Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đề thi minh họa Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. Nhận định chung cho thấy, đề thi sát với chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên, để làm bài tốt, học sinh phải tư duy nhanh, sáng tạo và không nên trông chờ vào sự may mắn.
Xung quanh vấn đề này, Báo Nghệ An ghi lại ý kiến của giáo viên các môn Ngữ văn, Toán, Địa Lý, Giáo dục công dân – những môn có nhiều thay đổi nhất trong Kỳ thi năm 2017:
Cô giáo Đặng Thị Thu Hiền – Giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT Quỳnh Lưu 1: Học sinh không có nhiều cơ hội “chém gió” ở đề thi minh họa
Theo tôi, đề thi minh họa của môn Ngữ văn không khác biệt nhiều với các đề thi của những năm trước. Trong đó, cấu trúc đề thi minh họa vẫn giữ 3 phần: đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Về phần đọc hiểu (3 điểm) gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Để trả lời được 4 câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức về Tiếng Việt, đọc hiểu nội dung và suy ngẫm, đánh giá. Bên cạnh đó, phần đọc hiểu, lấy ví dụ về môn vấn đề xã hội (bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David McCullough) là một vấn đề rất gần gũi với học sinh nên các em dễ hiểu, dễ thấm. Hơn nữa học sinh không cần học thuộc mà có thể vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học rồi suy nghĩ làm bài.
Học sinh Trường THPT Phan Bội Châu. Ảnh minh họa Câu Nghị luận xã hội cũng có sự thay đổi khi yêu cầu học sinh chỉ phải viết 200 chữ thay vì 600 chữ như các năm. Điều này phù hợp với thời gian làm bài thi 120 phút. Bên cạnh đó, việc Bộ quyết định cho phần nghị luận văn học lên 5 điểm, chiếm 50% điểm toàn bài thi là hoàn toàn hợp lý vì phần nghị luận văn học là phần trọng tâm của chương trình lớp 12. Tôi cũng đồng tình khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định không đưa phần liên hệ thực tiễn vào phần nghị luận và nhờ đó tránh được việc học sinh chủ quan, cho rằng không cần học, chỉ cần “chém gió” là làm được bài thi môn văn.
Theo tôi, đề thi minh họa rất mở và hay. Các câu hỏi trong đề thi đảm bảo đánh giá học sinh ở các mức nhận biết kiến thức – thông hiểu – vận dụng và vận dụng cao. Để có kết quả tốt, học sinh phải có lập luận chặt chẽ, quan tâm hiểu biết các vấn đề xã hội và phải thể hiện được khả năng cảm thụ văn chương. Tuy nhiên cách đặt câu hỏi trong phần đọc hiểu độc lập, cần linh hoạt hơn, tránh sự chồng chéo yêu cầu với phần nghị luận xã hội khi dùng cùng một ngữ liệu đề thi và khơi gợi cảm hứng làm bài cho học sinh (ví dụ cả ba phần 2,3,4 của phần đọc hiểu đều yêu cầu học sinh giải thích, nhận định và liên hệ đến “bài phát biểu của thầy hiệu trưởng”. Như vậy, trong quá trình diễn giải, nếu học sinh nào vốn từ không phong phú, không linh hoạt về xử lý thông tin thì sẽ bị trùng lặp trong suy nghĩ và thể hiện).
Cô giáo Nguyễn Thị Yến – Tổ trưởng tổ Địa lý, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng: Đề thi minh họa không làm thay đổi cách dạy và cách học
Trong thời gian 50 phút, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng cấu trúc đề thi 40 câu là hợp lý theo thời gian và sức làm của học sinh.
Về cấu trúc đề thi: phổ rộng toàn bộ chương trình, phân bổ hợp lý, trong đó địa lý tự nhiên: 7 câu, dân cư: 3 câu, địa lý ngành kinh tế: 10 câu và vùng kinh tế: 10 câu, bài tập át lát và biểu đồ số liệu: mỗi phần 5 câu. Với cách phân bổ này, học sinh không thấy đột ngột bởi kế thừa đúng tinh thần cũ của đề thi tự luận trước đây.
