Cột mốc số 0, tọa lạc trên đường Hồ Chí Minh ở thị trấn Tân Kỳ được coi là điểm xuất phát của con đường Trường Sơn huyền thoại chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong chiến tranh cũng như trong thời bình, nơi đây đã trở thành điểm hẹn lịch sử, là nơi giáo dục truyền thống cho bao thế hệ tiếp bước cha ông trên tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên Cột mốc số 0 và hai bên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại hôm nay, cuộc sống mới đang được thắp lên, ấm no và hạnh phúc. Tự hào là nơi xuất phát con đường Hồ Chí Minh lịch sử.
1. Tân Kỳ (Nghệ An) vinh dự là điểm xuất phát của đường cơ giới Hồ Chí Minh. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hậu phương miền Bắc XHCN đã tập kết sức người, sức của để phục vụ cho công cuộc giải phóng miền Nam. Vào tháng 5/1959, trước tình hình chiến tranh tại miền Nam diễn ra vô cùng ác liệt, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp bàn để đề ra phương án cho cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trước yêu cầu cấp bách của hoàn cảnh lịch sử, cần phải có một tuyến vận tải chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, Lào và cả Campuchia, ngày 19/5/1959, Bác Hồ đã quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược dọc dãy núi Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh ngày nay). Thượng tá Võ Bẩm, quê ở huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), nguyên Cục phó Cục Nông trường là người được Tổng quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ tổ chức "Đoàn công tác quân sự đặc biệt” làm nhiệm vụ mở đường Trường Sơn để chi viện cho chiến trường miền Nam.
Ngày 9/9/1964, có hàng vạn công binh, TNXP, nhân dân thuộc các huyện của tỉnh Nghệ Tĩnh cũ đã tập trung để khởi công đoạn đường này. Họ đã lập một kỳ tích, đào bới hàng ngàn khối đất đá, khôi phục hàng chục cầu cống, trực tiếp bắn rơi máy bay và bắt nhiều giặc lái. Tại điểm đầu thuộc địa phận thị trấn Tân Kỳ, những người mở đường năm ấy đã dùng một cây gỗ lớn và khắc thành “Cây số 0” để xác lập điểm khởi đầu của con đường. Ngày 27/11/1972, cán bộ công đoàn Đoàn 559 đã khởi công xây dựng tuyến đường Đông Trường Sơn, nối đến tận Lộc Ninh là tuyến mạch máu cung cấp hậu cần góp phần để quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà.
Cột mốc số 0, điểm khởi đầu đường Hồ Chí Minh tại Tân Kỳ.Cột mốc số 0 ngày nay đã được xây dựng lại, và đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào ngày 27/4/1990 theo Quyết định số 84 VH/QĐ. Hằng năm, Khu di tích này đón nhận một lượng du khách lớn từ trong và ngoài nước cũng như các vị lãnh đạo tỉnh khi đến làm việc với UBND huyện Tân Kỳ đều đến với Cột mốc số 0. Đảng bộ và nhân dân Tân Kỳ đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang".
2. Ghi nhận thành tích và chiến công của vùng đất khởi đầu tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Kỳ và 7 xã khác của toàn huyện. Đường Hồ Chí Minh đi qua 6 xã của huyện đã làm thay đổi diện mạo địa phương. Nhiều nơi đã từ mảnh đất sỏi đá khô cằn trở thành vùng đất trù phú nhờ biết khai thác lợi thế của con đường đã mở, như xã Tân Hương trở thành “vựa” cây con, cây giống không chỉ cho huyện mà còn cung cấp cho các huyện miền núi. Nghĩa Bình đang từng nước chuyển mình từ xã vùng sâu, vùng xa thành thị trấn, thị tứ.
Hôm thực hiện bài viết này, tôi may mắn được gặp gỡ Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Viết Sinh, một trong những vị Anh hùng đầu tiên của đường Trường Sơn, và là người được trao bằng kỷ lục Việt Nam "Người chiến sỹ giao liên Trường Sơn gùi thồ hàng và dẫn quân với đoạn đường dài nhất". Trong quyển “Chân trần chí thép” của Trung tá thủy quân lục chiến người Mỹ James G.Zumwalk, được xuất bản vào tháng 4/2010, khi viết về đường Hồ Chí Minh đã từng đề cập: “Trước khi xe cơ giới có thể lưu thông trên đường mòn, gùi hàng là cách thức vận tải chính yếu. Nguyễn Viết Sinh có lẽ là nhân vật minh họa rõ nhất quyết tâm của người tải hàng với mỗi lần gùi được 45-50kg. Trong vòng bốn năm với 1.089 ngày làm việc, anh đã mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng và đi qua quãng đường có tổng chiều dài 41.025km - tương đương một vòng trái đất theo đường xích đạo và mang theo một lượng hàng bằng với trọng lượng cơ thể”.
