L11) đã được đầu tư với chiều dài 77,5km, chiếm hơn một nửa tổng số đường TTBG tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010. Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban Quản lý dự án 47 kể: “Hai gói thầu cao nhất đỉnh Trường Sơn, một ở Pu Xai Lai Leng, một ở Ngọc Linh (Kon Tum), tôi đều chọn giao cho Binh đoàn 12 với ý muốn binh đoàn từng "xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ" sẽ tiếp tục lập chiến công trong thời bình trên đỉnh Trường Sơn. Những gói thầu khác cũng được giao cho các đơn vị đứng chân trên địa bàn, thông thạo địa hình, giàu kinh nghiệm như Công ty Hợp tác kinh tế, Công ty Phát triển miền núi, Đoàn Công binh Hải Vân (Quân khu 4)…

Xẻ dọc Trường Sơn thời bình
Mới đây, đoàn công tác gồm lãnh đạo và cán bộ các cơ quan Bộ Tổng tham mưu, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính (Bộ Quốc phòng), Vụ 1-Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tới làm việc tại các dự án đường TTBG Na Ngoi và Mường Típ.

Tận mắt chứng kiến cảnh bộ đội mở đường trên đỉnh Trường Sơn, ai cũng cảm phục ý chí của người lính. Tại gói thầu mốc L10 do Công ty Hợp tác kinh tế thi công, Đại tá Bùi Đình Chủ, Phó tổng giám đốc cho biết, sau 4 năm, đây là lần đầu tiên công trường được đón đoàn kiểm tra lên được tới đỉnh núi mà không gặp sình lầy. Sương mù đặc quánh bao phủ những dãy núi đá điệp trùng. Giữa ban ngày mà xe dã chiến phải bật đèn gầm lò dò đi. Đoàn công tác cùng chúng tôi có một đêm ngủ lại giữa công trường cùng lực lượng thi công trên đỉnh Trường Sơn, giữa thời tiết xuống chỉ còn 4 độ C. Bộ đội phải đốt củi ngoài lán suốt ngày đêm cho đỡ lạnh. Tối ấy, bên bữa cơm đạm bạc, đoàn công tác rưng rưng khi hay tin vừa hôm trước, một chiến sĩ lái xe của Tổng công ty 789 vừa hy sinh khi cố cứu chiếc xe mất phanh, cả người và xe lao xuống vực sâu hơn 200m.

Sáng sớm, 5 giờ 30 phút tiếng kẻng đã gọi người lính lên đường. Tôi bước ra khỏi lán thì thấy anh em đang quây quần bên một cái vạc to tướng... để nấu dầu cho máy “ăn”!-Dũng, một thợ lái máy vừa gãi tai vừa thật thà trả lời.

Giá lạnh đến mức dầu máy đóng băng. Muốn khởi động máy đi làm, bộ đội phải đun sôi dầu.

Tại cung đường do Công ty 532 (thuộc Binh đoàn 12) thi công, Thiếu tá Hoàng Việt Dũng, Chỉ huy trưởng công trường cho biết, khi chinh phục đỉnh Pu Xai Lai Xeng, thiết kế là đất nhưng đào gặp toàn đá tảng. Bộ đội phải treo mình trên vách đá dùng khoan nhích dần từng chút.

Nơi đây, con đường thêm ngời sáng tình hữu nghị Việt-Lào. Đại tá Nguyễn Hồng Viện, Giám đốc Công ty Phát triển miền núi tâm sự: “Nếu không có sự giúp đỡ chí tình của bạn Lào cho mượn gần 30km đường công vụ xuyên qua rừng nguyên sinh và cho phép khai thác mỏ đá trên đất bạn, gói thầu của đơn vị tôi chẳng biết đến bao giờ mới hoàn thành khi địa hình quá hiểm trở, độc đạo”.

Cần một cơ chế đặc thù
Đường TTBG khi đi qua rừng nguyên sinh gặp rất nhiều vướng mắc về thủ tục thu hồi đất. Do tính chất cấp thiết, Ban Quản lý Dự án 47 đã tích cực, chủ động đề nghị UBND tỉnh Nghệ An vận dụng thủ tục, cho triển khai “thi công song song”. Cách làm này bị cho là “ngược” với thủ tục hiện nay nhưng lại hợp với thực tiễn. Tới đây, khi Bộ Quốc phòng tổng kết giai đoạn 1 thi công đường TTBG, cần có sự tổng kết, kiến nghị Chính phủ cho cơ chế quản lý đặc thù riêng đối với Dự án Đường TTBG.

Sau chuyến khảo sát, Đại tá Đào Kim Long, Vụ trưởng Vụ 1-Bộ Kế hoạch và Đầu tư xúc động nói: Những nỗ lực của bộ đội tại hai dự án này thực sự là một kỳ tích. Có đến tận nơi mới thấy đồng vốn đầu tư được sử dụng tốt và mới thấy được sự cấp bách phải thi công Đường TTBG so với nhiều dự án giao thông khác. Ngay cả nhiều cán bộ Trung ương cũng chưa hiểu tính cấp bách, không biết rằng với dự án chiến lược thi công Đường TTBG, như trên đỉnh Trường Sơn này, vào được để xây dựng đã khó. Không thể đơn giản giãn hoãn tiến độ bởi có lúc “có tiền chưa chắc đã làm được”. Vì thế, Bộ Quốc phòng nên tổ chức nhiều chuyến đi thực tế Đường TTBG cho cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội; giúp cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc tham mưu, hoạch định chính sách được tốt hơn.

Đến nay, cung đường xuyên đỉnh Trường Sơn đã thông tuyến, cơ bản xong nền đường và đang thi công mặt đường. Thiếu tướng Hoàng Kiền cho biết, sẽ nỗ lực để hoàn thành tuyến đường xuyên đỉnh Trường Sơn trong năm 2014.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top