Giờ học của học sinh Trường THPT Phạn Hồng Thái (Hưng Nguyên) Về phần phân hóa: Mức nhận biết kiến thức chiếm 35%, thông hiểu 25%, vận dụng: 25% và vận dụng cao là 10%. Với đề này, những học sinh ở mức độ trung bình có thể làm 5,6 điểm dễ dàng, trong đó có nhiều câu gắn với thực tiễn học sinh dễ có điểm trọn vẹn như câu hỏi nhìn vào át lát xác định đâu là đô thị đặc biệt, đâu là vùng kinh tế biển, đâu là vùng trọng điểm du lịch học sinh.
Ngoài ra, nhìn vào đề, việc phân hóa cũng khá rõ nét. Phần nâng cao, không phải tập trung vào một câu hỏi mà xuyên suốt trong tất cả các phần đòi hỏi học sinh phải học đều, không được học lệch, học tủ như trước kia và điều này cũng khiến cho việc xác định điểm chuẩn xác hơn.
Ngoài ra, để làm được bài tập nâng cao, học sinh cũng phải cũng có kiến thức đa dạng, hiểu biết rộng. Các câu hỏi về lựa chọn bản đồ gắn nhiều với thực tiễn và nếu học sinh không có kiến thức tổng hợp, không có kỹ năng phân tích đánh giá thì không thể thực hiện được.
Tôi cũng cho rằng, sau khi có đề này, giáo viên và học sinh khá yên tâm và việc học, việc dạy không có gì khác biệt so với trước đây. Trong đó, quan trọng nhất là học sinh phải bám sát sách giáo khoa. Đồng thời, quá trình học phải biết sử dụng át lát nhuần nhuyễn.
Với đề này, học sinh khá theo khối C để có điểm 8, điểm 9 không khó.
Giờ học của học sinh Trường THPT Anh Sơn 1 Cô giáo Nguyễn Thị Tiến – Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân Trường THPT Nghi Lộc 5: Đề thi có nhiều câu hỏi thực tiễn gần gũi với học sinh
Năm 2017 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn Giáo dục công dân vào Kỳ thi THPT Quốc gia thế nên bản thân tôi khá lo lắng. Vì vậy, ngay khi bộ công bố đề thi minh họa tôi đã nghiên cứu rất kỹ và hiện tại cảm thấy khá yên tâm vì đề minh họa ra sát với tinh thần mà Bộ đã đưa ra: đó là nằm trong chương trình lớp 12. Trong đó, tập trung chính là các vấn đề liên quan đến luật, các bộ luật, văn bản pháp luật và những quyền cơ bản như quyền công dân, quyền lao động, quyền tự do dân chủ. Bên cạnh đó, các nội dung bám sát từng bài, từng nội dung cụ thể và đảm bảo các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao.
Dưới cái nhìn của cá nhân, tôi cũng thấy đề này là vừa sức, không quá nặng. Bên cạnh đó, các câu hỏi về liên hệ thực tiễn cũng khá hay, ví dụ yêu cầu học sinh nói về những điều cấm trong việc sử dụng điện thoại xem tin nhắn của bạn, đưa thông tin cá nhân lên trang facebook. Tuy nhiên, để làm được bài tốt, học sinh cũng cần phải đọc kỹ đề, hiểu được ngôn ngữ pháp luật vì có nhiều câu hỏi có đáp án gần giống nhau như: mọi công dân được hưởng quyền gì/mọi công dân được thực hiện điều gì…
Thầy giáo Phan Văn Thái, giáo viên dạy Toán Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu: Với môn Toán học sinh không được học tủ
Đề thi minh họa trắc nghiệm môn Toán bao hàm toán bộ 7 chương trong chương trình lớp 12. Trong đó, với Đại số, bao gồm các chương ứng dụng đạo hàm, hàm số mũ, hàm số logarit, nguyên hàm tích phân, số phức. Với hình học là các chương khối đa diện, mặt tròn xoay, tọa độ trong không gian.
Với cách ra đề này, học sinh hoàn toàn thuận lợi trong quá trình học và chương trình học cũng khá gọn. Tuy nhiên học sinh phải học đều tất cả các phần, kể cả lý thuyết.
