• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Nghệ An Diện tích trồng sắn tăng đã phá vỡ kế hoạch sản xuất

AnhXuNghe

Moderator
Staff member
Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất và chế biến sắn tại Nghệ An” do UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với các cơ quan trung ương, Viện nghiên cứu, các nhà khoa học tổ chức ngày 21.5 tại TP Vinh.

TS Nguyễn Văn Lạng - Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam cùng lãnh đạo tỉnh Nghệ An chủ trì hội thảo
Tham dự tại hội thảo có ông Huỳnh Thanh Điền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng – nguyên Thứ trưởng Bộ KH-CN, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam cùng các nhà khoa học, quản lý các Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Cục Trồng trọt, Viện Môi trường nông nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sắn tỉnh Nghệ An…

Chia sẻ tại hội thảo, đại diện tỉnh Nghệ An cho biết, tỉnh đã quy hoạch vùng nguyên liệu và xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích trồng sắn của Nghệ An đạt 18,4 ngàn ha, trong đó có gần 5 ngàn ha sắn cao sản, xếp hàng thứ 10 cả nước (chiếm 3,36% diện tích sắn của cả nước) và có 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn đặt tại hai huyện Thanh Chương và Yên Thành, công suất trung bình đạt 30 ngàn tấn/1 năm.

Tuy nhiên, việc tăng diện tích trồng sắn đã phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sản xuất, dẫn đến phá rừng, đất bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng. Thêm vào đó, người nông dân canh tác sắn phần lớn theo phương pháp quảng canh, ít đầu tư thâm canh cho nên đất trồng sắn có xu hướng thoái hóa, bạc màu, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải từ các nhà máy chế biến là những thách thức không nhỏ.

Trước vấn đề tỉnh Nghệ An đặt ra, các nhà khoa học và các nhà quản lý đã đóng góp ý kiến, thảo luận tập trung vào một số vấn đề chính, là: Tình hình phát triển nguyên liệu, chế biến, thị trường sắn của Việt Nam hiện nay; Những tiến bộ về giống và những giống sắn trồng phổ biến hiện nay, những tiến bộ trong thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản sắn; Tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ chế biến và công nghệ xử lý môi trường; Kinh nghiệm đầu tư nhà máy, công nghệ xử lý môi trường, phát triển vùng nguyên liệu của nhà đầu tư; Tiềm năng phát triển vùng nguyên liệu và quy hoạch nhà máy chế biến sắn ở Nghệ An; Một số kinh nghiệm phát triển nguyên liệu và chế biến, xuất khẩu sắn ở Nghệ An…

Được biết, cây sắn là cây lương thực xếp hàng thứ 3 sau lúa và ngô được trồng rộng rãi ở nước ta, là cây tạo ra lượng tinh bột cao nhất trong các cây lương thực, có giá trị làm lương thực, nguyên liệu công nghiệp. Việt Nam là nước xuất khẩu tinh bột sắn lớn thứ 3 thế giới, sau Indonexia và Thái Lan.

Đến năm 2013, diện tích trồng sắn của cả nước lên đến gần 548 ngàn ha, tốc độ tăng trưởng diện tích bình quân hàng năm là 6% và tăng trưởng sản lượng bình quân hàng năm là 10%. Tính tới năm 2013, cả nước có gần 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô lớn và vừa (50 – 200 tấn tinh bột sắn/ngày), trên 400 cơ sở chế biến thủ công và 6 nhà máy chế biến cồn.
Theo 1Nữa Thế Giới
 

Ads HMO

Ads HMO

Top