Những người lính Trường Sơn năm xưa tại Km0 Tân Kỳ.Bên Cột mốc số 0 lịch sử, người Anh hùng năm xưa hồi tưởng, lúc bấy giờ, với khẩu hiệu “1kg hàng là 1 đồng bào miền Nam đỡ đổ máu, 1 viên đạn là 1 kẻ thù”, Nguyễn Viết Sinh cùng đồng đội đã vượt qua mọi thử thách để vận chuyển hàng ngàn chuyến hàng, với nhiều cách thức khác nhau như cõng, gùi, thồ, vác, vận chuyển bằng thuyền. So với các đồng đội, ông Sinh thuộc dạng nhỏ con nhất, nhưng luôn gùi hàng gấp đôi mọi người. Thời điểm sung sức nhất là vào năm 1965, ông gùi đến 75 kg trên quãng đường dài 20km. Thậm chí, có những khi bị sốt rét rừng hành hạ, ông và 8 đồng đội vẫn không ngưng nghỉ việc vận chuyển hàng, để giải phóng cho những đoàn xe đi. Mùa khô năm 1966, thời tiết ở vùng thượng Lào khắc nghiệt vô cùng nhưng anh em vẫn phát động phong trào thi đua “kiện tướng” bốc vác.
Riêng về Anh hùng Nguyễn Viết Sinh, trong 3 năm từ 1962 đến 1964, ông đã gùi tổng cộng 34.363kg hàng hóa trên chặng đường 41.025km, cùng với đó là hàng trăm ca cáng thương binh. Với thành tích đó, ngày 1/1/1967, Nguyễn Viết Sinh được Bác Hồ ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, với quân hàm Trung sỹ. Anh hùng Nguyễn Viết Sinh hiện nay đã ngoài 80 tuổi, sống ở TP. Vinh (Nghệ An).
3. Nghệ An tự hào là nơi khởi nguồn đường Hồ Chí Minh, là một trong những tỉnh có quân số vào chiến trường Trường Sơn đông nhất, sớm nhất và cũng là địa phương chịu sự hi sinh, mất mát to lớn nhất. Đi qua chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường, những người lính năm xưa một thời hi sinh tuổi xuân xanh “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, nay trở về đời thường lại bộn bề với những lo toan cơm áo gạo tiền. Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, hơn 2,7 vạn cựu TNXP Đoàn 559 Nghệ An đã lại sát cánh bên nhau, cùng giúp nhau vượt qua khó khăn trên cuộc chiến mới.
Sau gần 3 năm thành lập, Hội truyền thống đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh tỉnh Nghệ An đã có những hoạt động thiết thực, góp phần giúp đỡ hội viên vượt qua khó khăn trong thời bình. Với hai mục đích chính là giáo dục truyền thống và hoạt đồng tình nghĩa, từ nhiều năm qua các Hội viên của Đoàn 559 Nghệ An đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, truyền thống Trường Sơn anh hùng, từ những hội viên đang công tác đến những hội viên đã về với cuộc sống đời thường, thường xuyên thăm hỏi, động viên. Nhiều người tham gia sản xuất kinh doanh làm giàu chính đáng, thu hút được nhiều lao động, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, tận tình giúp đỡ bạn bè, vươn lên vượt khó làm giàu. Đã có 11 điển hình trong tổng số hàng trăm hội viên cựu chiến sỹ Trường Sơn tham gia làm kinh tế được tuyên dương. Những người chiến sĩ Trường Sơn năm xưa, anh dũng trong đấu tranh nay lại xung phong đi đầu trên mặt trận kinh tế.