Giờ học của học sinh lớp 12, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Về cấu trúc, có 30 câu ở mức độ cơ bản (60%) và 20 câu ở mức độ khó (chiếm 20%), đảm bảo thực hiện cả hai mục đích: xét công nhận tốt nghiệp và căn cứ để các trường xét tuyển đại học. Một điều may mắn là các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, mỗi chương có phần cơ bản và nâng cao, hình thức ra câu hỏi của các câu về cơ bản là giống nhau để học sinh không khỏi bất ngờ.
Đặc biệt, trong đề thi trắc nghiệm, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra các câu hỏi có liên hệ với thực tiến như các bài toán về kinh tế, về lãi suất ngân hàng, bài toán về mặt tròn xoay, về khối trụ. Tuy vậy, đây đều là những bài toán thuộc diện nâng cao nên học sinh phải có kiến thức vững, tính toán nhanh và phải hiểu bản chất mới làm được. Với cách ra đề này, giáo viên phải dạy kỹ hơn, học sinh phải học kỹ hơn.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 Ngoài ra, học sinh cần rèn luyện khả năng tư duy, suy nghĩ nhanh bởi số lượng câu hỏi là rất nhiều. Có những câu hỏi học sinh phải tính toán mới ra đáp số nhưng có những câu hỏi học sinh có thể sử dụng phương pháp loại trừ. Phải hạn chế thói quen trình bày bài bản xưa cũ và thay vào đó là phải phân tích và xử lý nhanh.
Xung quanh vấn đề này, Báo Nghệ An ghi lại ý kiến của giáo viên các môn Ngữ văn, Toán, Địa Lý, Giáo dục công dân – những môn có nhiều thay đổi nhất trong Kỳ thi năm 2017:
Cô giáo Đặng Thị Thu Hiền – Giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT Quỳnh Lưu 1: Học sinh không có nhiều cơ hội “chém gió” ở đề thi minh họa
Theo tôi, đề thi minh họa của môn Ngữ văn không khác biệt nhiều với các đề thi của những năm trước. Trong đó, cấu trúc đề thi minh họa vẫn giữ 3 phần: đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Về phần đọc hiểu (3 điểm) gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Để trả lời được 4 câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức về Tiếng Việt, đọc hiểu nội dung và suy ngẫm, đánh giá. Bên cạnh đó, phần đọc hiểu, lấy ví dụ về môn vấn đề xã hội (bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David McCullough) là một vấn đề rất gần gũi với học sinh nên các em dễ hiểu, dễ thấm. Hơn nữa học sinh không cần học thuộc mà có thể vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học rồi suy nghĩ làm bài.
Học sinh Trường THPT Phan Bội Châu. Ảnh minh họa
Theo tôi, đề thi minh họa rất mở và hay. Các câu hỏi trong đề thi đảm bảo đánh giá học sinh ở các mức nhận biết kiến thức – thông hiểu – vận dụng và vận dụng cao. Để có kết quả tốt, học sinh phải có lập luận chặt chẽ, quan tâm hiểu biết các vấn đề xã hội và phải thể hiện được khả năng cảm thụ văn chương. Tuy nhiên cách đặt câu hỏi trong phần đọc hiểu độc lập, cần linh hoạt hơn, tránh sự chồng chéo yêu cầu với phần nghị luận xã hội khi dùng cùng một ngữ liệu đề thi và khơi gợi cảm hứng làm bài cho học sinh (ví dụ cả ba phần 2,3,4 của phần đọc hiểu đều yêu cầu học sinh giải thích, nhận định và liên hệ đến “bài phát biểu của thầy hiệu trưởng”. Như vậy, trong quá trình diễn giải, nếu học sinh nào vốn từ không phong phú, không linh hoạt về xử lý thông tin thì sẽ bị trùng lặp trong suy nghĩ và thể hiện).
Cô giáo Nguyễn Thị Yến – Tổ trưởng tổ Địa lý, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng: Đề thi minh họa không làm thay đổi cách dạy và cách học
Trong thời gian 50 phút, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng cấu trúc đề thi 40 câu là hợp lý theo thời gian và sức làm của học sinh.
Về cấu trúc đề thi: phổ rộng toàn bộ chương trình, phân bổ hợp lý, trong đó địa lý tự nhiên: 7 câu, dân cư: 3 câu, địa lý ngành kinh tế: 10 câu và vùng kinh tế: 10 câu, bài tập át lát và biểu đồ số liệu: mỗi phần 5 câu. Với cách phân bổ này, học sinh không thấy đột ngột bởi kế thừa đúng tinh thần cũ của đề thi tự luận trước đây.
