• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Mai Hùng Giải phóng mặt bằng dân không phục, đền bù chưa thỏa đáng

HMO

Administrator
Staff member
Quá trình nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, hàng chục hộ dân trên địa bàn phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai bị thu hồi đất ở.
Song công tác đền bù chưa thực sự công bằng, khiến nhiều hộ dân khiếu kiện...
Trong đơn kiến nghị của tập thể 6 hộ dân gửi Báo NNVN có đoạn viết: Sau khi đường 1A mới hoàn thành (29/3/1992), UBND xã Mai Hùng (nay là phường Mai Hùng) tổ chức bán đất đoạn đường quốc lộ cũ, bao gồm mặt đường nhựa và khu đất Đồng Láng liền kề.

Nhà anh Hùng chỉ được đền bù 3 triệu/m2, trong khi 2 nhà sát vách nhận được gấp đôi.
Đối tượng được mua xét theo đơn, ưu tiên những gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ và gia đình có hai con dâu trong một nhà.
Sau khi rà soát, thẩm định có 32 hộ gia đình đủ điều kiện được mua đất ở, được phép xây dựng nhà kiên cố, kết hợp làm cửa hàng kinh doanh, dịch vụ. Từ năm 1992 đến nay, các hộ đã đóng thuế đất và thuế kinh doanh, dịch vụ đầy đủ.
Đầu năm 2014, khi tiến hành nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A, tất cả 32 hộ đều bị ảnh hưởng, bị thu hồi đất, nhưng khi lên phương án chỉ có 26 hộ được nhận mức đền bù 6 triệu đồng/m2, các hộ còn lại chỉ được 3 triệu đồng/m2...
Trao đổi với PV, ông Văn Đức Trường, trú tại khối 10, phường Mai Hùng bức xúc: “Chúng tôi mua đất cùng thời điểm, đã nộp lệ phí, được chính quyền địa phương xác minh nguồn gốc là đất ở, nhưng hội đồng đền bù lại áp mức bồi thường là đất vườn.


Ông Văn Đức Trường trình bày với PV.
Gần 2 năm qua, chúng tôi đã nhiều lần làm đơn khiếu kiện gửi đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng?”.
Ông Trường còn tiết lộ thêm, do nhiều nhà không chấp thuận với mức đền bù ban đầu nên đã cương quyết chống đối, một mực không đập nhà, tháo dỡ công trình nằm trong khu vực giải tỏa.
E ngại tình trạng trên kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công nên đại diện các bên liên quan đã tìm mọi phương án thương thảo, xoa dịu các hộ dân.
“Nhà nào làm căng đến cùng thì được giải quyết, riêng 6 hộ chúng tôi chấp hành nghiêm túc quyết định thu hồi đất, tự động tháo dỡ, tạo điều kiện cho dự án hoàn thành kịp tiến độ thì bị đổi xử như thế này đây?”, ông Trường lắc đầu ngao ngán.
Ông Trần Văn Hà (khối 10), hộ bị thu hồi hơn 25 m2 đất cũng bày tỏ âu lo cho biết, đất nông nghiệp không có nên gia đình xây dựng một ki-ốt nhỏ để sinh sống.
Nhưng từ khi Hội đồng GPMB thu hồi đất thì mọi việc phải dừng lại, cuộc sống của gia đình bị ảnh hưởng rất nhiều. Gia đình ông không đòi hỏi gì quá đáng, chỉ mong muốn được đối xử công bằng như các hộ dân khác mà thôi.
Sau khi tìm hiểu, PV nhận thấy quá trình bồi thường GPMB ở phường Mai Hùng tồn tại nhiều vấn đề vô lý.
Đơn cử như trường hợp của anh Đinh Văn Hùng (khối 8), trước đây anh Hùng có làm thủ tục chuyển nhượng đất cho hộ ông Văn Đức Ân (khối 15) và Văn Đức Thuật (khối 10), nhưng khi nhận tiền bồi thường thì gia đình anh Hùng chỉ được nhận ở mức 3 triệu đồng/m2, còn 2 hộ kia được gấp đôi.
“Trên cùng một diện tích đất nhưng mức đền bù lại vênh nhau một trời một vực, thật chẳng hiểu ra làm sao.
Thấy chúng tôi kiến nghị gay gắt thì họ tích cực vận động và hứa sẽ sớm có phương án hỗ trợ, nhưng chờ mãi có thấy động tĩnh gì đâu?”, anh Hùng nói.

Nguồn gốc đất đã được chứng thực rõ ràng, nên việc 6 hộ dân ở phường Mai Hùng lên tiếng đòi hỏi quyền lợi là hoàn toàn chính đáng. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà các ngành chức năng lại cố tình làm ngơ, chây ỳ không xử lý dứt điểm, khiến người dân khiếu kiện kéo dài.

Liên quan đến nguồn gốc đất của 6 hộ dân nói trên, ngày 17/10/2014, UBND thị xã Hoàng Mai đã có văn bản số 803/UBND-TNMT gửi UBND tỉnh Nghệ An và Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận: Năm 1991-1992, UBND xã Mai Hùng cấp đất cho một số hộ dân bám mặt QL 1A, trên hóa đơn nộp tiền đều ghi là “Lệ phí đất 1A” nhưng giấy tờ cấp đất thì khác nhau, có thửa ghi là giao đất làm nhà ở, một số thửa khác thì ghi giao đất để làm “nhà quán, sản xuất kinh doanh, dịch vụ”, tuy nhiên tiền sử dụng đất các hộ phải nộp là như nhau.

Anh Đinh Văn Hùng nói rõ khúc mắc.
Lý giải về sự việc cấp “đất ở” và “đất kinh doanh”, UBND thị xã Hoàng Mai giải thích thêm: Tùy vào cách hiểu, cách vận dụng luật và từ ngữ có khác nhau nhưng thực tế thời điểm đó xã Mai Hùng giao đất cho người dân để làm nhà ở chứ không giao đất làm dịch vụ.
Theo bản đồ địa chính đo đạc năm 1997, các thửa đất trên được thể hiện là đất ở. Trước đây khu vực này quy hoạch là đất ở nông thôn, hiện nay quy hoạch là đất ở đô thị.

Việt Khành - Nông Nghiệp
 

Ads HMO

Ads HMO

Top