Trong 3 năm, Hội truyền thống Trường Sơn – Hồ Chí Minh Nghệ An tổ chức chương trình “Nghĩa tình Trường Sơn”, hỗ trợ cho 200 gia đình khó khăn, mỗi gia đình 45 triệu đồng. Trao 24 suất học bổng Vừ A Dính cho con các hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi. Tính đến nay, đã có trên 90 ngôi nhà “Nghĩa tình Trường Sơn” đã được bàn giao cho các cựu TNXP, với số tiền hơn 4,1 tỷ đồng. Những hoạt động này, đã góp phần làm ấm lòng những người lính năm xưa xả thân trên con đường hoa lửa, nay được quan tâm, giúp đỡ, đảm bảo cuộc sống bình yên giữa đời thường.
Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh là Di tích Quốc gia đặc biệt
Đường Trường Sơn được thành lập vào đúng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19-5-1959, nên còn được gọi là Đường 559. Điểm khởi đầu (thường được gọi là Cột mốc số 0) của con đường huyền thoại này nằm tại thị trấn Lạt (huyện Tân Kỳ). Từ nơi đây con đường được nối dài, mở ra với 5 trục dọc Đông và Tây Trường Sơn, 21 trục ngang liên hoàn với tổng chiều dài gần 20.000km, ngoài ra còn có tuyến đường sông dài trên 500km, đường xăng dầu với tổng chiều dài hơn 1.400km. Ngày 9/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ/TT-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt di tích lịch sử đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh đi qua các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước.
1. Tân Kỳ (Nghệ An) vinh dự là điểm xuất phát của đường cơ giới Hồ Chí Minh. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hậu phương miền Bắc XHCN đã tập kết sức người, sức của để phục vụ cho công cuộc giải phóng miền Nam. Vào tháng 5/1959, trước tình hình chiến tranh tại miền Nam diễn ra vô cùng ác liệt, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp bàn để đề ra phương án cho cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trước yêu cầu cấp bách của hoàn cảnh lịch sử, cần phải có một tuyến vận tải chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, Lào và cả Campuchia, ngày 19/5/1959, Bác Hồ đã quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược dọc dãy núi Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh ngày nay). Thượng tá Võ Bẩm, quê ở huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), nguyên Cục phó Cục Nông trường là người được Tổng quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ tổ chức "Đoàn công tác quân sự đặc biệt” làm nhiệm vụ mở đường Trường Sơn để chi viện cho chiến trường miền Nam.
Ngày 9/9/1964, có hàng vạn công binh, TNXP, nhân dân thuộc các huyện của tỉnh Nghệ Tĩnh cũ đã tập trung để khởi công đoạn đường này. Họ đã lập một kỳ tích, đào bới hàng ngàn khối đất đá, khôi phục hàng chục cầu cống, trực tiếp bắn rơi máy bay và bắt nhiều giặc lái. Tại điểm đầu thuộc địa phận thị trấn Tân Kỳ, những người mở đường năm ấy đã dùng một cây gỗ lớn và khắc thành “Cây số 0” để xác lập điểm khởi đầu của con đường. Ngày 27/11/1972, cán bộ công đoàn Đoàn 559 đã khởi công xây dựng tuyến đường Đông Trường Sơn, nối đến tận Lộc Ninh là tuyến mạch máu cung cấp hậu cần góp phần để quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà.
Cột mốc số 0, điểm khởi đầu đường Hồ Chí Minh tại Tân Kỳ.
2. Ghi nhận thành tích và chiến công của vùng đất khởi đầu tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Kỳ và 7 xã khác của toàn huyện. Đường Hồ Chí Minh đi qua 6 xã của huyện đã làm thay đổi diện mạo địa phương. Nhiều nơi đã từ mảnh đất sỏi đá khô cằn trở thành vùng đất trù phú nhờ biết khai thác lợi thế của con đường đã mở, như xã Tân Hương trở thành “vựa” cây con, cây giống không chỉ cho huyện mà còn cung cấp cho các huyện miền núi. Nghĩa Bình đang từng nước chuyển mình từ xã vùng sâu, vùng xa thành thị trấn, thị tứ.
Hôm thực hiện bài viết này, tôi may mắn được gặp gỡ Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Viết Sinh, một trong những vị Anh hùng đầu tiên của đường Trường Sơn, và là người được trao bằng kỷ lục Việt Nam "Người chiến sỹ giao liên Trường Sơn gùi thồ hàng và dẫn quân với đoạn đường dài nhất". Trong quyển “Chân trần chí thép” của Trung tá thủy quân lục chiến người Mỹ James G.Zumwalk, được xuất bản vào tháng 4/2010, khi viết về đường Hồ Chí Minh đã từng đề cập: “Trước khi xe cơ giới có thể lưu thông trên đường mòn, gùi hàng là cách thức vận tải chính yếu. Nguyễn Viết Sinh có lẽ là nhân vật minh họa rõ nhất quyết tâm của người tải hàng với mỗi lần gùi được 45-50kg. Trong vòng bốn năm với 1.089 ngày làm việc, anh đã mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng và đi qua quãng đường có tổng chiều dài 41.025km - tương đương một vòng trái đất theo đường xích đạo và mang theo một lượng hàng bằng với trọng lượng cơ thể”.