Giờ học của học sinh Trường THPT Phạn Hồng Thái (Hưng Nguyên)
Ngoài ra, nhìn vào đề, việc phân hóa cũng khá rõ nét. Phần nâng cao, không phải tập trung vào một câu hỏi mà xuyên suốt trong tất cả các phần đòi hỏi học sinh phải học đều, không được học lệch, học tủ như trước kia và điều này cũng khiến cho việc xác định điểm chuẩn xác hơn.
Ngoài ra, để làm được bài tập nâng cao, học sinh cũng phải cũng có kiến thức đa dạng, hiểu biết rộng. Các câu hỏi về lựa chọn bản đồ gắn nhiều với thực tiễn và nếu học sinh không có kiến thức tổng hợp, không có kỹ năng phân tích đánh giá thì không thể thực hiện được.
Tôi cũng cho rằng, sau khi có đề này, giáo viên và học sinh khá yên tâm và việc học, việc dạy không có gì khác biệt so với trước đây. Trong đó, quan trọng nhất là học sinh phải bám sát sách giáo khoa. Đồng thời, quá trình học phải biết sử dụng át lát nhuần nhuyễn.
Với đề này, học sinh khá theo khối C để có điểm 8, điểm 9 không khó.
Giờ học của học sinh Trường THPT Anh Sơn 1
Năm 2017 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn Giáo dục công dân vào Kỳ thi THPT Quốc gia thế nên bản thân tôi khá lo lắng. Vì vậy, ngay khi bộ công bố đề thi minh họa tôi đã nghiên cứu rất kỹ và hiện tại cảm thấy khá yên tâm vì đề minh họa ra sát với tinh thần mà Bộ đã đưa ra: đó là nằm trong chương trình lớp 12. Trong đó, tập trung chính là các vấn đề liên quan đến luật, các bộ luật, văn bản pháp luật và những quyền cơ bản như quyền công dân, quyền lao động, quyền tự do dân chủ. Bên cạnh đó, các nội dung bám sát từng bài, từng nội dung cụ thể và đảm bảo các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao.
Dưới cái nhìn của cá nhân, tôi cũng thấy đề này là vừa sức, không quá nặng. Bên cạnh đó, các câu hỏi về liên hệ thực tiễn cũng khá hay, ví dụ yêu cầu học sinh nói về những điều cấm trong việc sử dụng điện thoại xem tin nhắn của bạn, đưa thông tin cá nhân lên trang facebook. Tuy nhiên, để làm được bài tốt, học sinh cũng cần phải đọc kỹ đề, hiểu được ngôn ngữ pháp luật vì có nhiều câu hỏi có đáp án gần giống nhau như: mọi công dân được hưởng quyền gì/mọi công dân được thực hiện điều gì…
Thầy giáo Phan Văn Thái, giáo viên dạy Toán Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu: Với môn Toán học sinh không được học tủ
Đề thi minh họa trắc nghiệm môn Toán bao hàm toán bộ 7 chương trong chương trình lớp 12. Trong đó, với Đại số, bao gồm các chương ứng dụng đạo hàm, hàm số mũ, hàm số logarit, nguyên hàm tích phân, số phức. Với hình học là các chương khối đa diện, mặt tròn xoay, tọa độ trong không gian.
Với cách ra đề này, học sinh hoàn toàn thuận lợi trong quá trình học và chương trình học cũng khá gọn. Tuy nhiên học sinh phải học đều tất cả các phần, kể cả lý thuyết.
Giờ học của học sinh lớp 12, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
Đặc biệt, trong đề thi trắc nghiệm, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra các câu hỏi có liên hệ với thực tiến như các bài toán về kinh tế, về lãi suất ngân hàng, bài toán về mặt tròn xoay, về khối trụ. Tuy vậy, đây đều là những bài toán thuộc diện nâng cao nên học sinh phải có kiến thức vững, tính toán nhanh và phải hiểu bản chất mới làm được. Với cách ra đề này, giáo viên phải dạy kỹ hơn, học sinh phải học kỹ hơn.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017
Theo Báo Nghệ An