Những người lính Trường Sơn năm xưa tại Km0 Tân Kỳ.
Riêng về Anh hùng Nguyễn Viết Sinh, trong 3 năm từ 1962 đến 1964, ông đã gùi tổng cộng 34.363kg hàng hóa trên chặng đường 41.025km, cùng với đó là hàng trăm ca cáng thương binh. Với thành tích đó, ngày 1/1/1967, Nguyễn Viết Sinh được Bác Hồ ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, với quân hàm Trung sỹ. Anh hùng Nguyễn Viết Sinh hiện nay đã ngoài 80 tuổi, sống ở TP. Vinh (Nghệ An).
3. Nghệ An tự hào là nơi khởi nguồn đường Hồ Chí Minh, là một trong những tỉnh có quân số vào chiến trường Trường Sơn đông nhất, sớm nhất và cũng là địa phương chịu sự hi sinh, mất mát to lớn nhất. Đi qua chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường, những người lính năm xưa một thời hi sinh tuổi xuân xanh “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, nay trở về đời thường lại bộn bề với những lo toan cơm áo gạo tiền. Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, hơn 2,7 vạn cựu TNXP Đoàn 559 Nghệ An đã lại sát cánh bên nhau, cùng giúp nhau vượt qua khó khăn trên cuộc chiến mới.
Sau gần 3 năm thành lập, Hội truyền thống đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh tỉnh Nghệ An đã có những hoạt động thiết thực, góp phần giúp đỡ hội viên vượt qua khó khăn trong thời bình. Với hai mục đích chính là giáo dục truyền thống và hoạt đồng tình nghĩa, từ nhiều năm qua các Hội viên của Đoàn 559 Nghệ An đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, truyền thống Trường Sơn anh hùng, từ những hội viên đang công tác đến những hội viên đã về với cuộc sống đời thường, thường xuyên thăm hỏi, động viên. Nhiều người tham gia sản xuất kinh doanh làm giàu chính đáng, thu hút được nhiều lao động, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, tận tình giúp đỡ bạn bè, vươn lên vượt khó làm giàu. Đã có 11 điển hình trong tổng số hàng trăm hội viên cựu chiến sỹ Trường Sơn tham gia làm kinh tế được tuyên dương. Những người chiến sĩ Trường Sơn năm xưa, anh dũng trong đấu tranh nay lại xung phong đi đầu trên mặt trận kinh tế.
Trong 3 năm, Hội truyền thống Trường Sơn – Hồ Chí Minh Nghệ An tổ chức chương trình “Nghĩa tình Trường Sơn”, hỗ trợ cho 200 gia đình khó khăn, mỗi gia đình 45 triệu đồng. Trao 24 suất học bổng Vừ A Dính cho con các hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi. Tính đến nay, đã có trên 90 ngôi nhà “Nghĩa tình Trường Sơn” đã được bàn giao cho các cựu TNXP, với số tiền hơn 4,1 tỷ đồng. Những hoạt động này, đã góp phần làm ấm lòng những người lính năm xưa xả thân trên con đường hoa lửa, nay được quan tâm, giúp đỡ, đảm bảo cuộc sống bình yên giữa đời thường.
Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh là Di tích Quốc gia đặc biệt
Đường Trường Sơn được thành lập vào đúng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19-5-1959, nên còn được gọi là Đường 559. Điểm khởi đầu (thường được gọi là Cột mốc số 0) của con đường huyền thoại này nằm tại thị trấn Lạt (huyện Tân Kỳ). Từ nơi đây con đường được nối dài, mở ra với 5 trục dọc Đông và Tây Trường Sơn, 21 trục ngang liên hoàn với tổng chiều dài gần 20.000km, ngoài ra còn có tuyến đường sông dài trên 500km, đường xăng dầu với tổng chiều dài hơn 1.400km. Ngày 9/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ/TT-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt di tích lịch sử đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh đi qua các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước.
Theo CAND.